Câu 3. Một nhóm học sinh tìm hiểu về mối liên hệ giữa sự thay đổi nội năng của một khối khí xác định và nhiệt độ của nó. Họ đã thực hiện các nội dung sau: (I) Chuẩn bị các dụng cụ: Xilanh có pit-tông và cảm biến nhiệt độ (hình vẽ); (II) Họ cho rằng khi làm thay đổi nội năng của khối khí trong xilanh bằng cách tăng, giảm thể tích thì nhiệt độ của khối khí thay đổi; (III) Họ đã làm thí nghiệm nén khối khí trong xilanh và thu được kết quả là nhiệt độ khối khí tăng lên; (IV) Họ kết luận rằng thí nghiệm này đã chứng minh được nội dung ở (II).
a) Việc chuẩn bị xilanh có pit-tông và cảm biến nhiệt độ trong nội dung (I) là một phần của quá trình thực hiện thí nghiệm.
b) Nhận định rằng khi làm thay đổi nội năng của khối khí bằng cách thay đổi thể tích sẽ làm nhiệt độ thay đổi là giả thuyết của nhóm học sinh.
c) Việc nén khối khí trong xilanh và quan sát nhiệt độ tăng lên đủ để nhóm học sinh kết luận rằng giả thuyết của họ.
d) Trong thí nghiệm nén khối khí, nội năng của khối khí tăng là do khối khí đã nhận công từ bên ngoài tác động vào nó.
Hướng dẫn giải
|
Nội dung
|
Đúng
|
Sai
|
a
|
Việc chuẩn bị xilanh có pit-tông và cảm biến nhiệt độ trong nội dung (I) là một phần của quá trình thực hiện thí nghiệm.
|
Đ
|
|
b
|
Nhận định rằng khi làm thay đổi nội năng của khối khí bằng cách thay đổi thể tích sẽ làm nhiệt độ thay đổi là giả thuyết của nhóm học sinh.
|
Đ
|
|
c
|
Việc nén khối khí trong xilanh và quan sát nhiệt độ tăng lên đủ để nhóm học sinh kết luận rằng giả thuyết của họ.
|
|
S
|
d
|
Trong thí nghiệm nén khối khí, nội năng của khối khí tăng là do khối khí đã nhận công từ bên ngoài tác động vào nó.
|
Đ
|
|
a) ĐÚNG. Chuẩn bị dụng cụ là một bước cần thiết để thực hiện thí nghiệm. Việc có xilanh với pit-tông và cảm biến nhiệt độ giúp nhóm học sinh có các công cụ cần thiết để đo đạc và quan sát sự thay đổi nhiệt độ của khối khí khi thay đổi thể tích. Đây là một phần của kế hoạch nghiên cứu và là bước đầu tiên trong quá trình thực hiện thí nghiệm.
b) ĐÚNG. Giả thuyết là một phỏng đoán ban đầu về mối quan hệ giữa các đại lượng vật lý, trong trường hợp này là nội năng và nhiệt độ. Nhóm học sinh cho rằng nếu thay đổi nội năng của khối khí bằng cách nén hoặc giãn thể tích, thì nhiệt độ của khối khí cũng sẽ thay đổi. Đây là giả thuyết cần kiểm chứng thông qua thí nghiệm.
c) SAI. Quan sát duy nhất về việc nhiệt độ tăng khi nén khí không đủ để đưa ra kết luận chính xác rằng giả thuyết là đúng, vì điều này có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác. Để kết luận, nhóm học sinh cần thực hiện nhiều lần thí nghiệm với các điều kiện khác nhau hoặc kiểm tra thêm các yếu tố ảnh hưởng. Một thí nghiệm đơn lẻ không thể khẳng định chắc chắn mối liên hệ giữa nội năng và nhiệt độ.
d) ĐÚNG. Khi nén khí trong xilanh, pit-tông tác động lực lên khối khí, làm cho khối khí nhận công từ bên ngoài. Công này được chuyển thành nội năng, khiến nhiệt độ của khối khí tăng lên.
Câu 4. Để xác định máu trong cơ thể một bệnh nhân, bác sĩ tiêm vào máu người đó 10 cm3 một dung dịch chứa có chu kì bán rã 15 giờ với nồng độ 10-3 mol/lít.
a) Số mol đã đưa vào trong máu bệnh nhân là n = 10-5 mol.
b) Khối lượng đã đưa vào trong máu bệnh nhân là m0 = 2,4.10-4 g.
c) Sau 6 giờ lượng chất phóng xạ còn lại trong máu bệnh nhân là m = 1,8.10-4 g.
d) Sau 6 giờ người ta lấy ra 10 cm3 máu bệnh nhân và đã tìm thấy 1,5.10-8 mol của chất . Giả thiết rằng chất phóng xạ được phân bố trong toàn bộ thể tích máu bệnh nhân. Thể tích máu trong cơ thể bệnh nhân là V = 5 lít.
Hướng dẫn giải
|
Nội dung
|
Đúng
|
Sai
|
a
|
Số mol đã đưa vào trong máu bệnh nhân là n = 10-5 mol.
|
Đ
|
|
b
|
Khối lượng đã đưa vào trong máu bệnh nhân là m0 = 2,4.10-4 g.
|
Đ
|
|
c
|
Sau 6 giờ lượng chất phóng xạ còn lại trong máu bệnh nhân là m = 1,8.10-4 g.
|
Đ
|
|
d
|
Sau 6 giờ người ta lấy ra 10 cm3 máu bệnh nhân và đã tìm thấy 1,5.10-8 mol của chất . Giả thiết rằng chất phóng xạ được phân bố trong toàn bộ thể tích máu bệnh nhân. Thể tích máu trong cơ thể bệnh nhân là V = 5 lít.
|
Đ
|
|
a) ĐÚNG. Số mol đã đưa vào trong máu bệnh nhân là : .
b) ĐÚNG. Khối lượng đã đưa vào trong máu bệnh nhân là : m0 =n.M= 2,4.10-4 g.
c) ĐÚNG. Sau 6 giờ lượng chất phóng xạ còn lại trong máu bệnh nhân là :.
d) ĐÚNG. Sau 6 giờ người ta lấy ra 10 cm3 máu bệnh nhân và đã tìm thấy 1,5.10-8 mol của chất . Thể tích máu trong cơ thể bệnh nhân là