(I) Cultural diversity has long been a defining trait of human societies, and in recent years, the world has witnessed a significant surge in cultural exchanges. (II) Various factors, including globalization, migration, and technological innovations, have facilitated this intensifying interconnection among cultures. (III) Experts anticipate that by 2050, the global cultural landscape will be even more closely connected than it is today. (IV) This rapid cultural exchange offers great benefits but also presents significant challenges for societies worldwide.
A primary driver of cultural exchange is the increasing prevalence of migration. As individuals relocate across national borders in pursuit of enhanced career prospects, education, or a more secure environment, they inevitably transport their cultural customs, languages, and values. This often leads to the blending of different cultural practices, enriching the social life of the host country. Furthermore, advancements in communication technologies have revolutionized the way people disseminate and celebrate cultural distinctions. The internet, social media platforms, and accessible global travel enable individuals to immerse themselves in cultures from distant corners of the world without necessitating physical relocation.
However, cultural exchange is not without its complexities. Interactions between individuals from different cultural backgrounds can sometimes give rise to misunderstandings or value-based conflicts. For example, certain cultural practices may be at odds with local norms, resulting in social conflict. Additionally, the widespread dissemination of globalized culture, particularly Western culture, often threatens to overlook or replace indigenous traditions and heritage, leading to the erosion of unique cultural identities.
Despite these impediments, cultural exchange remains an invaluable mechanism for fostering mutual comprehension and respect among diverse communities. To ensure that cultural diversity thrives while minimizing conflict, it is essential for societies to develop inclusive policies that both honor and celebrate differences, while promoting constructive dialogue and integration. By cultivating cultural awareness and tolerance, communities can harness the wealth of diverse traditions and perspectives, ultimately creating a more harmonious and enriched global society.
Question 26. Where in paragraph 1 does the following sentence best fit?
“Over the years, people from different parts of the world have become more connected through various cultural exchanges.”
A. (I) B. (IV) C. (II) D. (III)
Giải thích:
DỊCH BÀI
Cultural diversity has long been a defining trait of human societies, and in recent years, the world has witnessed a significant surge in cultural exchanges. Various factors, including globalization, migration, and technological innovations, have facilitated this intensifying interconnection among cultures. Experts anticipate that by 2050, the global cultural landscape will be even more closely connected than it is today. This rapid cultural exchange offers great benefits but also presents significant challenges for societies worldwide.
|
Sự đa dạng văn hóa từ lâu đã là một đặc điểm nổi bật của các xã hội loài người, và trong những năm gần đây, thế giới đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể trong các trao đổi văn hóa. Các yếu tố khác nhau, bao gồm toàn cầu hóa, di cư và những đổi mới trong công nghệ, đã tạo điều kiện cho sự kết nối ngày càng tăng giữa các nền văn hóa. Các chuyên gia dự đoán rằng đến năm 2050, bức tranh văn hóa toàn cầu sẽ còn gắn kết chặt chẽ hơn so với hiện nay. Sự trao đổi văn hóa nhanh chóng này mang lại nhiều lợi ích lớn, nhưng cũng đặt ra những thách thức đáng kể cho các xã hội trên toàn thế giới.
|
A primary driver of cultural exchange is the increasing prevalence of migration. As individuals relocate across national borders in pursuit of enhanced career prospects, education, or a more secure environment, they inevitably transport their cultural customs, languages, and values. This often leads to the blending of different cultural practices, enriching the social life of the host country. Furthermore, advancements in communication technologies have revolutionized the way people disseminate and celebrate cultural distinctions. The internet, social media platforms, and accessible global travel enable individuals to immerse themselves in cultures from distant corners of the world without necessitating physical relocation.
|
Một động lực thúc đẩy chính của trao đổi văn hóa là sự phổ biến ngày càng tăng của quá trình di cư. Khi các cá nhân di chuyển xuyên biên giới quốc gia để tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp tốt hơn, giáo dục hoặc môi trường an toàn hơn, họ chắc chắn mang theo phong tục, ngôn ngữ và giá trị văn hóa của mình. Điều này thường dẫn đến sự pha trộn của các thực hành văn hóa khác nhau, làm phong phú đời sống xã hội của nước sở tại. Hơn nữa, những tiến bộ trong công nghệ truyền thông đã cách mạng hóa cách mọi người truyền bá và tôn vinh sự khác biệt văn hóa. Internet, các nền tảng mạng xã hội và du lịch toàn cầu dễ tiếp cận cho phép mọi người đắm mình trong các nền văn hóa từ những nơi xa xôi trên thế giới mà không cần phải di chuyển thực tế.
|
However, cultural exchange is not without its complexities. Interactions between individuals from different cultural backgrounds can sometimes give rise to misunderstandings or value-based conflicts. For example, certain cultural practices may be at odds with local norms, resulting in social conflict. Additionally, the widespread dissemination of globalized culture, particularly Western culture, often threatens to overlook or replace indigenous traditions and heritage, leading to the erosion of unique cultural identities.
|
Tuy nhiên, trao đổi văn hóa không phải là không có những phức tạp. Tương tác giữa các cá nhân đến từ các nền tảng văn hóa khác nhau đôi khi có thể dẫn đến hiểu lầm hoặc xung đột về giá trị. Ví dụ, một số thực hành văn hóa nhất định có thể mâu thuẫn với các chuẩn mực địa phương, dẫn đến xung đột xã hội. Ngoài ra, sự lan truyền rộng rãi của văn hóa toàn cầu hóa, đặc biệt là văn hóa phương Tây, thường có thể bỏ qua hoặc thay thế các truyền thống và di sản bản địa, dẫn đến sự mai một của các bản sắc văn hóa độc đáo.
|
Despite these impediments, cultural exchange remains an invaluable mechanism for fostering mutual comprehension and respect among diverse communities. To ensure that cultural diversity thrives while minimizing conflict, it is essential for societies to develop inclusive policies that both honor and celebrate differences, while promoting constructive dialogue and integration. By cultivating cultural awareness and tolerance, communities can harness the wealth of diverse traditions and perspectives, ultimately creating a more harmonious and enriched global society.
|
Bất chấp những trở ngại này, trao đổi văn hóa vẫn là một cơ chế vô giá để thúc đẩy sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau giữa các cộng đồng khác nhau. Để đảm bảo rằng sự đa dạng văn hóa phát triển mạnh mẽ trong khi giảm thiểu xung đột, điều cần thiết là các xã hội phải phát triển các chính sách bao trùm, những chính sách vừa tôn vinh và chấp nhận những sự khác biệt, vừa thúc đẩy đối thoại và hội nhập mang tính xây dựng. Bằng cách nuôi dưỡng nhận thức và khoan dung về văn hóa, các cộng đồng có thể khai thác sự giàu có của các truyền thống và quan điểm khác nhau, cuối cùng tạo ra một xã hội toàn cầu hài hòa và phong phú hơn.
|
Câu sau đây phù hợp nhất ở vị trí nào trong đoạn 1?
“Qua nhiều năm, con người từ các vùng khác nhau trên thế giới đã trở nên kết nối hơn thông qua các trao đổi văn hóa đa dạng.”
A. (I)
B. (IV)
C. (II)
D. (III)
Thông tin:
Cultural diversity has long been a defining trait of human societies, and in recent years, the world has witnessed a significant surge in cultural exchanges. Over the years, people from different parts of the world have become more connected through various cultural exchanges. Various factors, including globalization, migration, and technological innovations, have facilitated this intensifying interconnection among cultures. (Sự đa dạng văn hóa từ lâu đã là một đặc điểm nổi bật của các xã hội loài người, và trong những năm gần đây, thế giới đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể trong các trao đổi văn hóa. Qua nhiều năm, con người từ các vùng khác nhau trên thế giới đã trở nên kết nối hơn thông qua các trao đổi văn hóa đa dạng. Các yếu tố khác nhau, bao gồm toàn cầu hóa, di cư và những đổi mới trong công nghệ, đã tạo điều kiện cho sự kết nối ngày càng tăng giữa các nền văn hóa.)
Câu này đề cập đến việc con người từ các vùng khác nhau trên thế giới ngày càng kết nối hơn thông qua các trao đổi văn hóa, phù hợp với nội dung ở vị trí (II), nơi giải thích các yếu tố thúc đẩy sự kết nối này.
→ Chọn đáp án C
Question 27. According to paragraph 1, which of the following is NOT a reason for cultural exchange?
A. technological advancements B. globalization
C. migration D. global conflicts
Theo đoạn 1, yếu tố nào sau đây KHÔNG phải là lý do cho việc trao đổi văn hóa?
A. Những tiến bộ trong công nghệ
B. Toàn cầu hóa
C. Sự di cư
D. Những xung đột toàn cầu
Thông tin:
Various factors, including globalization, migration, and technological innovations, have facilitated this intensifying interconnection among cultures. (Các yếu tố khác nhau, bao gồm toàn cầu hóa, di cư và những đổi mới trong công nghệ, đã tạo điều kiện cho sự kết nối ngày càng tăng giữa các nền văn hóa.)
→ Chọn đáp án D
Question 28.
The phrase “distinctions” in paragraph 2 OPPOSITE in meaning to _____.
A. problems B. differences C. similarities D. influences
Từ “distinctions” ở đoạn văn 2 trái nghĩa với từ ______.
A. problem /ˈprɒbləm/ (n): vấn đề
B. difference /ˈdɪfrəns/ (n): sự khác nhau
C. similarity /ˌsɪməˈlærəti/ (n): sự giống nhau
D. influence /ˈɪnfluəns/ (n): sự ảnh hưởng
- distinction /dɪˈstɪŋkʃn/ (n): sự khác biệt >< similarity (n)
Thông tin:
Furthermore, advancements in communication technologies have revolutionized the way people disseminate and celebrate cultural distinctions. (Hơn nữa, những tiến bộ trong công nghệ truyền thông đã cách mạng hóa cách mọi người truyền bá và tôn vinh sự khác biệt văn hóa.)
→ Chọn đáp án C
Question 29. The word "they" in paragraph 2 refers to _____.
A. cultural practices B. societies C. languages D. migrants
Từ “they” ở đoạn văn 2 đề cập đến ______.
A. những thực hành văn hóa
B. những xã hội
C. những ngôn ngữ
D. những người di cư
Thông tin:
As individuals relocate across national borders in pursuit of enhanced career prospects, education, or a more secure environment, they inevitably transport their cultural customs, languages, and values. (Khi các cá nhân di chuyển xuyên biên giới quốc gia để tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp tốt hơn, giáo dục hoặc môi trường an toàn hơn, họ chắc chắn mang theo phong tục, ngôn ngữ và giá trị văn hóa của mình.)
→ Chọn đáp án D
Question 30. Which of the following best summarizes paragraph 2?
A. Migration and technology are major drivers of cultural exchange, enabling individuals to share and experience diverse cultures.
B. People migrate primarily to escape conflict, and technology helps them maintain their original cultural practices.
C. Technological advancements are the sole factor in increasing cultural exchange, without the need for migration.
D. While migration promotes the blending of cultures, technology has no role to play in the facilitation of cultural exchange.
Câu nào sau đây tóm tắt đoạn 2 đúng nhất?
A. Sự di cư và công nghệ là những yếu tố chính thúc đẩy việc trao đổi văn hóa, cho phép các cá nhân chia sẻ và trải nghiệm các nền văn hóa khác nhau. (Tóm tắt đầy đủ nội dung đoạn 2)
B. Mọi người di cư chủ yếu để trốn tránh xung đột, và công nghệ giúp họ duy trì các thực hành văn hóa gốc của mình. (Không có thông tin nói rằng mọi người di cư để tránh xung đột)
C. Tiến bộ trong công nghệ là yếu tố duy nhất tăng cường trao đổi văn hóa, không cần đến sự di cư. (Sai, tiến bộ công nghệ không phải yếu tố duy nhất)
D. Trong khi di cư thúc đẩy sự hòa trộn của các nền văn hóa, công nghệ không đóng vai trò trong việc tạo điều kiện cho việc trao đổi văn hóa. (Sai ở “công nghệ không đóng vai trò”)
Thông tin:
A primary driver of cultural exchange is the increasing prevalence of migration. As individuals relocate across national borders in pursuit of enhanced career prospects, education, or a more secure environment, they inevitably transport their cultural customs, languages, and values. This often leads to the blending of different cultural practices, enriching the social life of the host country. Furthermore, advancements in communication technologies have revolutionized the way people disseminate and celebrate cultural distinctions. The internet, social media platforms, and accessible global travel enable individuals to immerse themselves in cultures from distant corners of the world without necessitating physical relocation. (Một động lực thúc đẩy chính của trao đổi văn hóa là sự phổ biến ngày càng tăng của quá trình di cư. Khi các cá nhân di chuyển xuyên biên giới quốc gia để tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp tốt hơn, giáo dục hoặc môi trường an toàn hơn, họ chắc chắn mang theo phong tục, ngôn ngữ và giá trị văn hóa của mình. Điều này thường dẫn đến sự pha trộn của các thực hành văn hóa khác nhau, làm phong phú đời sống xã hội của nước sở tại. Hơn nữa, những tiến bộ trong công nghệ truyền thông đã cách mạng hóa cách mọi người truyền bá và tôn vinh sự khác biệt văn hóa. Internet, các nền tảng mạng xã hội và du lịch toàn cầu dễ tiếp cận cho phép mọi người đắm mình trong các nền văn hóa từ những nơi xa xôi trên thế giới mà không cần phải di chuyển thực tế.)
+ Đoạn văn này thảo luận về hai yếu tố chính thúc đẩy việc trao đổi văn hóa: di cư và tiến bộ công nghệ.
→ Chọn đáp án A
Question 31. The word “dissemination” in paragraph 3 could be best replaced by ______.
A. limit B. end C. control D. spread
Từ “dissemination” ở đoạn văn 3 có thể được thay thế bằng từ ______.
A. limit /ˈlɪmɪt/ (n): giới hạn
B. end /end/ (n): kết thúc
C. control /kənˈtrəʊl/ (n): sự kiểm soát
D. spread /spred/ (n): sự lan rộng, sự phổ biến
- dissemination /dɪˌsemɪˈneɪʃn/ (n): sự lan truyền, sự phổ biến = spread (n)
Thông tin:
Additionally, the widespread dissemination of globalized culture, particularly Western culture, often threatens to overlook or replace indigenous traditions and heritage, leading to the erosion of unique cultural identities. (Ngoài ra, sự lan truyền rộng rãi của văn hóa toàn cầu hóa, đặc biệt là văn hóa phương Tây, thường có thể bỏ qua hoặc thay thế các truyền thống và di sản bản địa, dẫn đến sự mai một của các bản sắc văn hóa độc đáo.)
→ Chọn đáp án D
Question 32. Which of the following is TRUE according to the passage?
A. Migration brings negative effects to the societies that host migrants.
B. Cultural exchange can sometimes result in the complete loss of cultural identities.
C. Globalized culture often poses a threat to indigenous traditions and heritage.
D. Misunderstandings in cultural exchange are rare and easily resolved.
Điều nào sau đây là ĐÚNG theo đoạn văn?
A. Di cư mang lại tác động tiêu cực cho các xã hội tiếp nhận người di cư.
B. Trao đổi văn hóa đôi khi có thể dẫn đến mất hoàn toàn bản sắc văn hóa.
C. Văn hóa toàn cầu hóa thường đưa ra một mối đe dọa đối với các truyền thống và di sản bản địa.
D. Hiểu lầm trong trao đổi văn hóa hiếm khi xảy ra và dễ dàng được giải quyết.
Thông tin:
+ As individuals relocate across national borders in pursuit of enhanced career prospects, education, or a more secure environment, they inevitably transport their cultural customs, languages, and values. This often leads to the blending of different cultural practices, enriching the social life of the host country. (Khi các cá nhân di chuyển xuyên biên giới quốc gia để tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp tốt hơn, giáo dục hoặc môi trường an toàn hơn, họ chắc chắn mang theo phong tục, ngôn ngữ và giá trị văn hóa của mình. Điều này thường dẫn đến sự pha trộn của các thực hành văn hóa khác nhau, làm phong phú đời sống xã hội của nước sở tại.)
→ Loại A vì không được đề cập
+ Interactions between individuals from different cultural backgrounds can sometimes give rise to misunderstandings or value-based conflicts. (Tương tác giữa các cá nhân đến từ các nền tảng văn hóa khác nhau đôi khi có thể dẫn đến hiểu lầm hoặc xung đột về giá trị.)
→ Loại D vì những hiểu lầm trong trao đổi văn hóa đôi khi có thể xảy ra, và không có thông tin nói rằng nó dễ giải quyết.
+ Additionally, the widespread dissemination of globalized culture, particularly Western culture, often threatens to overlook or replace indigenous traditions and heritage, leading to the erosion of unique cultural identities. (Ngoài ra, sự lan truyền rộng rãi của văn hóa toàn cầu hóa, đặc biệt là văn hóa phương Tây, thường có thể bỏ qua hoặc thay thế các truyền thống và di sản bản địa, dẫn đến sự mai một của các bản sắc văn hóa độc đáo.)
→ Loại B vì đoạn văn chỉ ra rằng trao đổi văn hóa có thể dẫn đến sự xói mòn các bản sắc văn hóa độc đáo, nhưng không đề cập đến việc mất hoàn toàn bản sắc văn hóa.
→ C đúng.
→ Chọn đáp án C
Question 33. Which of the following best paraphrases the underlined sentence in paragraph 4?
Despite these impediments, cultural exchange remains an invaluable mechanism for fostering mutual comprehension and respect among diverse communities.
A. Cultural exchange is difficult but necessary for creating lasting connections between diverse communities.
B. Cultural exchange is important because it helps us learn about other communities, regardless of the obstacles it faces.
C. Because of its challenges, cultural exchange is not an effective means of fostering understanding and respect between different communities.
D. Cultural exchange, despite its difficulties, is a powerful way to promote understanding and respect among different groups.
Câu nào sau đây diễn giải đúng nhất câu được gạch chân trong đoạn văn 4?
“Bất chấp những trở ngại này, trao đổi văn hóa vẫn là một cơ chế vô giá để thúc đẩy sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau giữa các cộng đồng khác nhau.”
A. Trao đổi văn hóa thì khó khăn nhưng cần thiết để tạo ra các kết nối bền vững giữa các cộng đồng khác nhau. → Sai vì câu gốc không đề cập tới các kết nối bền vững
B. Trao đổi văn hóa quan trọng vì nó giúp chúng ta học về các cộng đồng khác, bất kể những trở ngại mà nó phải đối mặt. → Chưa đủ ý so với câu gốc
C. Do những thách thức của nó, trao đổi văn hóa không phải là một phương tiện hiệu quả để thúc đẩy sự hiểu biết và tôn trọng giữa các cộng đồng khác nhau. → Trái nghĩa với câu gốc
D. Trao đổi văn hóa, mặc dù có những khó khăn, là một cách mạnh mẽ để thúc đẩy sự hiểu biết và tôn trọng giữa các nhóm người khác nhau. → Diễn đạt đúng và đầy đủ ý nghĩa câu gốc.
→ Chọn đáp án D
Question 34. Which of the following can be inferred from the passage?
A. The more people are exposed to and experience other cultures, the less they value their own cultural identity.
B. Migration and technology have made the world more interconnected, but they also pose challenges.
C. Cultural exchange is only beneficial if it does not affect local traditions.
D. Western culture is the primary cause of cultural clashes and misunderstandings globally.
Điều nào sau đây có thể được suy ra từ bài đọc?
A. Càng tiếp xúc và trải nghiệm nhiều nền văn hóa khác, con người càng ít coi trọng bản sắc văn hóa của chính mình. → Sai vì bài đọc không đề cập đến không đề cập đến mối quan hệ giữa việc trải nghiệm các nền văn hóa khác và việc coi trọng bản sắc văn hóa cá nhân.
B. Di cư và công nghệ đã làm cho thế giới trở nên kết nối hơn, nhưng chúng cũng đặt ra những thách thức.
C. Trao đổi văn hóa chỉ có lợi nếu nó không ảnh hưởng đến các truyền thống địa phương. → Sai vì bài đọc thực tế đang nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tôn trọng và hòa nhập các khác biệt văn hóa.
D. Văn hóa phương Tây là nguyên nhân chính gây ra xung đột và hiểu lầm văn hóa trên toàn cầu. → Sai vì bài đọc đề cập rằng văn hóa toàn cầu hóa, đặc biệt là văn hóa phương Tây, có thể đe dọa các truyền thống và di sản bản địa, nhưng không khẳng định đó là nguyên nhân chính gây ra xung đột và hiểu lầm văn hóa trên toàn cầu.
Thông tin:
+ A primary driver of cultural exchange is the increasing prevalence of migration. (Một động lực thúc đẩy chính của trao đổi văn hóa là sự phổ biến ngày càng tăng của quá trình di cư.)
+ Furthermore, advancements in communication technologies have revolutionized the way people disseminate and celebrate cultural distinctions. (Hơn nữa, những tiến bộ trong công nghệ truyền thông đã cách mạng hóa cách mọi người truyền bá và tôn vinh sự khác biệt văn hóa.)
+ However, cultural exchange is not without its complexities. Interactions between individuals from different cultural backgrounds can sometimes give rise to misunderstandings or value-based conflicts. (Tuy nhiên, trao đổi văn hóa không phải là không có những phức tạp. Tương tác giữa các cá nhân đến từ các nền tảng văn hóa khác nhau đôi khi có thể dẫn đến hiểu lầm hoặc xung đột về giá trị.)
→ B có thể được suy ra từ bài đọc
→ Chọn đáp án B
Question 35. Which of the following best summarises the passage?
A. Technology and migration are the main drivers of cultural clashes, undermining the benefits of cultural diversity.
B. Migration and technology boost cultural exchange but can erode traditions and increase tensions.
C. Cultural exchange, driven by migration and technology, not only offers benefits but also presents challenges to maintaining cultural identities.
D. Global cultural exchange offers opportunities to promote understanding, but it requires careful management to avoid social conflicts.
Câu nào dưới đây tóm tắt đúng nhất bài đọc?
A. Công nghệ và di cư là những động cơ chính gây ra xung đột văn hóa, làm suy yếu lợi ích của sự đa dạng văn hóa. → Sai vì bài văn không tập trung vào việc chỉ trích công nghệ và di cư là nguyên nhân chính gây ra xung đột văn hóa, làm suy yếu lợi ích của sự đa dạng văn hóa mà thảo luận về cả lợi ích và thách thức của chúng đối với trao đổi văn hóa.
B. Di cư và công nghệ thúc đẩy trao đổi văn hóa nhưng có thể làm xói mòn các truyền thống và gia tăng căng thẳng. → Sai vì đáp án phản ánh một phần nội dung của bài văn, chưa đề cập đến lợi ích của trao đổi văn hóa.
C. Trao đổi văn hóa, được thúc đẩy bởi di cư và công nghệ, không chỉ mang lại lợi ích mà còn đặt ra những thách thức trong việc duy trì bản sắc văn hóa. → Đúng vì tóm tắt đầy đủ nội dung bài văn
D. Trao đổi văn hóa toàn cầu mang lại cơ hội thúc đẩy sự hiểu biết, nhưng nó cần được quản lý cẩn thận để tránh các xung đột xã hội. → Sai vì đáp án phản ánh một phần nội dung của bài văn, không đề cập đến vai trò của di cư và công nghệ trong trao đổi văn hóa.
Tóm tắt:
+ Đoạn 1: Sự đa dạng văn hóa là đặc điểm nổi bật của xã hội loài người. Gần đây, toàn cầu hóa, di cư và đổi mới công nghệ đã thúc đẩy kết nối giữa các nền văn hóa. Các chuyên gia dự đoán rằng đến năm 2050, bức tranh văn hóa toàn cầu sẽ còn gắn kết chặt chẽ hơn hiện nay. Mặc dù sự trao đổi văn hóa nhanh chóng này mang lại nhiều lợi ích, nhưng cũng đặt ra những thách thức đáng kể cho các xã hội trên toàn thế giới.
+ Đoạn 2: Di cư và tiến bộ công nghệ truyền thông đã thúc đẩy trao đổi văn hóa, khi người di cư mang theo phong tục và giá trị của họ, làm phong phú đời sống xã hội nước sở tại. Đồng thời, internet và mạng xã hội cho phép tiếp cận các nền văn hóa khác mà không cần di chuyển.
+ Đoạn 3: Trao đổi văn hóa cũng có những phức tạp, đôi khi có thể dẫn đến hiểu lầm hoặc xung đột giá trị. Ngoài ra sự lan truyền rộng rãi của văn hóa toàn cầu hóa cũng có thể dẫn đến sự mai một của các bản sắc văn hóa độc đáo.
Đoạn 4: Mặc dù có nhiều trở ngại, trao đổi văn hóa góp phần thúc đẩy sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau giữa các cộng đồng khác nhau. Cho nên cần phải có những chính sách bao trùm, những cách nuôi dưỡng nhận thức và khoan dung về văn hóa để cuối cùng tạo ra một xã hội hài hòa và phong phú hơn.
→ Bài văn đề cập nói về sự đa dạng và trao đổi về văn hóa. Có 2 yếu tố chính dẫn đến trao đổi văn hóa là sự di cư và những tiến bộ trong công nghệ. Tuy nhiên, trong quá trình tương tác, sự khác biệt văn hóa cũng có thể gây hiểu lầm và xung đột hoặc sự mai một của các bản sắc văn hóa độc đáo, đặc biệt là với sự lan tỏa của văn hóa phương Tây. Để thúc đẩy sự hiểu biết và giảm thiểu xung đột, các xã hội cần phát triển các chính sách bao trùm, tôn vinh sự khác biệt và khuyến khích đối thoại, xây dựng sự khoan dung và hòa hợp văn hóa.
→ Chọn đáp án C