Câu 1. Với cùng một chất, quá trình chuyển thể nào sẽ làm giảm lực tương tác giữa các phân tử nhiều nhất?
A. Nóng chảy. B. Đông đặc. C. Thăng hoa. D. Ngưng tụ.
Hướng dẫn giải
Với cùng một chất, lực tương tác giữa các phân tử ở thể rắn rất mạnh, mạnh hơn lực tương tác giữa các phân tử ở thể lỏng. Lực tương tác giữa các phân tử ở thể khí (hơi) yếu nhất.
Đông đặc là quá trình chuyển thể từ lỏng sang rắn nên lực tương tác giữa các phân tử tăng.
Ngưng tụ là quá trình chuyển thể từ khí sang lỏng nên lực tương tác giữa các phân tử tăng.
Nóng chảy là quá trình chuyển thể từ rắn sang lỏng. Còn thăng hoa là quá trình chuyển thể từ rắn sang khí. Cả hai quá trình này, lực tương tác giữa các phân tử đều giảm, nhưng quá trình thăng hoa có độ giảm lực tương tác nhiều hơn.
Câu 2. Khoảng 70% bề mặt của Trái Đất được bao phủ bởi nước. Vì có ...(1)... nên lượng nước này có thể hấp thụ năng lượng nhiệt khổng lồ của năng lượng Mặt Trời mà vẫn giữ cho ...(2)... của bề mặt Trái Đất tăng không nhanh và không nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho sự sống của con người và các sinh vật khác. Khoảng trống (1) và (2) lần lượt là
A. “nhiệt độ sôi lớn”; “áp suất”.
B. “nhiệt độ sôi lớn”; “nhiệt độ”.
C. “nhiệt dung riêng lớn”; “nhiệt độ”.
D. “nhiệt dung riêng lớn”; “áp suất”.
Hướng dẫn giải
Nhiệt lượng nước thu vào để nóng lên được xác định bởi biểu thức . Do nhiệt dung riêng của nước lớn (c = 4 200 J/(kg.K)) nên để tăng nhiệt độ của nước thì cần cung cấp nhiệt lượng lớn hay nhiệt độ của nước sẽ tăng không nhanh và không nhiều.