Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Vật Lí - Đề 13 - File word có lời giải
3/17/2025 3:06:35 PM
haophamha ...

 

ĐỀ THI THỬ

CHUẨN CẤU TRÚC MINH HỌA

ĐỀ 13

(Đề thi có 04 trang)

KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025

MÔN: VẬT LÍ

Thời gian làm bài 50 phút; không kể thời gian phát đề

Họ và tên thí sinh:………………………………….

Số báo danh: ……………………………………….

Cho biết: ð = 3,14; T (K) = t (0C) + 273; R = 8,31 J/(mol.K); NA = 6,02.1023 hạt/mol. 

PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

Câu 1. Với cùng một chất, quá trình chuyển thể nào sẽ làm giảm lực tương tác giữa các phân tử nhiều nhất?

        A. Nóng chảy.        B. Đông đặc.        C. Thăng hoa.        D. Ngưng tụ.

Câu 2. Khoảng 70% bề mặt của Trái Đất được bao phủ bởi nước. Vì có ...(1)... nên lượng nước này có thể hấp thụ năng lượng nhiệt khổng lồ của năng lượng Mặt Trời mà vẫn giữ cho ...(2)... của bề mặt Trái Đất tăng không nhanh và không nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho sự sống của con người và các sinh vật khác. Khoảng trống (1) và (2) lần lượt là

        A. “nhiệt độ sôi lớn”; “áp suất”.

        B. “nhiệt độ sôi lớn”; “nhiệt độ”.

        C. “nhiệt dung riêng lớn”; “nhiệt độ”.

        D. “nhiệt dung riêng lớn”; “áp suất”.

Sử dụng các thông tin sau cho Câu 3 và Câu 4: Một tàu ngầm được dùng để nghiên cứu biển đang lặn ở độ sâu 100 m. Để tàu nổi lên, người ta mở một bình chứa khí có dung tích 50 lít, khí ở áp suất 107 Pa và nhiệt độ 27 0C để đẩy nước ra khỏi khoang chứa nước ở giữa hai lớp vỏ của tàu. Sau khi dãn nở, nhiệt độ của khí là 3 0C.

        Coi khối lượng riêng của nước biển là 1 000 kg/m3; gia tốc trọng trường là 9,81 m/s2; áp suất khí quyển là 101 325 Pa.

 

Câu 3. Để tàu nổi lên, người ta mở một bình chứa khí để đẩy nước ra khỏi khoang chứa nước. Việc làm này nhằm mục đích thay đổi thông số nào của tàu ngầm?

        A. Hướng chuyển động của tàu ngầm.        B. Tốc độ của tàu ngầm.

        C. Thể tích của tàu ngầm.                D. Khối lượng riêng của tàu ngầm.

Câu 4. Thể tích của lượng nước bị đẩy ra khỏi tàu là

        A. 510 lít.        B. 425 lít.        C. 510 m3.        D. 425 m3.

Câu 5. Phát biểu nào sau đây về nội năng là không đúng?

A. Nội năng của một vật phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích của vật.

B. Nội năng của một vật có thể bị biến đổi bằng quá trình truyền nhiệt hoặc thực hiện công.

C. Nội năng của một vật bằng tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

D. Số đo độ biến thiên nội năng trong quá trình truyền nhiệt được gọi là công.

Câu 6. Bỏ một viên nước đá 200 g ở nhiệt độ 0 0C vào 340 g nước ở 25 0C. Cho nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 3,4.105 J/kg và nhiệt dung riêng của nước là 4 200 J/kg.K. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường. Khi xảy ra sự cân bằng nhiệt thì khối lượng nước đá còn lại là

        A. 0 g.        B. 105 g.        C. 21 g.        D. 95 g.

Câu 7. Một khối khí lí tưởng biến đổi trạng thái theo chu tình như hình bên. Khẳng định nào sau đây là đúng?

        A. Quá trình biến đổi trạng thái từ (1) sang (2) là quá trình đẳng nhiệt.

        B. Thể tích khối khí ở trạng thái (2) nhỏ hơn khi ở trạng thái (1).

        C. Quá trình biến đổi trạng thái từ (2) sang (3) là quá trình đẳng tích có  và .

        D. Quá trình biến đổi trạng thái từ (3) sang (1) là quá trình đẳng nhiệt có  nên .

Câu 8. Bảng bên dưới cho biết nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của bốn chất.

Chất

Nhiệt độ nóng chảy

(0C)

Nhiệt độ sôi

(0C)

1

 210

 196

2

 39

357

3

30

2 400

4

327

1 749

        Chất nào ở thể lỏng tại 20 0C?

        A. Chất 1.        B. Chất 2.        C. Chất 3.        D. Chất 4.

Câu 9. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1)        Mọi nam châm đều có hai cực: cực âm () và cực dương (+).

(2)        Một số loài vật có thể sử dụng từ trường để tạo ra dòng điện làm tê liệt con mồi.

(3)        Khi đặt một kim la bàn gần một dây dẫn có dòng điện chạy qua, kim la bàn sẽ bị lệch so với vị trí ban đầu.

(4)        Trái Đất là một nam châm khổng lồ, cực Bắc nam châm Trái Đất chính là cực Bắc địa lí và ngược lại.

(5)        Cảm ứng từ là đại lượng đặc trưng cho từ trường về mặt năng lượng.

        A. 1.        B. 2.        C. 3.        D. 4.

Câu 10. Chọn cụm từ và công thức phù hợp để điền vào chỗ trống.

        Cảm ứng từ là một đại lượng …(1)…, đặc trưng cho từ trường về phương diện tác dụng lực. Khi một đoạn dây dẫn thẳng có chiều dài ℓ, mang dòng điện có cường độ I được đặt trong vùng từ trường có cảm ứng từ  hợp với chiều dòng điện một góc θ thì độ lớn cảm ứng từ được xác định bởi biểu thức …(2)…

        A. (1) vô hướng, (2) .        B. (1) vector, (2) .

        C. (1) vô hướng, (2) .        D. (1) vector, (2) .

Câu 11. Cho phản ứng hạt nhân:  +    + X. Hạt nhân X là

        A. alpha.                B. neutron.                C. deuteri.                D. proton.

Câu 12. Một đoạn dây thẳng dài ℓ = 0,5 m đặt trong từ trường đều sao cho dây dẫn hợp với vector cảm ứng từ  một góc . Biết dòng điện I = 10 A và dây dẫn chịu tác dụng của lực F = 4. N. Độ lớn của cảm ứng từ là

        A. 0,8..        B. .        C. 1,4..        D. 1,6..

Câu 13. Trong mạch điện xoay chiều chỉ chứa điện trở R và tụ điện có điện dung C (không đổi), điện áp giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện trong mạch biến thiên điều hòa theo thời gian. Liên hệ giữa pha điện áp và pha của dòng điện là

        A. luôn luôn cùng pha với nhau.

        B. luôn luôn ngược pha với nhau.

        C. hiệu số pha không đổi theo thời gian.

        D. luôn luôn vuông pha với nhau.

Câu 14. Tốc độ toả nhiệt trên điện trở R có cường độ dòng điện cực đại I0 được tính bằng công thức nào sau đây?

        A. 0,5.R..        B. R.        C. 2RI2.        D. 4R.

Câu 15. Một khung dây dẫn phẳng, có 200 vòng dây, quay đều trong từ trường đều với tốc độ 180 vòng/phút, sao cho trục quay của nó luôn vuông góc với đường sức từ. Biết từ thông cực đại gửi qua một vòng dây có giá trị 0,02 Wb. Suất điện động cực đại ở hai đầu khung là

        A. 6ð (V).        B. 24ð (V).        C. 6ð (mV).        D. 1,44ð (V).

Câu 16. Xét phản ứng nhiệt hạch:  +    có năng lượng tỏa ra là 3,25 MeV. Coi khối lượng mol gần bằng số khối của hạt nhân. Nếu quá trình nhiệt hạch sử dụng hết 150 g  thì tổng năng lượng thu được bằng

        A. 14,67.1025 MeV.        B. 7,34.1022 MeV.        C. 14,67.1022 MeV.        D. 7,34.1025 MeV.

Câu 17. Cường độ dòng điện xoay chiều qua một mạch điện kín có biểu thức . Trong một giây, dòng điện có độ lớn bằng không bao nhiêu lần?

        A. 50 lần.        B. 2 lần.        C. 100 lần.        D. 99 lần.

Câu 18. Treo một đoạn dây dẫn có chiều dài ℓ = 10 cm, khối lượng m = 30 g bằng hai dây mảnh, nhẹ sao cho đoạn dây dẫn nằm ngang. Biết cảm ứng từ của từ trường hướng thẳng đứng xuống dưới, có độ lớn B = 1,5 T và dòng điện chạy qua dây dẫn là I = 2 A. Lấy g = 10 m/. Bỏ qua lực từ tác dụng lên hai dây mảnh. Khi đoạn dây dẫn nằm cân bằng, góc lệch của dây treo so với phương thẳng đứng có số đo bằng

        A. 300.        B. 450.

        C. 600.        D. 350.

PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 1. Một bạn học sinh làm thí nghiệm, lấy 1,2 kg nước đá (dạng viên nhỏ) trong tủ đông nơi có nhiệt độ  18 °C để đưa vào đun trong một bình điện đun nước (bình điện) chuyên dụng có thành bằng thuỷ tỉnh có thể quan sát được bên trong như Hình I.1. Thông số kĩ thuật của bình điện được cho như Bảng I.1.

 

        Học sinh đo nhiệt độ của nước đá, nước theo thời gian và đồ thị biểu diễn như trong Hình I.2. Biết nhiệt dung riêng và nhiệt nóng chảy riêng của nước đá lần lượt là 2 100 J/(kg.K), 334 000 J/kg; nhiệt hóa hơi riêng của nước là 2,3.106 J/kg. Bình điện được cắm vào nguồn điện 220 V.

        Hiệu suất đun nước của bình điện được xem không đổi trong suốt quá trình đun. Bỏ qua sự thoát hơi nước trong quá trình đun nước.

 

        a) Nhiệt lượng khối nước đá đã nhận vào để nóng chảy hoàn toàn là 400 800 J.

        b) Hiệu suất đun nước của bình điện bằng 90,(18)%.

        c) Nhiệt dung riêng của nước được xác định từ thí nghiệm trên có giá trị bằng 4 225 J/(kg.K).

        d) Nếu bạn học sinh tiếp tục đun nước thì sau khoảng 1,85 giờ bếp tự động tắt (tính từ thời điểm nước bắt đầu sôi; nắp bình được mở trong suốt quá trình hóa hơi).

Câu 2. Một bình kín chứa 1 mol khí Helium ở áp suất 105 N/m2 ở 27 0C. Lấy  J/K.

        a) Thể tích của bình xấp xỉ bằng 15 lít.

        b) Nung nóng bình đến khi áp suất của khối khí là 5.105 N/m2. Nhiệt độ của khối khí khi đó là 1 227 0C.

        c) Sau đó, van điều áp mở ra và một lượng khí thoát ra ngoài, nhiệt độ vẫn giữ không đổi, áp suất giảm còn 4.10N/m2. Lượng khí còn lại trong bình là 0,4 mol.

        d) Động năng tịnh tiến trung bình của các phân tử khí Helium còn lại trong bình là  J.

Câu 3. Một nhóm học sinh dùng ống dây nối với điện kế nhạy có điểm 0 ở giữa để làm thí nghiệm về hiện tượng cảm ứng điện từ. Trục của ống dây và trục của nam châm đặt nằm ngang và trùng nhau.

        Họ di chuyển một thanh nam châm lại gần một đầu ống dây như hình bên. Kim của điện kế lệch sang trái.

        a) Khi thanh nam châm di chuyển lại gần ống dây, từ thông xuyên qua tiết diện ống dây thay đổi và tạo ra một suất điện động cảm ứng trong ống dây. Suất điện động cảm ứng này sinh ra dòng điện cảm ứng, làm kim của điện kế bị lệch (lệch sang trái).

        b) Để kim điện kế lệch sang phải, cần làm cho dòng điện cảm ứng có chiều ngược lại. Điều này có thể thực hiện bằng cách: di chuyển thanh nam châm ra xa ống dây thay vì lại gần, hoặc đảo cực của thanh nam châm (đưa cực Nam đến gần ống dây thay vì cực Bắc).

        c) Để số chỉ trên điện kế lớn hơn (tức là tăng cường độ dòng điện cảm ứng), cần giảm tốc độ thay đổi từ thông qua tiết diện ống dây, bằng cách: di chuyển thanh nam châm nhanh hơn; sử dụng nam châm mạnh hơn (từ trường lớn hơn); tăng số vòng dây của ống dây; …

        d) Dòng điện cảm ứng trong ống dây chỉ mất đi khi thanh nam châm nằm yên trong lòng ống dây.

Câu 4. Trong vật lý hạt nhân, máy đo bức xạ (máy đếm/ống đếm) Geiger-Muller được sử dụng rộng rãi trong việc đo số lượng hạt α,  bằng cách ứng dụng khả năng ion hoá của các tia bức xạ này.

        Số tín hiệu máy đếm được tỉ lệ thuận với số lượng hạt nhân bị phân rã.

        Xét hai máy đếm Geiger-Muller giống nhau lần lượt được chiếu xạ bởi hai mẫu chất phóng xạ  và  (mỗi hạt nhân khi phân rã chỉ phát ra một tia phóng xạ). Biết rằng các mẫu chất phóng xạ được đặt ở cùng một khoảng cách so với các máy đếm tại hai phòng khác nhau. Cho khối lượng của từng mẫu phóng xạ tại thời điểm ban đầu đều là 1,5 g.

        Lấy khối lượng của các hạt nhân gần bằng số khối của chúng; chu kì bán rã của  và  lần lượt là 138,4 ngày và 8,02 ngày.

        a) Ban đầu, số nguyên tử  có trong 1,5 g là 4,3.1021 nguyên tử.

        b) Số lượng hạt nhân  phân rã trong vòng 1 ngày đầu tiên xấp xỉ bằng 6,3.1021 hạt.

        c) Sau 1 ngày đầu tiên, máy đo bức xạ ứng với mẫu chất chứa  đếm được nhiều tín hiệu hơn.

        d) Độ phóng xạ của hạt nhân  sau 1 ngày đầu tiên xấp xỉ bằng 2,14.1019 Bq.

PHẦN III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.

Câu 1. Một viên đạn chì có khối lượng 60 g đang bay với tốc độ v0 = 180 km/h đến tấm thép. Sau khi xuyên qua tấm thép, tốc độ viên đạn giảm còn v = 36 km/h. Nếu 65% lượng nội năng của viên đạn tăng lên đã chuyển hóa thành nhiệt lượng làm nóng viên đạn thì độ tăng nhiệt độ của đạn là bao nhiêu Kelvin (K)? (làm tròn đến hàng đơn vị). Cho nhiệt dung riêng của chì là 130 J/(kg.K).

Sử dụng các thông tin sau cho Câu 2 và Câu 3: Một lượng khí Oxygen thực hiện biến đổi trạng thái theo chu trình được biểu diễn như đồ thị ở hình bên dưới. Cho ℓ; ℓ; ; khối lượng mol của nguyên tử Oxygen là 16 g/mol.

 

Câu 2. Tính nhiệt độ của khối khí ở trạng thái (3) theo đơn vị Kelvin (K) (làm tròn đến hàng đơn vị).

Câu 3. Tính trung bình của bình phương tốc độ chuyển động nhiệt của các phân tử khí Oxygen ở trạng thái (1) theo đơn vị m2/s2 (làm tròn đến hàng đơn vị).

Câu 4. Cường độ dòng điện xoay chiều qua một đoạn mạch có biểu thức  (A), trong đó, t được đo bằng giây (s). Biết rằng trong thời gian 0,1 s thì dòng điện tăng từ giá trị 0 A đến 3 A. Hãy tính tần số của dòng điện xoay chiều qua đoạn mạch.

Sử dụng các thông tin sau cho Câu 5 và Câu 6: Các nhà khoa học đã xác định được độ phóng xạ của 1g mẫu Carbon trong cơ thể sinh vật sống là 0,231 Bq. Biết rằng, trong số các đồng vị của Carbon có trong mẫu, chỉ có  là đồng vị phóng xạ với chu kì bán rã là 5 730 năm (lấy 1 năm có 365 ngày).

Câu 5. Số nguyên tử  có trong 1 g mẫu Carbon trong cơ thể sinh vật sống bằng x.1010 nguyên tử. Tìm x (làm tròn đến hàng phần trăm).

Câu 6. Vào ngày 19/9/1991, trong khi đang tìm đường vượt qua dãy Otzal Alps, hai nhà leo núi người Đức đã phát hiện thấy xác ướp người cổ được bảo quản hầu như nguyên vẹn trong băng tuyết tại Hauslabjoch, khu vực giữa biên giới Áo và Italia. Xác ướp đó được đặt tên là người băng Otzi.

        Tại thời điểm này, các nhà khoa học đã đo được độ phóng xạ của 1 g mẫu Carbon trong cơ thể người băng Otzi là 0,121 Bq. Xác định niên đại của người băng đó theo đơn vị năm (làm tròn đến hàng trăm).

 

BỘ 50 ĐỀ THI THỬ TN THPT 2025 - MÔN VẬT LÝ - THEO CẤU TRÚC MỚI CỦA ĐỀ MINH HỌA - FILE WORD ĐẦY ĐỦ CÓ LỜI GIẢI CHI TIẾT - CẬP NHẬT LIÊN TỤC

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Vật Lí - Đề MINH HỌA - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Vật Lí - Đề 01- File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Vật Lí - Đề 02- File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Vật Lí - Đề 03- File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Vật Lí - Đề 04- File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Vật Lí - Đề 05- File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Vật Lí - Đề 06 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Vật Lí - Đề 07 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Vật Lí - Đề 08 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Vật Lí - Đề 09 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Vật Lí - Đề 10 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Vật Lí - Đề 11 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Vật Lí - Đề 12 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Vật Lí - Đề 13 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Vật Lí - Đề 14 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Vật Lí - Đề 15 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Vật Lí - Đề 16 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Vật Lí - Đề 17 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Vật Lí - Đề 18 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Vật Lí - Đề 19 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Vật Lí - Đề 20 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Vật Lí - Đề 21 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Vật Lí - Đề 22 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Vật Lí - Đề 23 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Vật Lí - Đề 24 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Vật Lí - Đề 25 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Vật Lí - Đề 26 - File word có lời giải

 

HƯỚNG DẪN GIẢI

Cho biết: ð = 3,14; T (K) = t (0C) + 273; R = 8,31 J/(mol.K); NA = 6,02.1023 hạt/mol. 

PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

Câu 1. Với cùng một chất, quá trình chuyển thể nào sẽ làm giảm lực tương tác giữa các phân tử nhiều nhất?

        A. Nóng chảy.        B. Đông đặc.        C. Thăng hoa.        D. Ngưng tụ.

Hướng dẫn giải

        Với cùng một chất, lực tương tác giữa các phân tử ở thể rắn rất mạnh, mạnh hơn lực tương tác giữa các phân tử ở thể lỏng. Lực tương tác giữa các phân tử ở thể khí (hơi) yếu nhất.

        Đông đặc là quá trình chuyển thể từ lỏng sang rắn nên lực tương tác giữa các phân tử tăng.

        Ngưng tụ là quá trình chuyển thể từ khí sang lỏng nên lực tương tác giữa các phân tử tăng.

        Nóng chảy là quá trình chuyển thể từ rắn sang lỏng. Còn thăng hoa là quá trình chuyển thể từ rắn sang khí. Cả hai quá trình này, lực tương tác giữa các phân tử đều giảm, nhưng quá trình thăng hoa có độ giảm lực tương tác nhiều hơn.

Câu 2. Khoảng 70% bề mặt của Trái Đất được bao phủ bởi nước. Vì có ...(1)... nên lượng nước này có thể hấp thụ năng lượng nhiệt khổng lồ của năng lượng Mặt Trời mà vẫn giữ cho ...(2)... của bề mặt Trái Đất tăng không nhanh và không nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho sự sống của con người và các sinh vật khác. Khoảng trống (1) và (2) lần lượt là

        A. “nhiệt độ sôi lớn”; “áp suất”.

        B. “nhiệt độ sôi lớn”; “nhiệt độ”.

        C. “nhiệt dung riêng lớn”; “nhiệt độ”.

        D. “nhiệt dung riêng lớn”; “áp suất”.

Hướng dẫn giải

        Nhiệt lượng nước thu vào để nóng lên được xác định bởi biểu thức . Do nhiệt dung riêng của nước lớn (c = 4 200 J/(kg.K)) nên để tăng nhiệt độ của nước thì cần cung cấp nhiệt lượng lớn hay nhiệt độ của nước sẽ tăng không nhanh và không nhiều.

Sử dụng các thông tin sau cho Câu 3 và Câu 4: Một tàu ngầm được dùng để nghiên cứu biển đang lặn ở độ sâu 100 m. Để tàu nổi lên, người ta mở một bình chứa khí có dung tích 50 lít, khí ở áp suất 107 Pa và nhiệt độ 27 0C để đẩy nước ra khỏi khoang chứa nước ở giữa hai lớp vỏ của tàu. Sau khi dãn nở, nhiệt độ của khí là 3 0C.

        Coi khối lượng riêng của nước biển là 1 000 kg/m3; gia tốc trọng trường là 9,81 m/s2; áp suất khí quyển là 101 325 Pa.

 

Câu 3. Để tàu nổi lên, người ta mở một bình chứa khí để đẩy nước ra khỏi khoang chứa nước. Việc làm này nhằm mục đích thay đổi thông số nào của tàu ngầm?

        A. Hướng chuyển động của tàu ngầm.        B. Tốc độ của tàu ngầm.

        C. Thể tích của tàu ngầm.                D. Khối lượng riêng của tàu ngầm.

Hướng dẫn giải

        Khi đẩy nước ra khỏi khoang chứa sẽ làm tổng khối lượng (khối lượng thân tàu và khối lượng nước chứa trong tàu) của tàu ngầm giảm sẽ làm khối lượng riêng của tàu giảm ().

        Và khối lượng riêng của tàu ngầm nhỏ hơn khối lượng riêng của nước biển sẽ giúp tàu nổi lên.

(Tàu nổi khi:     ).

Câu 4. Thể tích của lượng nước bị đẩy ra khỏi tàu là

        A. 510 lít.        B. 425 lít.        C. 510 m3.        D. 425 m3.

Hướng dẫn giải

        Áp suất tác dụng lên tàu ở độ sâu 100 m:

 Pa.

        Áp dụng phương trình trạng thái khí lí tưởng, ta có:

   lít.

        Vậy thể tích lượng nước bị đẩy ra khỏi tàu là 425 lít.

Câu 5. Phát biểu nào sau đây về nội năng là không đúng?

A. Nội năng của một vật phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích của vật.

B. Nội năng của một vật có thể bị biến đổi bằng quá trình truyền nhiệt hoặc thực hiện công.

C. Nội năng của một vật bằng tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

D. Số đo độ biến thiên nội năng trong quá trình truyền nhiệt được gọi là công.

Hướng dẫn giải

        Số đo độ biến thiên nội năng trong quá trình truyền nhiệt được gọi là nhiệt lượng.

Câu 6. Bỏ một viên nước đá 200 g ở nhiệt độ 0 0C vào 340 g nước ở 25 0C. Cho nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 3,4.105 J/kg và nhiệt dung riêng của nước là 4 200 J/kg.K. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường. Khi xảy ra sự cân bằng nhiệt thì khối lượng nước đá còn lại là

        A. 0 g.        B. 105 g.        C. 21 g.        D. 95 g.

Hướng dẫn giải

        Khối lượng nước đá đã nóng chảy là:        

Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt:

  

                         

                         .

Khối lượng nước đá còn lại: 200 g – 105 g = 95 g.

Câu 7. Một khối khí lí tưởng biến đổi trạng thái theo chu tình như hình bên. Khẳng định nào sau đây là đúng?

        A. Quá trình biến đổi trạng thái từ (1) sang (2) là quá trình đẳng nhiệt.

        B. Thể tích khối khí ở trạng thái (2) nhỏ hơn khi ở trạng thái (1).

        C. Quá trình biến đổi trạng thái từ (2) sang (3) là quá trình đẳng tích có  và .

        D. Quá trình biến đổi trạng thái từ (3) sang (1) là quá trình đẳng nhiệt có  nên .

Hướng dẫn giải

        Quá trình biến đổi trạng thái từ (1) sang (2) là quá trình đẳng áp nên .

        Dựa vào đồ thị, ta có:   .

        Quá trình biến đổi trạng thái từ (2) sang (3) là quá trình đẳng tích có  nên .

        Quá trình biến đổi trạng thái từ (3) sang (1) là quá trình đẳng nhiệt có  nên .

Vẫn còn nội dung phía dưới, bạn hãy ấn nút để xem tiếp nhé...