Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Vật Lí - Đề 23 - File word có lời giải
3/17/2025 3:48:17 PM
haophamha ...

 

ĐỀ THI THỬ

CHUẨN CẤU TRÚC MINH HỌA

ĐỀ 23

(Đề thi có 04 trang)

KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025

MÔN: VẬT LÍ

Thời gian làm bài 50 phút; không kể thời gian phát đề

Họ, tên thí sinh:        

Số báo danh:        

Cho biết: ð = 3,14; T (K) = t (0C) + 273; R = 8,31 J/(mol.K); NA = 6,02.1023 hạt/mol. 

PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

Câu 1. Hình bên mô tả sơ cấu tạo bộ cảm ứng (pickup) trong ghita điện để tạo ra âm thanh. Bộ cảm ứng gồm một cuộn dây và một nam châm vĩnh cửu được đặt gần mỗi dây đàn guitar bằng kim loại có thể nhiễm từ.

        Phát biểu nào sau đây sai khi nói về nguyên lí hoạt động của bộ cảm ứng?

A. Khi gảy đàn, đoạn dây gần nam châm điện bị nhiễm từ dao động và tạo ra sự biến thiên từ thông qua cuộn dây.

B. Trong cuộn dây xuất hiện suất điện động cảm ứng khi gảy đàn. Tín hiệu điện được đưa đến bộ khuếch đại và loa tạo ra sóng âm.

C. Nam châm vĩnh cửu có vai trò góp phần làm tăng suất điện động cảm ứng gấp nhiều lần.

D. Bộ cảm ứng trong ghita điện hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.

Câu 2. Hình bên mô tả cấu tạo của loa điện động và đồ thị điện áp – thời gian của một nguồn.

 

        Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về nguyên lí hoạt động của loa điện động?

        A. Khi cho dòng điện không đổi vào hai điểm nối tín hiệu thì loa chỉ phát ra âm với một tần số không đổi.

        B. Loa điện động hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.

        C. Khi có dòng điện chạy qua cuộn dây thì nam châm vĩnh cửu sẽ dao động làm cho màng loa dao động với tần số âm.

        D. Nếu nối hai điểm nối tín hiệu điện vào loa với điện áp có đồ thị như hình trên thì tần số âm do loa phát ra xấp xỉ bằng 13 333 Hz.

Câu 3. Một vật có khối lượng 1,5 kg trượt không vận tốc ban đầu tử đỉnh xuống chân một mặt phẳng dài 20 m, nghiêng 30° so với mặt phẳng nằm ngang. Tốc độ của vật ở chân mặt phẳng nghiêng là 5 m/s. Lấy g = 10 m/s2. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với mặt phẳng nghiêng và môi trường. Độ biến thiên nội năng của vật trong quá trình chuyển động trên bằng

        A. 131,25 J.        B. 18,75 J.        C. 150 J.        D. 112,5 J.

Câu 4. Một số chất ở thể rắn như iodine, băng phiến, đá khô (CO2 ở thể rắn),… có thể chuyển trực tiếp sang …(1)… khi nó …(2)… Hiện tượng này được gọi là sự thăng hoa. Ngược lại với sự thăng hoa là sự ngưng kết. Cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống là

        A. (1) thể lỏng; (2) toả nhiệt.        B. (1) thể hơi; (2) toả nhiệt.

        C. (1) thể lỏng; (2) nhận nhiệt.        D. (1) thể hơi; (2) nhận nhiệt.

Câu 5. Hình bên dưới thể hiện một số tình huống nên và không nên làm để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện. Những tình huống không nên làm để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện được thể hiện ở

 

        A. hình a, hình d và hình f.        B. hình c, hình d và hình f.

        C. hình a, hình b, hình c và hình f.        D. hình a, hình b, hình c và hình e.

Câu 6. Trong vùng không gian có từ trường biến thiên theo thời gian thì trong vùng đó xuất hiện một điện trường xoáy. Ngược lại, trong vùng không gian có điện trường biến thiên theo thời gian thì trong vùng đó xuất hiện một từ trường biến thiên theo thời gian. Do đó, điện trường biến thiên và từ trường biến thiên theo thời gian sẽ chuyển hóa lẫn nhau và cùng tồn tại trong không gian, được gọi là …… . Quá trình lan truyền của …… trong không gian gọi là sóng điện từ.

        Cụm từ thích hợp để điền vào chỗ “……” là

        A. điện trường xoáy.        B. dao động điện.         C. trường điện từ.         D. từ trường.

Sử dụng các thông tin sau cho Câu 7 và Câu 8: Quá trình nấu rượu gạo (dung dịch ethanol) thủ công được thực hiện như sau:

        Gạo được nấu chín, để nguội, rắc men, ủ kín từ 3 đến 5 ngày thu được hỗn hợp chủ yếu gồm nước, ethanol và bã rượu.

        Đun nóng hỗn hợp trên (trong nồi chưng cất) đến nhiệt độ sôi để ethanol và nước hóa hơi và đi vào đường ống dẫn. Hỗn hợp hơi (ethanol và nước) trong đường ống được làm lạnh sẽ hóa lỏng và chảy vào bình hứng. Ta có bảng giá trị của ethanol và nước như sau:

 

Nhiệt độ sôi

(°C)

Khối lượng riêng

(kg/m3)

Nhiệt dung riêng

(J/(kg.K))

Nhiệt hóa hơi riêng

(J/kg)

Ethanol

78

789

2 440

0,9.106

Nước

100

997

4 200

2,3.106

        Giả thuyết trong quá trình nấu rượu, hỗn hợp được cung cấp nhiệt một cách đều đặn. Ethanol sôi và hóa hơi trước ở 78 °C. Sau đó đến 100 °C thì nước bắt đầu sôi và hóa hơi. Bỏ qua lượng hơi nước ban đầu trong ống dẫn. Bỏ qua sự truyền nhiệt với môi trường, ống dẫn và bình hứng. Thùng nước lạnh chứa lượng nước có thể tích 250 lít ở nhiệt độ 20 °C. Khi thu được 20 lít rượu gạo 40° (thể tích ethanol chiếm 40%), người ta đo nhiệt độ của rượu khi có cân bằng nhiệt là 45 °C. Biết nhiệt độ của ethanol khi ra khỏi thùng nước lạnh là 35 °C.

Câu 7. Nhiệt độ của nước khi ra khỏi thùng nước lạnh là

        A. 47 °C.        B. 48 °C.        C. 53 °C.        D. 54 °C.

Câu 8. Trong quá trình nấu rượu, nước trong thùng nước lạnh không được thay. Nhiệt độ của nước trong thùng nước lạnh khi thu được 20 lít rượu gạo 40° là

        A. 65 °C.        B. 60 °C.        C. 55 °C.        D. 80 °C.

Câu 9. Trạng thái của n (mol) khí lí tưởng đơn nguyên tử thay đổi theo quá trình (1)  (2)  (3) được thể hiện trên đồ thị (p,V) như hình vẽ. Biết nhiệt độ tuyệt đối của khối khí ở trạng thái (1) là T (K). Trong cả quá trình (1)  (2)  (3), nhiệt lượng mà khối khí nhận được là

        A. .        B. .

        C. .        D. .

Câu 10. Cho hệ thống như hình vẽ bên. Khi nam châm đi lên thì dòng điện cảm ứng trong khung dây có chiều như thế nào (nhìn từ trên xuống)? Khi đó, vòng dây sẽ chuyển động như thế nào?

        A. Dòng điện cảm ứng có chiều cùng chiều quay của kim đồng hồ và khung dây chuyển động đi xuống.

        B. Dòng điện cảm ứng có chiều ngược chiều quay của kim đồng hồ và khung dây chuyển động đi lên.

        C. Dòng điện cảm ứng có chiều cùng chiều quay của kim đồng hồ và khung dây chuyển động đi lên.

        D. Dòng điện cảm ứng có chiều ngược chiều quay của kim đồng hồ và khung dây chuyển động đi xuống.

Câu 11. Không khí là hỗn hợp khí có chứa oxygen chiếm 21% về khối lượng. Biết khối lượng mol của phân tử oxygen là 32 g/mol. Số phân tử oxygen có trong 1 g không khí xấp xỉ bằng

        A. 3,95.1021 phân tử.        B. 4,36.1021 phân tử.        C. 1,88.1022 phân tử.        D. 2,08.1022 phân tử.

Câu 12. Một khối khí lí tưởng thực hiện quá trình biến đổi trạng thái có nhiệt độ tăng từ 27 0C lên 87 0C, áp suất được giữ không đổi và thể tích khối khí thay đổi một lượng là 1,4 lít. Thể tích khối khí trước và sau khi tăng nhiệt độ lần lượt là

        A. 0,63 lít và 2,03 lít.        B. 2,03 lít và 3,43 lít.        C. 5,6 lít và 7 lít.        D. 7 lít và 8,4 lít.

                

Câu 13. Cho hai dây dẫn thẳng dài vô hạn, đặt song song lần lượt có dòng điện  A và  A chạy qua. Xét mặt phẳng (Oxy) vuông góc với cả hai dây dẫn và cắt hai dây dẫn lần lượt tại A và B như hình vẽ bên. Biết  cm, độ lớn cảm ứng từ tại một điểm cách dây dẫn thẳng dài một khoảng r (m) được xác định bằng biểu thức . Độ lớn cảm ứng từ do từ trường của hai dòng điện gây ra tại M (M là trung điểm AB) bằng

        

        A. 105 T.        B. 2.105 T.        C. 3.105 T.        D. 0,5.105 T.

Câu 14. Một khung dây dẫn kín có 100 vòng, mỗi vòng có diện tích 50 cm2, được đặt trong từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ 0,4 T. Cho khung dây quay đều quanh trục Ä (Ä nằm trong mặt phẳng khung dây và vuông góc với vectơ cảm ứng từ) với tốc độ 12 vòng/giây. Điện trở của khung dây là 1,6 Ù. Chọn gốc thời gian t = 0 là thời điểm vectơ cảm ứng từ cùng phương, cùng chiều với vectơ đơn vị pháp tuyến của mặt phẳng khung dây. Biểu thức cường độ dòng điện chạy trong khung dây dẫn kín đó là

        A.  A.        B.  A.

        C.  A.        D.  A.

Câu 15. Thanh kim loại dẫn điện có thể lăn không ma sát dọc theo hai đoạn dây dẫn trần không nhiễm từ và được nối vào nguồn điện tạo thành mạch điện như hình vẽ bên. Khi đóng công tắc K, thanh kim loại sẽ

        A. chuyển động về bên phải.

        B. chuyển động về bên trái.

        C. đứng yên.

        D. chuyển động lên cực bắc của nam châm.

        

Câu 16. Đồ thị ở hình bên dưới biểu diễn cường độ dòng điện xoay chiều theo thời gian.

 

Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai?

        A. Cường độ dòng điện hiệu dụng bằng  A.

        B. Chu kì của dòng điện xoay chiều là 0,02 s.

        C. Tần số góc của dòng điện xoay chiều là 100ð rad.

        D. Biểu thức cường độ dòng điện xoay chiều theo thời gian là  (A).

Câu 17. Đồng vị phóng xạ  có chu kì bán rã là 138,4 ngày. Xét một mẫu chất đang chứa hạt nhân  (tại thời điểm ban đầu). Sau bao lâu kể từ thời điểm ban đầu thì tỉ số giữa số hạt nhân  đã phân rã thành hạt nhân khác và số hạt nhân  còn lại bằng 3?

        A. 415,2 ngày.        B. 276,8 ngày.        C. 321,4 ngày.        D. 219,4 ngày.

Câu 18. Đặt một điện áp xoay chiều có giá trị cực đại là 200 V vào hai đầu một điện trở 50 Ω. Cường độ dòng điện hiệu dụng qua điện trở xấp xỉ bằng

        A. 2,8 A.        B. 4,0 A.        C. 5,6 A.        D. 2,0 A.

PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 1. Một nhân viên pha chế một mẫu trà sữa bằng cách trộn các chất lỏng lại với nhau, gồm: nước trà đen (mẫu T), nước đường nâu (mẫu D) và sữa tươi (mẫu S). Các mẫu chất lỏng này chỉ trao đổi nhiệt lẫn nhau mà không gây ra các phản ứng hóa học. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường. Nhiệt độ trước khi trộn của mẫu T, mẫu D và mẫu S lần lượt là 22 °C, 25 °C và 30 °C. Khối lượng của mẫu T, mẫu D và mẫu S lần lượt là  (kg),  (kg) và  (kg). Biết rằng:

        Khi trộn mẫu T với mẫu D với nhau thì nhiệt độ cân bằng của hệ là 24 °C.

        Khi trộn mẫu D với mẫu S với nhau thì nhiệt độ cân bằng của hệ là 28 °C.

        a) Nhiệt độ cân bằng của hệ khi trộn mẫu T với mẫu S là .

        b) Nhiệt độ cân bằng của hệ khi trộn cả ba mẫu là .

        c) Nếu nhân viên này pha thêm một mẫu sữa tươi (có khối lượng  (kg)) nữa vào hỗn hợp ba mẫu ở câu b thì nhiệt độ cân bằng của hệ lúc này là .

        d) Biết nhiệt dung riêng của nước trà đen là  J/(kg.K), khối lượng của mẫu nước trà đen là  kg. Nhiệt nóng chảy riêng của nước đá và nhiệt dung riêng của nước lần lượt là  J/kg và  J/(kg.K). Nếu nhân viên tiếp tục thêm 0,3 kg nước đá ở 0 °C vào hỗn hợp ở câu c thì khi nhiệt độ của hỗn hợp giảm còn 8 °C, lượng nước đá đã tan hoàn toàn.

Câu 2. Máy đo huyết áp hoạt động dựa trên nguyên lý đo áp suất khí trong ống dẫn. Khi nhấn nút start, máy sẽ bơm không khí (xem là khí lí tưởng) qua ống dẫn để vào vòng bít trên cánh tay và gây ra áp suất và ngắt dòng chảy của máu hoàn toàn (áp suất khí trong vòng bít đạt giá trị lớn nhất). Khi van mở ra, khí được xả ra khỏi vòng bít làm áp suất trong vòng bít giảm dần đến khi độ chênh lệch giữa áp suất khí trong vòng bít (Äp) và áp suất khí quyển bằng với huyết áp tâm thu và tạo ra âm thanh có thể nghe được giúp máy nhận biết. Sau đó, áp suất khí trong vòng bít tiếp tục giảm xuống cho đến khi âm thanh này mất đi. Ngay khi đó, độ chênh lệch giữa áp suất khí trong vòng bít và áp suất khí quyển bằng huyết áp tâm trương.

        Một người dùng máy đo huyết áp có lưu lượng khí bơm vào và xả ra là 30 cm3/s, không khí được bơm vào vòng bít có áp suất bằng áp suất khí quyển  mmHg, ở nhiệt độ 27 °C. Trong quá trình bơm và xả, nhiệt độ của khí được xem không đổi. Sau khi đo xong, kết quả hiện thị trên máy cho biết huyết áp tâm thu là 118 mmHg, huyết áp tâm trương là 78 mmHg. Trong quá trình đo, độ chênh lệch giữa áp suất khí trong vòng bít và áp suất khí quyển lúc bắt đầu bơm là 0 mmHg (thể tích khí trong vòng bít là 120 cm3, cùng nhiệt độ không khí bên ngoài) và đạt giá trị lớn nhất là 160 mmHg (thể tích khí trong vòng bít là 380 cm3). Biết 760 mmHg = 101 325 Pa và bỏ qua thể tích của ống dẫn.

        a) Áp suất của khối khí trong vòng bít đạt giá trị nhỏ nhất và lớn nhất trong quá trình đo lần lượt là 760 mmHg và 920 mmHg.

        b) Nếu không khí được bơm liên tục vào vòng bít thì để độ chênh lệch giữa áp suất khí trong vòng bít và áp suất khí quyển từ 0 mmHg đến 160 mmHg ta cần bơm khí trong 9 giây.

        c) Lượng không khí đã được bơm vào vòng bít để độ chênh lệch giữa áp suất khí trong vòng bít và áp suất khí quyển tăng từ 0 mmHg đến 160 mmHg xấp xỉ bằng 0,014 mol.

        d) Động năng tịnh tiến trung bình của các phân tử khí trong vòng bít trước khi bơm không khí vào xấp xỉ bằng 6,21.1021 J.

Câu 3. Đặt điện áp xoay chiều có biểu thức  (V) vào hai đầu một đoạn mạch. Biểu thức cường độ dòng điện tức thời chạy trong mạch là  (A).

        a) Điện áp đặt vào hai đầu đoạn mạch trễ pha hơn cường độ dòng điện trong mạch một góc  rad.

        b) Khi mắc nối tiếp một ampe kế lí tưởng vào đoạn mạch trên thì giá trị hiển thị trên ampe kế là 10 A.

        c) Khi điện áp tức thời có giá trị 220 V thì cường độ dòng điện tức thời đạt giá trị cực đại.

        d) Tổng trở của đoạn mạch có giá trị bằng 44 Ù.

Câu 4. Hình bên biểu diễn sơ đồ hoạt động của cảm biến báo khói ion hóa. Nguồn phóng xạ α Americium  được đặt giữa hai bản kim loại nối với một pin. Các hạt α được phóng ra làm ion hóa không khí giữa hai bản kim loại đặt song song và nối vào hai cực của nguồn điện, cho phép một dòng điện nhỏ chạy giữa hai bản kim loại đó và chuông báo không kêu. Nếu có khói bay vào giữa hai bản kim loại, các ion trong này sẽ kết hợp với các phân tử khói và dịch chuyển chậm hơn làm cường độ dòng điện giữa hai bản kim loại giảm đi. Khi dòng điện giảm tới mức nhất định thì cảm biến báo khói sẽ gửi tín hiệu kích hoạt đến chuông báo cháy.

        Nguồn phóng xạ α Americium  chứa trong cảm biến báo khói ion hóa có khối lượng ban đầu là 0,2025 ìg. Biết hằng số phóng xạ của  bằng . Lấy khối lượng nguyên tử xấp xỉ bằng số khối của nguyên tử tính theo đơn vị amu và 1 năm = 365 ngày.

        a) Chu kì bán rã của Americium  xấp xỉ bằng 432,2 năm.

        b) Số lượng hạt nhân Americium  ban đầu xấp xỉ bằng  hạt.

        c) Độ phóng xạ của nguồn phóng xạ α Americium  ở thời điểm ban đầu xấp xỉ bằng .

        d) Sau khi sử dụng 15 năm, độ phóng xạ của nguồn phóng xạ α Americium  trong cảm biến báo khói đã giảm xấp xỉ 0,0238 % so với độ phóng xạ của nguồn ở thời điểm ban đầu.

PHẦN III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.

Câu 1. Một nhân viên spa muốn pha nước tắm cho các bé, nhân viên này mở vòi nước nóng ở 90 °C và vòi nước lạnh ở 10 °C đồng thời chảy vào bể đã chứa sẵn 50 lít nước ở 20 °C. Biết lưu lượng của mỗi vòi là 0,25 ℓ/s. Hệ thống massage được mở liên tục trong quá trình bơm nước vào bể để tạo dòng nước, khuấy đều để nhiệt độ nước tăng đều. Bỏ qua sự truyền nhiệt với bể chứa và môi trường. Xem khối lượng riêng của nước nóng và lạnh đều bằng 997 kg/m3.

        Để thu được nước có nhiệt độ 40 °C thì nhân viên cần mở hai vòi chảy liên tục trong bao nhiêu giây?

Câu 2. Một bình hình trụ dung tích 10 lít, đặt thẳng đứng, được đậy kín bằng nắp có khối lượng 1 kg, bán kính 10 cm. Trong bình chứa khí lí tưởng ở nhiệt độ 100 °C và áp suất bằng áp suất khí quyển 10Pa. Khi nhiệt độ khối khí trong bình giảm còn 25 °C thì cần một lực tối thiểu bằng bao nhiêu newton (N) để mở nắp bình (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị)?

Lấy g = 10 m/s2.

Câu 3. Một mol khí lí tưởng thực hiện quá trình biến đổi trạng thái có nhiệt độ tăng từ 27 0C lên 87 0C, áp suất được giữ không đổi và thể tích khối khí thay đổi một lượng là 1,4 lít. Công mà khối khí đã thực hiện được trong quá trình biến đổi trạng thái này bằng bao nhiêu (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị) ?

Câu 4. Một bếp điện được dùng để đun sôi 1,5 lít nước ở nhiệt độ ban đầu là 30 °C trong 4,6 phút. Bếp được sử dụng với mạng điện dân dụng ở Việt Nam có biểu thức điện áp là  (V). Biết nhiệt dung riêng và khối lượng riêng của nước lần lượt là 4 200 J/(kg.K) và 997 kg/m3. Điện trở của bếp điện là 24,2 Ù. Hiệu suất của bếp điện là x %. Giá trị của x là bao nhiêu (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị) ?

Sử dụng các thông tin sau cho Câu 5 và Câu 6: Máy xạ trị (như hình bên) thường sử dụng nguồn phóng xạ  có chu kì bán rã là 5,3 năm. Để đáp ứng đúng các tiêu chí y học để điều trị bệnh, thiết bị sẽ bắt buộc phải bảo dưỡng để hiệu chỉnh lại chùm tia chiếu xạ trước khi độ phóng xạ giảm đi 7% và phải thay nguồn phóng xạ mới trước khi độ phóng xạ giảm đi 50%. Lấy 1 năm = 12 tháng. Biết mỗi lần bảo dưỡng không làm ảnh hưởng đến nguồn phóng xạ.

Câu 5. Khoảng thời gian tối đa phải thực hiện bảo dưỡng máy xạ trị lần tiếp theo (gọi là chu kì bảo dưỡng) theo đơn vị tháng (lấy phần nguyên) bằng bao nhiêu ?

Câu 6. Nếu thực hiện bảo dưỡng đúng lịch bảo dưỡng thì sau nhiều nhất bao nhiêu lần bảo dưỡng (với chu kì bảo dưỡng được xác định ở câu 5) thì ta cần thay nguồn phóng xạ mới?

 

BỘ 50 ĐỀ THI THỬ TN THPT 2025 - MÔN VẬT LÝ - THEO CẤU TRÚC MỚI CỦA ĐỀ MINH HỌA - FILE WORD ĐẦY ĐỦ CÓ LỜI GIẢI CHI TIẾT - CẬP NHẬT LIÊN TỤC

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Vật Lí - Đề MINH HỌA - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Vật Lí - Đề 01- File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Vật Lí - Đề 02- File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Vật Lí - Đề 03- File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Vật Lí - Đề 04- File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Vật Lí - Đề 05- File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Vật Lí - Đề 06 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Vật Lí - Đề 07 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Vật Lí - Đề 08 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Vật Lí - Đề 09 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Vật Lí - Đề 10 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Vật Lí - Đề 11 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Vật Lí - Đề 12 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Vật Lí - Đề 13 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Vật Lí - Đề 14 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Vật Lí - Đề 15 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Vật Lí - Đề 16 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Vật Lí - Đề 17 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Vật Lí - Đề 18 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Vật Lí - Đề 19 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Vật Lí - Đề 20 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Vật Lí - Đề 21 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Vật Lí - Đề 22 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Vật Lí - Đề 23 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Vật Lí - Đề 24 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Vật Lí - Đề 25 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Vật Lí - Đề 26 - File word có lời giải

 

 

HƯỚNG DẪN GIẢI

Cho biết: ð = 3,14; T (K) = t (0C) + 273; R = 8,31 J/(mol.K); NA = 6,02.1023 hạt/mol. 

PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

Câu 1. Hình bên mô tả sơ cấu tạo bộ cảm ứng (pickup) trong ghita điện để tạo ra âm thanh. Bộ cảm ứng gồm một cuộn dây và một nam châm vĩnh cửu được đặt gần mỗi dây đàn guitar bằng kim loại có thể nhiễm từ.

        Phát biểu nào sau đây sai khi nói về nguyên lí hoạt động của bộ cảm ứng?

A. Khi gảy đàn, đoạn dây gần nam châm điện bị nhiễm từ dao động và tạo ra sự biến thiên từ thông qua cuộn dây.

B. Trong cuộn dây xuất hiện suất điện động cảm ứng khi gảy đàn. Tín hiệu điện được đưa đến bộ khuếch đại và loa tạo ra sóng âm.

C. Nam châm vĩnh cửu có vai trò góp phần làm tăng suất điện động cảm ứng gấp nhiều lần.

D. Bộ cảm ứng trong ghita điện hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.

Hướng dẫn giải

        Đáp án A sai. Vì khi gảy đàn, đoạn dây gần nam châm vĩnh cửu bị nhiễm từ dao động và tạo ra sự biến thiên từ thông qua cuộn dây.

Câu 2. Hình bên mô tả cấu tạo của loa điện động và đồ thị điện áp – thời gian của một nguồn.

 

        Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về nguyên lí hoạt động của loa điện động?

        A. Khi cho dòng điện không đổi vào hai điểm nối tín hiệu thì loa chỉ phát ra âm với một tần số không đổi.

        B. Loa điện động hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.

        C. Khi có dòng điện chạy qua cuộn dây thì nam châm vĩnh cửu sẽ dao động làm cho màng loa dao động với tần số âm.

        D. Nếu nối hai điểm nối tín hiệu điện vào loa với điện áp có đồ thị như hình trên thì tần số âm do loa phát ra xấp xỉ bằng 13 333 Hz.

Hướng dẫn giải

        Đáp án A, B, C sai. Vì khi dòng điện không đổi chạy qua cuộn dây đặt trong từ trường của nam châm vĩnh cửu (đặt cố định) sẽ chịu tác dụng của lực từ làm cuộn dây chỉ dịch chuyển theo một chiều, không thể dao động nên màn loa không dao động và không thể phát ra âm thanh. Khi có dòng điện biến đổi (xoay chiều hoặc xung) chạy qua cuộn dây thì lực từ của từ trường tác dụng lên cuộn dây sẽ thay đổi cả độ lớn và chiều, làm cho cuộn dây và màn loa dao động. Màn loa dao động và phát ra âm thanh.

        Đáp án D đúng.

        Từ đồ thị điện áp – thời gian, ta xác định được chu kì, tần số của điện áp:

  .

        Vậy tần số âm do loa phát ra cũng là tần số của điện áp .

Câu 3. Một vật có khối lượng 1,5 kg trượt không vận tốc ban đầu tử đỉnh xuống chân một mặt phẳng dài 20 m, nghiêng 30° so với mặt phẳng nằm ngang. Tốc độ của vật ở chân mặt phẳng nghiêng là 5 m/s. Lấy g = 10 m/s2. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với mặt phẳng nghiêng và môi trường. Độ biến thiên nội năng của vật trong quá trình chuyển động trên bằng

        A. 131,25 J.        B. 18,75 J.        C. 150 J.        D. 112,5 J.

Hướng dẫn giải

        Chọn mốc thế năng tại chân mặt phẳng nghiêng.

        Do vật trượt phải sinh công để chống lại lực ma sát nên công của lực ma sát có độ lớn bằng độ giảm cơ năng của vật, ta có:

 

        Công của lực ma sát tác dụng lên vật làm vật nóng lên tức là làm tăng nội năng của vật, ta có:

 ()

                   J.

Câu 4. Một số chất ở thể rắn như iodine, băng phiến, đá khô (CO2 ở thể rắn),… có thể chuyển trực tiếp sang …(1)… khi nó …(2)… Hiện tượng này được gọi là sự thăng hoa. Ngược lại với sự thăng hoa là sự ngưng kết. Cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống là

        A. (1) thể lỏng; (2) toả nhiệt.        B. (1) thể hơi; (2) toả nhiệt.

        C. (1) thể lỏng; (2) nhận nhiệt.        D. (1) thể hơi; (2) nhận nhiệt.

Hướng dẫn giải

        Sự thăng hoa là quá trình chuyển từ thể rắn sang thể hơi của các chất, khi nó nhận nhiệt.

Câu 5. Hình bên dưới thể hiện một số tình huống nên và không nên làm để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện. Những tình huống không nên làm để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện được thể hiện ở

 

        A. hình a, hình d và hình f.        B. hình c, hình d và hình f.

        C. hình a, hình b, hình c và hình f.        D. hình a, hình b, hình c và hình e.

Hướng dẫn giải

        Những tình huống không nên làm để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện được thể hiện ở những hình gồm: hình a, hình b, hình c và hình e.

Câu 6. Trong vùng không gian có từ trường biến thiên theo thời gian thì trong vùng đó xuất hiện một điện trường xoáy. Ngược lại, trong vùng không gian có điện trường biến thiên theo thời gian thì trong vùng đó xuất hiện một từ trường biến thiên theo thời gian. Do đó, điện trường biến thiên và từ trường biến thiên theo thời gian sẽ chuyển hóa lẫn nhau và cùng tồn tại trong không gian, được gọi là …… . Quá trình lan truyền của …… trong không gian gọi là sóng điện từ.

        Cụm từ thích hợp để điền vào chỗ “……” là

        A. điện trường xoáy.        B. dao động điện.         C. trường điện từ.         D. từ trường.

Hướng dẫn giải

        Trong vùng không gian có từ trường biến thiên theo thời gian thì trong vùng đó xuất hiện một điện trường xoáy. Ngược lại, trong vùng không gian có điện trường biến thiên theo thời gian thì trong vùng đó xuất hiện một từ trường biến thiên theo thời gian. Do đó, điện trường biến thiên và từ trường biến thiên theo thời gian sẽ chuyển hóa lẫn nhau và cùng tồn tại trong không gian, được gọi là trường điện từ. Quá trình lan truyền của trường điện từ trong không gian gọi là sóng điện từ.

Sử dụng các thông tin sau cho Câu 7 và Câu 8: Quá trình nấu rượu gạo (dung dịch ethanol) thủ công được thực hiện như sau:

        Gạo được nấu chín, để nguội, rắc men, ủ kín từ 3 đến 5 ngày thu được hỗn hợp chủ yếu gồm nước, ethanol và bã rượu.

        Đun nóng hỗn hợp trên (trong nồi chưng cất) đến nhiệt độ sôi để ethanol và nước hóa hơi và đi vào đường ống dẫn. Hỗn hợp hơi (ethanol và nước) trong đường ống được làm lạnh sẽ hóa lỏng và chảy vào bình hứng. Ta có bảng giá trị của ethanol và nước như sau:

 

Nhiệt độ sôi

(°C)

Khối lượng riêng

(kg/m3)

Nhiệt dung riêng

(J/(kg.K))

Nhiệt hóa hơi riêng

(J/kg)

Ethanol

78

789

2 440

0,9.106

Nước

100

997

4 200

2,3.106

        Giả thuyết trong quá trình nấu rượu, hỗn hợp được cung cấp nhiệt một cách đều đặn. Ethanol sôi và hóa hơi trước ở 78 °C. Sau đó đến 100 °C thì nước bắt đầu sôi và hóa hơi. Bỏ qua lượng hơi nước ban đầu trong ống dẫn. Bỏ qua sự truyền nhiệt với môi trường, ống dẫn và bình hứng. Thùng nước lạnh chứa lượng nước có thể tích 250 lít ở nhiệt độ 20 °C. Khi thu được 20 lít rượu gạo 40° (thể tích ethanol chiếm 40%), người ta đo nhiệt độ của rượu khi có cân bằng nhiệt là 45 °C. Biết nhiệt độ của ethanol khi ra khỏi thùng nước lạnh là 35 °C.

Câu 7. Nhiệt độ của nước khi ra khỏi thùng nước lạnh là

        A. 47 °C.        B. 48 °C.        C. 53 °C.        D. 54 °C.

Hướng dẫn giải

        Khối lượng ethanol chứa trong 20 lít rượu gạo 40° là:  kg.

        Khối lượng nước chứa trong 20 lít rượu gạo 40° là:  kg.

        Xét sự trao đổi nhiệt giữa ethanol và nước, ta có:

  

                 

                 .

Câu 8. Trong quá trình nấu rượu, nước trong thùng nước lạnh không được thay. Nhiệt độ của nước trong thùng nước lạnh khi thu được 20 lít rượu gạo 40° là

        A. 65 °C.        B. 60 °C.        C. 55 °C.        D. 80 °C.

Hướng dẫn giải

        Khối lượng nước chứa trong thùng nước lạnh là:  kg.

        Xét sự trao đổi nhiệt giữa ethanol, nước (trong ống dẫn) với nước trong thùng nước lạnh, ta có:

 

 

 

 .

Câu 9. Trạng thái của n (mol) khí lí tưởng đơn nguyên tử thay đổi theo quá trình (1)  (2)  (3) được thể hiện trên đồ thị (p,V) như hình vẽ. Biết nhiệt độ tuyệt đối của khối khí ở trạng thái (1) là T (K). Trong cả quá trình (1)  (2)  (3), nhiệt lượng mà khối khí nhận được là

        A. .        B. .

        C. .        D. .

Hướng dẫn giải

        Quá trình (1) sang (2) là quá trình đẳng tích, ta có:

                     

                và khối khí không thực hiện công 

        Quá trình (2) sang (3) là quá trình đẳng áp, ta có:

                    

                và khối khí thực hiện công có độ lớn 

        Áp dụng phương trình Clapeyron cho khối khí tại trạng thái (1), ta có:

                  

        Suy ra: 

        Nội năng của khối khí ở trạng thái (1), (2), (3) lần lượt là:

                ,

                ,

                ,

        Độ biến thiên nội năng của khối khí trong quá trình (1)  (2) và (2)  (3) lần lượt là:

                  

                         

                  

                         

        Nhiệt lượng mà khối khí nhận được trong cả quá trình (1)  (2)  (3) là:

.

Câu 10. Cho hệ thống như hình vẽ bên. Khi nam châm đi lên thì dòng điện cảm ứng trong khung dây có chiều như thế nào (nhìn từ trên xuống)? Khi đó, vòng dây sẽ chuyển động như thế nào?

        A. Dòng điện cảm ứng có chiều cùng chiều quay của kim đồng hồ và khung dây chuyển động đi xuống.

        B. Dòng điện cảm ứng có chiều ngược chiều quay của kim đồng hồ và khung dây chuyển động đi lên.

        C. Dòng điện cảm ứng có chiều cùng chiều quay của kim đồng hồ và khung dây chuyển động đi lên.

        D. Dòng điện cảm ứng có chiều ngược chiều quay của kim đồng hồ và khung dây chuyển động đi xuống.

Hướng dẫn giải

        Từ trường do nam châm sinh ra có vector cảm ứng từ  như hình vẽ. Khi nam châm đi lên làm cho từ thông xuyên qua tiết diện khung dây giảm và sinh ra dòng điện cảm ứng.

        Theo định luật Lenz, từ trường do dòng điện cảm ứng sinh ra có tác dụng chống lại sự biến thiên từ thông qua khung dây, do đó, vector cảm ứng từ  của từ trường cảm ứng cùng chiều với . Khi đó, mặt nam của khung dây gần cực bắc của nam châm thẳng nên khung dây và nam châm hút nhau làm cho khung dây chuyển động đi lên.

Vẫn còn nội dung phía dưới, bạn hãy ấn nút để xem tiếp nhé...