Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Vật Lí - Đề 02- File word có lời giải
3/17/2025 2:38:51 PM
haophamha ...

 

ĐỀ THI THỬ CHUẨN CẤU TRÚC

ĐỀ 02

(Đề thi có 04 trang)

KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025

MÔN: VẬT LÍ

Thời gian làm bài 50 phút; không kể thời gian phát đề

Họ và tên thí sinh:………………………………….

Số báo danh: ……………………………………….

Cho biết:  hạt .

Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 tới câu 18, mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

Câu 1. Một bánh xe có bán kính là R = 10,0 ± 0,5 cm. Sai số tương đối của chu vi bánh xe là:

        A. 0,05%.        B. 5%.        C. 10%.        D. 25%

Câu 2. Hình vẽ minh hoạ quy tắc tổng hợp hai lực có giá song song, cùng chiều. Biết d1 = 4 cm và d2 = 10 cm. Tỉ số  bằng

 

        A. 2,5.        B. 0,4.        C. 14.         D. 6.

Câu 3. Gọi x và v lần lượt là li độ và vận tốc của một dao động điều hoà. Đồ thị nào sau đây biểu diễn đúng mối liên hệ giữa hai đại lượng trên?

 

Câu 4. Nhiệt độ của vật nào tăng lên nhiều nhất khi thả rơi bốn vật bằng nhôm, đồng, chì, gang có cùng khối lượng từ cùng một độ cao xuống đất (coi như toàn bộ độ giảm cơ năng dùng để làm nóng vật)?

        A. Vật bằng nhôm có nhiệt dung riêng 880 J/kg.K.

        B. Vật bằng đồng có nhiệt dung riêng 380 J/kg.K.

        C. Vật bằng chì có nhiệt dung riêng 120 J/kg.K.

        D. Vật bằng gang có nhiệt dung riêng 550 J/kg.K.

Câu 5. Một lượng khí đựng trong bình. Áp suất của khí sẽ biến đổi thế nào nếu thể tích bình tăng gấp ba lần, còn nhiệt độ khí giảm đi một nửa?

        A. Áp suất không đổi.        B. Áp suất tăng gấp đôi.

        C. Áp suất tăng gấp bốn lần.        D. Áp suất giảm sáu lần.

Câu 6. Cho bốn bình chứa có cùng thể tích và nhiệt độ, đựng các khí khác nhau. Khí ở bình nào có áp suất lớn nhất?

        A. Bình 1 đựng 4 g khí H2.        B. Bình 2 đựng 22 g khí CO2.

        C. Bình 3 đựng 7 g khí N2.        D. Bình 4 đựng 4 g khí O2.

Câu 7. Phát biểu nào sau đây là đúng?

        A. Từ trường sinh ra dòng điện.

        B. Từ trường có cảm ứng từ lớn sinh ra dòng điện.

        C. Từ trường luôn luôn sinh ra dòng điện.

        D. Từ trường biến đổi sinh ra dòng điện.

Câu 8. Một diện tích S đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B, góc giữa vectơ cảm ứng từ và vectơ pháp tuyến là á. Từ thông Ö qua diện tích S được tính theo công thức

        A. Ö = BS.siná.        B. Ö = BS.taná.        C. Ö = BS.cosá.        D. Ö = BS.cotaná.

Câu 9. Phóng xạ là

        A. quá trình hạt nhân nguyên tử phát ra sóng điện từ.

        B. quá trình hạt nhân nguyên tử phát ra các tia áâã.

        C. quá trình một hạt nhân không bền vững tự phát biến đổi thành hạt nhân khác kèm theo tia phóng xạ.

        D. quá trình hạt nhân nguyên tử nặng bị phá vỡ thành các hạt nhân nhẹ khi hấp thụ neutron.

Câu 10. Hình vẽ mô tả đồ thị (v – t) của bốn xe ô tô A, B, C, D. Nhận định nào sau đây là đúng?

 

        A. Xe C chuyển động đều, còn các xe còn lại là chuyển động biến đổi đều

        B. Chỉ có xe C chuyển động đều và chuyển động của xe A là biến đổi đều.

        C. Xe A và B chuyển động biến đổi đều, xe C chuyển động đều

        D. Xe D chuyển động biến đổi đều, xe C chuyển động đều

Câu 11. Một dây cáp sử dụng động cơ điện tạo ra một lực không đổi 50 N tác dụng lên vật và kéo vật đi một đoạn đường 30 m trong thời gian 1 phút. Công suất của động cơ là:

        A. 50 W.        B. 25 W.        C. 100 W.        D. 75 W.

Câu 12. Biết nhiệt nóng chảy riêng của thiếc là 0,61.105 J/kg. Nhiệt lượng cần cung cấp cho một cuộn thiếc hàn có khối lượng 800 g nóng chảy hoàn toàn ở nhiệt độ nóng chảy là

        A. 48 800 J.        B. 4 880 J.        C. 4,88.107 J.        D. 76 250 J.

Câu 13. Một vật có nhiệt độ theo thang Fahrenheit là 95 °F. Nhiệt độ của vật theo thang Kelvin (làm tròn) là

        A. 35 K.        B. 308 K.        C. 368 K.        D. 178 K.

Câu 14. Một bình chứa nitrogen ở nhiệt độ 27 °C. Cho hằng số Boltzmann là k = 1,38.10-23 J/K. Động năng tịnh tiến trung bình của một phân tử nitrogen là

        A. 6,21.10-21 J.        B. 2.1.10-21 J.        C. 5,59.10-22 J.        D. 6,21.10-20 J.

Câu 15. Một khung dây gồm 1 000 vòng, mỗi vòng có diện tích là 80 cm2. Khung dây được đặt trong từ trường đều sao cho vectơ cảm ứng từ vuông góc với vectơ đơn vị pháp tuyến của mặt phẳng vòng dây. Độ lớn cảm ứng từ là 0,8 T. Quay khung dây quanh trục quay vuông góc với vectơ cảm ứng từ thì trong khung dây xuất hiện suất điện động cảm ứng trung bình có độ lớn 6,4 V. Sau khoảng thời gian 1 s tính từ lúc khung dây bắt đầu quay, góc hợp bởi vectơ cảm ứng từ và mặt phẳng khung dây có thể nhận giá trị nào dưới đây?

        A. 90°.        B. 0°.        C. 30°.        D. 45°.

Câu 16. So với hạt nhân , hạt nhân  có nhiều hơn

        A. 44 neutron và 21 proton.        B. 23 neutron và 21 proton.

        C. 44 neutron và 23 proton.        D. 23 neutron và 23 proton.

Câu 17. Độ hụt khối của một hạt nhân 

        A. là đại lượng đặc trưng cho mức độ bền vững của hạt nhân.

        B. được xác định bằng biểu thức 

        C. càng lớn khi số khối của hạt nhân càng lớn.

        D. là đại lượng đặc trưng cho mức độ phổ biến của hạt nhân.

Câu 18. Cho phản ứng hạt nhân:  X là hạt

        A. alpha.        B. neutron.        C. deuteri.        D. proton.

Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 1. Đồ thị li độ – khoảng cách (u – x) của một sóng truyền trên mặt nước được cho bởi Hình vẽ.

 

Xét tính đúng/sai của các phát biểu dưới đây:

        a) Biên độ sóng là 10 cm.

        b) Bước sóng là 60 cm.

        c) Quãng đường mà một điểm trên mặt nước có sóng truyền qua đi được trong một chu kì sóng là 20 cm.

        d) Nếu tần số sóng là 40 Hz thì tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 36 m/s.

Câu 2. Hình vẽ mô tả kết quả thí nghiệm đo hiệu điện thế và cường độ dòng điện trên các điện trở R1 và R2.

 

Xét tính đúng/sai của các phát biểu sau đây:

        a) Giá trị điện trở R2 lớn hơn giá trị điện trở R1.

        b) Tỉ số  đo được trên từng điện trở là một hằng số.

        c) Bỏ qua sai số thì R2 = 2R1.

        d) Điện trở R2 có giá trị tăng dần khi U tăng dần.

Câu 3. Giả sử một nhiệt kế thuỷ ngân bị mất thông số vạch chia độ. Ở áp suất tiêu chuẩn, để xác định lại vị trí vạch 0 °C trên nhiệt kế thì cần đặt nhiệt kế vào đối tượng nào dưới đây? Trong mỗi phát biểu sau, em hãy chọn đúng hoặc sai.

        a) Ngăn đông của tủ lạnh.

        b) Ngọn lửa của bếp gas.

        c) Nước đá đang tan chảy.

        d) Nước sôi.

Câu 4. Trong giờ thực hành đo độ lớn cảm ứng từ bằng “cân dòng điện” với bố trí thí nghiệm được thể hiện như trong hình vẽ, một bạn học sinh thu được bảng số liệu như bảng dưới đây.

 

è = 90°; L = 0,08 m; N = 200 vòng

Lần đo

I (A)

F1 (N)

F2 (N)

F = F2 – F1 (N)

 (T)

1

0,2

0,210

0,270

   

2

0,4

0,210

0,320

   

3

0,6

0,210

0,380

   

Trung bình

       

 

Biết rằng giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của các ampe kế lần lượt là 2 A và 0,1 A. Trong mỗi phát biểu sau, em hãy chọn đúng hoặc sai.

        a) Giá trị độ lớn cảm ứng từ thu được ở các lần đo có sự khác nhau là do có sai số trong quá trình đo đạc, thu thập và xử lí số liệu.

        b) Giá trị trung bình của độ lớn cảm ứng từ thu được trong thí nghiệm này là 0,015 T (làm tròn đến 3 chữ số thập phân sau dấu phẩy).

        c) Trong quá trình điều chỉnh dòng điện, giá trị của cường độ dòng điện đọc được từ ampe kế có thể bằng 0,25 A.

        d) Sai số trung bình của độ lớn cảm ứng từ xấp xỉ 0,0001 T (làm tròn đến 4 chữ số thập phân sau dấu phẩy).

Phần III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời các câu hỏi từ 1 đến 6.

Câu 1. Một người bắt đầu cho xe máy chạy trên một đoạn đường thẳng: trong 10 giây đầu xe chạy được quãng đường 50 m, trong 10 giây tiếp theo xe chạy được 100 m. Tốc độ trung bình của xe máy trong 20 giây đầu tiên là bao nhiêu?

Câu 2. Đồ thị ở Hình vẽ biểu diễn sự phụ thuộc nhiệt độ của khối băng theo nhiệt lượng cung cấp. Dựa vào đồ thị, hãy tính khối lượng khối băng. Biết nhiệt nóng chảy riêng của băng ở 0 °C là 3,34.105 J/kg.

 

Câu 3. Một người thợ xác định nhiệt độ của một lò nung bằng cách đưa vào trong lò một miếng sắt có khối lượng 50 g. Coi thời gian nung là đủ dài và tốc độ nung chậm để miếng sắt có nhiệt độ bằng nhiệt độ lò nung. Khi đó, người thợ lấy miếng sắt ra khỏi lò nung và thả nó vào một nhiệt lượng kế có vỏ bằng thép, khối lượng 150g chứa 0,7 lít nước ở nhiệt độ 20 °C. Coi miếng sắt và nhiệt lượng kế chứa nước chỉ truyền nhiệt cho nhau. Khi cân bằng nhiệt, nhiệt độ của nước lúc này tăng lên đến 26 °C. Biết nhiệt dung riêng của sắt và thép là 460 J/kg.K, của nước là 4 180 J/kg.K. Tính nhiệt độ của lò nung.

Câu 4. Một khung dây kín có 100 vòng, mỗi vòng có diện tích là 80 dm2. Vòng dây được đặt trong từ trường đều sao cho vectơ cảm ứng từ hợp với vectơ đơn vị pháp tuyến của mặt phẳng khung dây một góc á. Độ lớn cảm ứng từ biến thiên theo thời gian như đồ thị trong Hình vẽ. Độ lớn suất điện động cảm ứng trong vòng dây có giá trị là 40 V. Góc á có giá trị là bao nhiêu?

 

Câu 5. Trong việc điều trị bệnh ung thư bằng phương pháp xạ trị hiện nay, người ta thường sử dụng máy gia tốc hạt trong việc tạo ra các hạt mang năng lượng cao để bắn phá các tế bào ung thư. Tuy nhiên, trước khi máy gia tốc hạt ra đời thì việc điều trị ung thư trong các bệnh viện trước đây lại sử dụng một nguồn phát ra tia gamma như đồng vị phóng xạ  (có chu kì bán rã là 5,27 năm, mỗi năm xem như có 365 ngày). Các tia gamma phát ra từ quá trình phóng xạ của  được sử dụng để tiêu diệt tế bào ung thư. Hãy tính số lượng hạt nhân chứa trong một nguồn phóng xạ có hoạt độ phóng xạ là 5800 Ci tại bệnh viện.

Câu 6. Năng lượng của Mặt Trời và các ngôi sao trong vũ trụ đều có nguồn gốc từ các phản ứng nhiệt hạch, bắt đầu từ việc đốt cháy hydrogen để tạo thành helium (được gọi là chu trình proton – proton). Xét một ngôi sao đã đốt cháy hoàn toàn hydrogen thành helium và coi rằng các hạt nhân helium tạo thành đều tham gia vào quá trình ba – alpha theo phương trình:  Nếu khối lượng của ngôi sao vào thời điểm đó là 4.1030 kg (khi tất cả hạt nhân trong ngôi sao đều là helium) và công suất toả nhiệt của ngôi sao là 3,8.1030 W thì sau bao lâu toàn bộ hạt nhân  chuyển hoá hoàn toàn thành ? Cho biết số Avogadro là NA ≈ 6,022.1023 mol-1.

Vẫn còn nội dung phía dưới, bạn hãy ấn nút để xem tiếp nhé...