landothi26022001 5/4/2025 2:38:43 PM

Câu 15.  Để xác định một phản ứng đạt trạng thái cân bằng hay chưa và dự đoán chiều của phản ứng người ta thường sử dụng thương số phản ứng (Q).

Ví dụ cho phương trình: a A + b B c C

Thương số phản ứng  với giá trị nồng độ là nồng độ ban đầu của các chất.

∙        QC = KC: phản ứng cân bằng

∙        QC < KC: phản ứng chưa cân bằng, chuyển dịch theo chiều thuận

∙        QC > KC: phản ứng chưa cân bằng, chuyển dịch theo chiều nghịch

Biểu thức Q được tính theo nồng độ các chất ở điều kiện bất kì như sau:

Cho cân bằng sau: N2 + 3H2  2NH3              KC = 64

Một bình có thể tích 1L chứa đầy 0,28 mol N2, 0,16 mol H2 và 0,54 mol NH3. Phát biểu nào sau đây về trạng thái và sự thay đổi áp suất của hệ trên là đúng?

A. Hệ đạt trạng cân bằng và áp suất hệ không thay đổi.

B. Hệ đạt trạng cân bằng và đang chuyển dịch theo chiều thuận làm giảm áp suất của hệ.

C. Hệ chưa đạt trạng thái cân bằng và chuyển dịch theo chiều thuận làm tăng áp suất của hệ.

D. Hệ chưa đạt trạng thái cân bằng và chuyển dịch theo chiều thuận làm giảm áp suất của hệ.

Câu 16.  Một phản ứng khi dùng thêm xúc tác thì xảy ra nhanh hơn. Giản đồ năng lượng của phản ứng trên khi có dùng xúc tác và không dùng xúc tác (ở điều kiện chuẩn) được cho như hình dưới đây?

Phát biểu nào sau đây là đúng ?

A. Giản đồ (a) là của phản ứng khi có dùng xúc tác.

B. Phản ứng trên là phản ứng thu nhiệt.

C. Năng lượng hoạt hóa của phản ứng khi không dùng xúc tác có giá trị là y và y > 0.

D. Chất xúc tác có vai trò là làm tăng năng lượng hoạt hóa của phản ứng.

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 36 - File word có lời giải