Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 36 - File word có lời giải
5/4/2025 9:21:32 AM
haophamha ...

 

ĐỀ THI THỬ

CHUẨN CẤU TRÚC MINH HỌA

ĐỀ 36

(Đề thi có 04 trang)

KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025

MÔN: HÓA HỌC

Thời gian làm bài 50 phút; không kể thời gian phát đề

Họ, tên thí sinh: .....................................................................

Số  báo  danh: ..........................................................................

Cho biết nguyên tử khối: H = 1, C = 12, N = 14, O = 16, Na = 23, Mg = 24, Al = 27, S = 32, K = 39,              

 Ca = 40, Fe = 56, Cu = 64, Zn = 65, Ag = 108.

PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18 . Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

Câu 1. Trong phức chất, liên kết hoá học giữa nguyên tử trung tâm M và phối tử L là liên kết nào sau đây?

        A. Liên kết ion.        B. Liên kết hydrogen.        C. Liên kết kim loại.        D. Liên kết cho- nhận

Câu 2.  Nguyên tắc làm mềm nước cứng là làm giảm nồng độ của các ion nào sau đây?

        A. Ion sulfate và ion chloride.        B. Ion nitrate và ion hydrogencarbonate.

        C. Ion magnesium và ion calcium.        D. Ion sodium và ion potassium.

Câu 3.  Cho công thức cấu tạo của tetrathionic acid (H2S4O6) như sau:

Số oxi hóa của nguyên tử sulfur được đánh dấu (*) trong tetrathionic acid là

        A. +2.        B. +4.        C. +5.        D. +6

Câu 4.  Nhúng thanh kim loại X vào dung dịch Y(NO3)2, sau một thời gian, thấy dung dịch nó có màu xanh và có kết tủa màu đỏ bám ngoài thanh X. Kim loại X và Y lần lượt là

        A. Cu và Fe.        B. Fe và Cu.        C. Cu và Ag.        D. Fe và Ag.

Câu 5.  Nhúng dây kim loại platinum vào ống nghiệm chứa dung dịch NaCl bão hoà rồi hơ nóng đầu dây trên ngọn lửa đèn khí sẽ thấy ngọn lửa có màu

        A. đỏ tía.        B. đỏ cam.        C. tím nhạt.        D. vàng.

Câu 6.  Các nguyên tố nào sau đây thường được dùng để chế tạo nam châm điện?

        A. Cobalt và chromium.        B. Sắt và cobalt.

        C. Nickel và manganese.        D. Sắt và chromium.

Câu 7.  Trong dung dịch thuốc thử Tollens, phức Ag[(NH3)2]OH phân li như sau:

Ag[(NH3)2]OH Ag[(NH3)2]+ + OH-

Cation cầu nội Ag[(NH3)2]+ quyết định tính chất của thuốc thử Tollens. Phối tử của cầu nội Ag[(NH3)2]+ là

        A. Ag+.        B. NH3+.        C. NH3.        D. Ag.

Câu 8.  X, Y, Z, T là 4 phân tử hydrogen halide ở dạng khí. Cho đồ thị miêu tả mối quan hệ giữa năng lượng liên kết và độ dài liên kết của các liên kết hóa học trong phân tử như sau:

Các chất X, Y, Z, T lần lượt là

        A. HF, HCl, HBr, HI        B. HI, HBr, HCl, HF        C. HCl, HF, HBr, HI        D. HI, HBr, HF, HCl

Câu 9.  Thủy phân tripeptide Y mạch hở thu được glycine, alanine và valine. Bằng các thí nghiệm khác đã xác định được Y có amino acid đầu C là valine, amino acid đầu N là glycine. Công thức cấu tạo của Y là

        A. Ala-Gly-Val.        B. Gly-Ala-Val.        C. Val-Gly-Ala.        D. Val-Ala-Gly.

Câu 10.  Cellulose không có tính chất nào sau đây?

A. Bị thủy phân trong dung dịch acid hoặc enzyme.

B. Phản ứng với nitric acid đặc (xúc tác sulfuric acid đặc)

C. Tan trong nước Schweizer.

D. Phản ứng với thuốc thử Tollens.

Câu 11.  Cho các phát biểu sau:

(a) Cao su thiên nhiên chứa các mắt xích isoprene, liên kết đôi trong mạch đều ở dạng cis.

(b) Thủy phân không hoàn toàn tripeptide Ala-Gly-Ala thu được tối đa 2 dipeptide.

(c) Keo dán epoxy có thành phần chính là chất hữu cơ có nhóm –COOH và -NH2 ở hai đầu.

(d) Tách tinh dầu từ hỗn hợp tinh dầu và nước bằng dung môi hexane là phương pháp chiết lỏng - lỏng.

Số phát biểu đúng là

        A. 1.        B. 3.        C. 4.        D. 2.

Câu 12.  Sáp ong do ong thợ tiết ra, xây dựng thành tổ ong để lưu trữ mật ong và bảo vệ ấu trùng. Sáp ong có thành phần chính là triacontanyl palmitate (C15H31COOC30H61). Ester này thuộc loại

        A. không no, đa chức.        B. không no, đơn chức.

        C. no, đơn chức.        D. no, đa chức.

Câu 13.  Nylon-6,6 là polymer được điều chế từ phản ứng trùng ngưng giữa hexamethylenediamine và adipic acid. Trong cấu trúc của polymer này, các nhóm -NH- và -CO- liên tiếp ở dọc mạch chính, giúp các chuỗi polymer liên kết chặt với nhau. Nhờ vậy, nylon-6,6 có độ bền cơ học và nhiệt tốt, thường dùng trong dệt may và sản xuất nhựa kỹ thuật. Phát biểu nào sau đây đúng về nylon-6,6?

A. Nylon-6,6 là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng từ các monomer đa chức.

B. Nylon-6,6 không có liên kết hydrogen nên kém bền với nhiệt.

C. Nylon-6,6 là polymer tổng hợp có chứa liên kết peptide.

D. Nylon-6,6 có thể tan trong nước nóng và phân hủy dễ dàng.

Câu 14.  Có 4 chất có công thức như sau: X (CH3CH2OH, M=46), Y(HCOOH, M=46), Z(CH3CH2CH3, M=44), T(CH3CH2NH2, M=45). Cho các phát biểu sau:

(a) Trong bốn chất thì X có khả năng tạo liên kết hydrogen liên phân tử với nước mạnh nhất.

(b) Chất Y có nhiệt độ sôi cao nhất trong 4 chất.

(c) Chỉ có chất Y khi tan trong nước cho môi trường acid, còn các chất còn lại khi tan trong nước sẽ cho môi trường trung tính.

(d) Cho X và Y phản ứng với nhau, có mặt một lượng nhỏ sulfuric acdi đặc thì cho sản phẩm có mùi thơm.

(e) Áp suất hơi phản ánh khả năng bay hơi của một chất. Trong 4 chất thì Z có áp suất hơi cao nhất ở nhiệt độ và áp suất phòng.

Số phát biểu đúng là

        A. 2.        B. 3.        C. 4.        D.                         

Câu 15.  Để xác định một phản ứng đạt trạng thái cân bằng hay chưa và dự đoán chiều của phản ứng người ta thường sử dụng thương số phản ứng (Q).

Ví dụ cho phương trình: a A + b B c C

Thương số phản ứng  với giá trị nồng độ là nồng độ ban đầu của các chất.

∙        QC = KC: phản ứng cân bằng

∙        QC < KC: phản ứng chưa cân bằng, chuyển dịch theo chiều thuận

∙        QC > KC: phản ứng chưa cân bằng, chuyển dịch theo chiều nghịch

Biểu thức Q được tính theo nồng độ các chất ở điều kiện bất kì như sau:

Cho cân bằng sau: N2 + 3H2  2NH3              KC = 64

Một bình có thể tích 1L chứa đầy 0,28 mol N2, 0,16 mol H2 và 0,54 mol NH3. Phát biểu nào sau đây về trạng thái và sự thay đổi áp suất của hệ trên là đúng?

A. Hệ đạt trạng cân bằng và áp suất hệ không thay đổi.

B. Hệ đạt trạng cân bằng và đang chuyển dịch theo chiều thuận làm giảm áp suất của hệ.

C. Hệ chưa đạt trạng thái cân bằng và chuyển dịch theo chiều thuận làm tăng áp suất của hệ.

D. Hệ chưa đạt trạng thái cân bằng và chuyển dịch theo chiều thuận làm giảm áp suất của hệ.

Câu 16.  Một phản ứng khi dùng thêm xúc tác thì xảy ra nhanh hơn. Giản đồ năng lượng của phản ứng trên khi có dùng xúc tác và không dùng xúc tác (ở điều kiện chuẩn) được cho như hình dưới đây?

Phát biểu nào sau đây là đúng ?

A. Giản đồ (a) là của phản ứng khi có dùng xúc tác.

B. Phản ứng trên là phản ứng thu nhiệt.

C. Năng lượng hoạt hóa của phản ứng khi không dùng xúc tác có giá trị là y và y > 0.

D. Chất xúc tác có vai trò là làm tăng năng lượng hoạt hóa của phản ứng.

Câu 17.  Năm 2024, trong chương trình “Đường lên đỉnh Olympia” đã đưa ra một câu hỏi về hai

chất menthone và menthol (có trong tinh dầu bạc hà) có công thức cấu tạo cho dưới đây:

Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Phổ hồng ngoại (IR) của menthol có vùng hấp thụ khoảng 1700 ± 50 cm–1.

B. Có thể oxi hóa methone bằng NaBH4 hoặc LiAlH4 thu được menthol.

C. Phân tử menthone và menthol khác nhau 2 nguyên tử hydrogen.

D. Menthol thuộc loại hợp chất phenol.

Câu 18.  Bệnh bướu cổ là tình trạng lớn lên bất thường của tuyến giáp liên quan tới homon tireoglubulin. Tireoglubulin là protein cao phân tử (M = 600000g/mol) có thành phần của Tirozksin chứa 4 nguyên tử iodine.

Cho các phát biểu sau về tirozin:

(a) Bổ sung muối iodine là bổ sung muối ăn trộn I2.

(b) Số nguyên tử carbon của Tirozksin là 15.

(c) Tirozksin là hợp chất hữu cơ tạp chức.

(d) Độ bất bão hòa của Tirozksin là 7.

(e) Ở điều kiện thường, Tirozksin có thể tác dụng với NaOH và HCl.

Số phát biểu đúng là

        A. 5.        B. 3.        C. 4.        D. 2.

PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 1. Cho phản ứng tách nước của ethanol (có xúc tác Al2O3 ở nhiệt độ cao > 500 K) như sau:

C2H5OH(g)C2H4 (g) + H2O(g)

Nếu phản ứng thực hiện trong một bình kín, tổng áp suất khí trong bình đo được tại các thời điểm khác nhau

thể hiện ở đồ thị sau đây:

Cho biết công thức tính vận tốc tức thời của phản ứng trên là và 

Cho các phát biểu sau:

a. Thời gian để lượng ethanol giảm đi một nửa so với ban đầu là 160 giây.

b. Hằng số tốc độ của phản ứng là 15 mmHg/giây.

c. Ở giây thức 40, tốc độ tạo thành của C2H4 là 1,5 mmHg/giây. 

d. Khi thời gian phản ứng là 50 giây thì áp suất riêng của ethanol là 405 mmHg/giây.

Câu 2.  Dầu diesel sinh học là một trong những nguồn năng lượng bền vững có tiềm năng phát triển để thay thế dầu mỏ. Nó có thể được sử dụng làm nhiên liệu trực tiếp hoặc trộn với dầu diesel hóa dầu. Biodiesel là este monoalkyl của acid béo và có thể thu được từ dầu ăn và chất béo thải thông qua phản ứng trao đổi ester, như sau: Phản ứng trao đổi ester có thể được thực hiện bằng xúc tác kiếm hoặc enzyme. Người ta thường dùng nó để chế tạo nhiên liệu sinh học.

 

Thực hiện điều chế biodiesel trong phòng thí nghiệm như sau: Hòa tan 0,12 gam potassium hydroxide trong 3 mL methanol (khoảng 0,074 mol) rồi cho vào ống nghiệm, sau đó thêm 12 mL dầu ăn thải (khoảng 0,012 mol), trộn đều và đun nóng để hoàn tất phản ứng. Phương trình phản ứng như sau:

        Cho biết thành phần chính của dầu diesel từ dầu mỏ là alkane mạch thẳng, alkane vòng hoặc hydrocacbon thơm chứa 15 đến 20 nguyên tử carbon.

Cho các phát biểu sau:

a. Biodiesel có liên kết đôi C=C không no có thể tham gia quá trình hydrogen hóa.

b. Biodiesel là một hợp chất hữu cơ có tính acid.

c. Lượng glycerol thu được sau phản ứng là 1,1 gam (cho phép làm tròn đáp án đến hàng phần mười).

d. Hàm lượng nguyên tử oxygen của biodiesel cao hơn so với dầu diesel từ dầu mỏ (xét cùng 1 mol chất).

Câu 3. Để khám phá tính chất của Cu, người ta tiến hành thì nghiệm sau đây:

Thí nghiệm 1: Lấy một lượng bột đồng thích hợp cho vào ống nghiệm chứa dung dịch FeCl3 màu vàng nâu 0,1M. Sau khi phản ứng xảy ra, dung dịch chuyển sang màu xanh, cho thấy CuCl2 được tạo thành. Sau 2 ngày, dung dịch chuyển sang màu xanh nhạt và xuất hiện kết tủa màu trắng. Sau khi kiểm tra, thấy kết tủa màu trắng là CuCl.

Thí nghiệm 2: Cho dung dịch màu xanh lam trong suốt ở thí nghiệm 1 vào ống nghiệm, nhỏ dung dịch KSCN 0,10M vào ống nghiệm, dung dịch lập tức chuyển sang màu đỏ và xuất hiện kết tủa màu trắng. Lắc ống nghiệm, màu đỏ dần mất đi và kết tủa trắng tăng lên. Sau khi thử nghiệm, người ta phát hiện kết tủa màu trắng đó chính là CuSCN.

Thí nghiệm 3: Nhỏ dung dịch KSCN 0,10 M vào ống nghiệm chứa 2 mL dung dịch CuSO4 0,1 M, không thấy có kết tủa trắng xuất hiện.

Cho biết rằng CuCl và CuSCN đều là chất rắn màu trắng, ít tan trong nước. Cho các phát biểu sau:

a. Các phản ứng xảy ra trong thí nghiệm 1 là: Cu + 2 Fe3+Cu2+ + 2 Fe2+ 

                                                                          Cu + Cu2++ 2Cl-2CuCl

b. Dung dịch màu đỏ trong thí nghiệm 2 là do phản ứng của Fe và SCN- tạo ra [Fe(SCN)]+ 

c. Lý do tại sao màu đỏ dần phai trong thí nghiệm 2 là do Fe3+ đã tham gia hết.

d. Dựa trên kết quả của thí nghiệm 3, có thể suy ra rằng kết tủa trắng trong thí nghiệm 2 không phải được tạo ra bởi phản ứng của Cu2+ và SCN-.

Câu 4. Trong công nghiệp, sodium hydrogencarbonate (baking soda) và sodium carbonate (soda) được sản xuất bằng phương pháp Solvay từ nguyên liệu chính là đá vôi, muối ăn, ammonia và nước.

Quá trình Solvay sản xuất soda gồm hai giai đoạn chính

Giai đoạn tạo NaHCO3:  CO2(aq) + H2O(l) + NH3(aq) + NaCl(aq) NH4Cl(aq) + NaHCO3(s)  (1)

Giai đoạn tạo Na2CO3:  2NaHCO3(s) Na2CO3(s)  + CO2(g)  + H2O(g)          (2)

Cho các phát biểu sau:

a, Phương pháp Solvay được gọi là phương pháp tuần hoàn amonia vì phương pháp này có sự quay vòng các sản phẩm trung gian (như CO2 và NH3) để tái sử dụng trong quá trình sản xuất

b, Trong phản ứng ở giai đoạn (1): Nếu dùng dư NH3 để cân bằng chuyển dịch sang chiều thuận, nhưng điều này lại làm giảm lượng CO2 trong hệ.

c, Phương pháp Solvay có hiệu suất phản ứng khá cao ( trung bình hiệu suất khoảng hơn 90%). Từ nguyên liệu ban đầu là 12,395 m3 NH3 (đkc) và 76,8 kg NaCl thu được 62,62 kg Na2CO3

d, Sử dụng muối KCl thay cho NaCl trong quy trình Solvay sẽ thu được K2CO3 thay vì Na2CO3

PHẦN III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.

Câu 1. Tổng số nguyên tử hydrogen và oxygen trong phân tử monomer tạo nên nylon-6 là bao nhiêu?

Câu 2. Hai hydrocarbon A và B mạch hở, không phân nhánh có cùng công thức phân tử C4H8. Khi cho hỗn hợp A và B tác dụng với hydrogen bromide (có đun nóng) thì số cấu tạo sản phẩm tối đa có thể tạo thành là bao nhiêu?

Câu 3. Cho các chất và ion được đánh số thứ tự như sau: HCO3, K2CO3, H2O, HPO4 2–, NH4Cl.

Theo Brønsted–Lowry, có bao nhiêu chất và ion là chất lưỡng tính?

Câu 4. Trong công nghiệp, kim loại Mg được sản xuất từ quặng Carnallite KCl.MgCl₂.6H₂O bằng phương pháp điện phân nóng chảy MgCl₂ (đã được tách từ quặng). Quá trình điện phân diễn ra trong điều kiện không có không khí, với điện cực than chì. Ở cathode thu được kim loại Mg, còn ở anode chỉ sinh ra khí Cl2. Giả sử khí Cl2 thu được có thể tích là 49,58 m³ (ở đkc). Biết hiệu suất toàn bộ quá trình (từ quặng đến kim loại) là 75%. Tính khối lượng (kg) quặng đã dùng để sản xuất lượng Mg trên?

Câu 5. Nhiệt hydrate hoá là lượng nhiệt kèm theo quá trình tạo thành 1 mol muối ngậm nước từ muối khan và lượng nước tương ứng. Ví dụ, sự tạo thành dung dịch CuSO4 trong n mol H2O:

Quá trình hòa tan CuSO4 khan: CuSO4 (s) + nH2OCuSO4(aq) 

Quá trình hòa tan CuSO4.5H2O khan: CuSO4.5H2O + (n-5)H2OCuSO4 (aq) 

Quá trình hydrate hóa: CuSO4 (s) + 5H2OCuSO4.5H2(s) 

Theo định luật Hess ta có: 

Xác định bằng thực nghiệm nhiệt hoà tan của muối khan và muối ngậm nước sẽ tính được nhiệt hydrate hoá.

        Thực hiện thực nghiệm để xác định nhiệt hydrate hóa của CuSO4 với các thông tin như sau:

Thí nghiệm 1: Xác định nhiệt hòa CuSO4 khan.

Thí nghiệm 2. Xác định nhiệt hòa CuSO4.5H2O khan : thực hiện tương tự sơ đồ trên chỉ thay bằng 10 gam CuSO4.5H2O.

Bảng số liệu thực nghiệm đo được như sau:

 

Thí nghiệm 1

Thí nghiệm 2

Nhiệt độ t1

28

30

Nhiệt độ t2

32

26

Nhiệt lượng của nhiệt lượng kế (m0c0)

2,8 cal/độ

Công thức tính nhiệt lượng : Q = (m0c0 + m.c).(t2-t1)

Với m0c0 là nhiệt của nhiệt lượng kế

       m là khối lượng trong bình nhiệt lượng kế (gồm khối lượng chất + khối lượng nước)

       c là 1 cal/độ.

Hãy tính enthalpy hydrate hóa của CuSO4 bằng đơn vị kcal/mol. (cho biết 1 cal=4,184 J và  với n là số mol chất).

Câu 6. Theo lý thuyết công thức của quặng pyrite là FeS2. Thực tế một phân ion disulfide S2- bị thay thế bởi ion sulfide (S2-) nên coi pyrite như một hỗn hợp của FeS2 và FeS. Như vậy, công thức tổng quát của pyrite có thể biểu diễn là FeSx). Khi xử lí m gam một mẫu pyrite (chỉ gồm FeS2 và FeS) bằng bromine trong dung dịch KOH dư người ta thu được kết tủa nâu đỏ A và dung dịch B. Nung kết tủa A đến khối lượng không đổi thu được 0,4 gam chất rắn. Thêm lượng dư dung dịch BaCl2 vào dung dịch B thì thu được 2,2174 gam kết tủa trắng không tan trong acid. Xác định giá trị x trong công thức tổng quát FeSx của quặng pyrite.

 

BỘ 50 ĐỀ THI THỬ TN THPT 2025  - MÔN HÓA HỌC - THEO CẤU TRÚC MỚI CỦA ĐỀ MINH HỌA - FILE WORD ĐẦY ĐỦ CÓ LỜI GIẢI CHI TIẾT - CẬP NHẬT LIÊN TỤC

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 1 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 2 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 3 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 4 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 5 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 6 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 7 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 8 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 9 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 10 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 11 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 12 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 13 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 14 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 15 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 16 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 17 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 18 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 19 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 20 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 21 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 22 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 23 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 24 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 25 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 26 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 27 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 28 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 29 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 30 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 31 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 32 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 33 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 34 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 35 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 36 - File word có lời giải

 

ĐÁP ÁN

PHẦN I (4,5 đ). Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn.

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

1

D

10

D

2

C

11

B

3

C

12

C

4

B

13

A

5

D

14

B

6

B

15

D

7

C

16

C

8

B

17

C

9

B

18

B

Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25 đ

PHẦN II (4 đ). Câu trắc nghiệm đúng sai. 

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

- Điểm tối đa của 01 câu hỏi là 1 điểm

- Thí sinh lựa chọn chính xác 01 ý trong 1 câu hỏi được 0,1 điểm

- Thí sinh lựa chọn chính xác 02 ý trong 1 câu hỏi được 0,25 điểm

- Thí sinh lựa chọn chính xác 03 ý trong 1 câu hỏi được 0,5 điểm

- Thí sinh lựa chọn chính xác 04 ý trong 1 câu hỏi được 1 điểm

Câu

Lệnh hỏi

Đáp án

(Đ/S)

Câu

Lệnh hỏi

Đáp án

(Đ/S)

1

a

Đ

3

a

Đ

b

S

b

S

c

Đ

c

S

d

Đ

d

S

2

a

Đ

4

a

Đ

b

S

b

S

c

Đ

c

S

d

Đ

d

S

PHẦN III (1,5 đ): Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. 

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

ĐA

15

2

3

0,74

-15

1,9

HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1. Trong phức chất, liên kết hoá học giữa nguyên tử trung tâm M và phối tử L là liên kết nào sau đây?

        A. Liên kết ion.        B. Liên kết hydrogen.        C. Liên kết kim loại.        D. Liên kết cho- nhận

Câu 2.  Nguyên tắc làm mềm nước cứng là làm giảm nồng độ của các ion nào sau đây?

        A. Ion sulfate và ion chloride.        B. Ion nitrate và ion hydrogencarbonate.

        C. Ion magnesium và ion calcium.        D. Ion sodium và ion potassium.

Câu 3.  Cho công thức cấu tạo của tetrathionic acid (H2S4O6) như sau:

Số oxi hóa của nguyên tử sulfur được đánh dấu (*) trong tetrathionic acid là

        A. +2.        B. +4.        C. +5.        D. +6

Câu 4.  Nhúng thanh kim loại X vào dung dịch Y(NO3)2, sau một thời gian, thấy dung dịch nó có màu xanh và có kết tủa màu đỏ bám ngoài thanh X. Kim loại X và Y lần lượt là

        A. Cu và Fe.        B. Fe và Cu.        C. Cu và Ag.        D. Fe và Ag.

Câu 5.  Nhúng dây kim loại platinum vào ống nghiệm chứa dung dịch NaCl bão hoà rồi hơ nóng đầu dây trên ngọn lửa đèn khí sẽ thấy ngọn lửa có màu

        A. đỏ tía.        B. đỏ cam.        C. tím nhạt.        D. vàng.

Câu 6.  Các nguyên tố nào sau đây thường được dùng để chế tạo nam châm điện?

        A. Cobalt và chromium.        B. Sắt và cobalt.

        C. Nickel và manganese.        D. Sắt và chromium.

Câu 7.  Trong dung dịch thuốc thử Tollens, phức Ag[(NH3)2]OH phân li như sau:

Vẫn còn nội dung phía dưới, bạn hãy ấn nút để xem tiếp nhé...