Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 29 - File word có lời giải
4/1/2025 1:51:54 PM
haophamha ...

 

ĐỀ THI THỬ

CHUẨN CẤU TRÚC MINH HỌA

ĐỀ 29

(Đề thi có 04 trang)

KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025

MÔN: HÓA HỌC

Thời gian làm bài 50 phút; không kể thời gian phát đề

Họ, tên thí sinh: .....................................................................

Số  báo  danh: ..........................................................................

* Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; He = 4; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137.

* Các thể tích khí đều đo ở điều kiện chuẩn, giả thiết các khí sinh ra không tan trong nước. 

PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn 1 phương án.

Câu 1: Tính chất chung của ăn mòn điện hóa và ăn mòn hóa học là

        A. Có phát sinh dòng điện.

        B. Electron của kim loại được chuyển trực tiếp sang môi trường tác dụng.

        C. Nhiệt độ càng cao tốc độ ăn mòn càng chậm.

        D. Đều là các quá trình oxi hóa khử.

Câu 2: Hợp chất NaOH tạo thành dung dịch base mạnh khi hòa tan trong dung môi như nước. Dung dịch NaOH có tính nhờn, làm bục vải, giấy và ăn mòn da. Tên của hợp chất này là

        A. sodium hydrogen.        B. sodium carbonate.        C. sodium hydroxide.        D. potassium hdroxide.

Câu 3: Loại polymer nào sau đây có chứa nguyên tố nitrogen?

        A. Polystyrene.        B. Poly(vinyl chloride).        C. Polyisoprene.        D. Nylon-6,6.

Câu 4: Trong trường hợp phải sử dụng kim loại làm đường ống dẫn nước, kim loại nào sau đây là phù hợp nhất để làm ống dẫn nước?

        A. Kẽm.                              B. Sắt.                           C. Chì.                          D. Đồng.

Câu 5: Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron của ion K+ là ls22s22p63s23p6. Nguyên tố kali (potassium, K) có số hiệu nguyên tử là

        A. 11.         B. 12.         C. 19.         D. 20.

Câu 6: Chất nào sau đây không thể làm mềm nước có tính cứng toàn phần?

        A. Na2CO3.        B. HCl.        C. Na3PO4.        D. Ca(OH)2.

Câu 7: Nhiệt độ tự bốc cháy của nhựa poly(methyl methacrylate) (PMMA) cao hơn nhựa PVC. Khi xảy ra cháy PMMA, cần:

(a) Thoát khỏi khu vực cháy ngay lập tức.
(b) Đeo mặt nạ phòng độc hoặc khăn ướt để che chắn.
(c) Dùng cát hoặc đất để dập tắt ngọn lửa.
(d) Khói cháy PMMA chứa khí CO độc hơn khói gỗ.

Các phát biểu đúng là:
        A. (a), (b), (c).        B. (b), (c), (d).        C. (a), (c), (d).        D. (a), (b), (d).

Câu 8: Phân bón nào sau đây làm tăng độ chua của đất?

        A. NH4NO3.        B. KCl.        C. NaNO3.        D. K2CO3.        

Câu 9: Từ quả đào chín, người ta tách ra được chất X. Từ phổ khối lượng MS, mảnh ion phân tử [M+] có khối lượng tương ứng bằng 74. Chất X có thể là

        A. ethyl formate.        B. ethyl acetate.        C. acetone.        D. ethanoic acid.

Câu 10: Dầu mỡ khi chiên rán nhiều lần thường có mùi khó chịu do nguyên nhân chính là dầu mỡ bị

        A. thuỷ phân.        B. xà phòng hoá.        C. oxi hoá.        D. hydrogen hoá.

Câu 11: Hợp chất  có tên là thay thế là

                A. N-methylethanamine.         B. dimethylamine.        

                C. N-ethylmethanamine.        D. diethylamine.

Câu 12: Chất thuộc loại carbohydrate là

            A. cellulose.         B. glycerol.         C. chất béo.                  D. poly(vinyl chloride).

Câu 13: Phản ứng của benzene với bromine (xúc tác ) xảy ra theo cơ chế sau:

        - Bước 1: 

        - Bước 2:

Biết:

        Tác nhân electrophile là tác nhân có ái lực với electron, chúng thường là các tiểu phân mang điện tích dương (như H++NO2,…) hoặc có trung tâm mang một phần điện tích dương (như  ,…)

        Tác nhân nucleophile là tác nhân có ái lực với hạt nhân, chúng thường là các tiểu phân mang điện tích âm (như Br-, HO-, CH3O-,…) hoặc có cặp electron hóa trị tự do (như NH3, H2O,…)

        Phát biểu nào sau đây sai ?

A. Tác nhân Br+ là tác nhân nucleophile của phản ứng.

B. Bước 2 là quá trình tương tác giữa benzene và tác nhân Br+.

C. Sản phẩm được hình thành chủ yếu ở bước 3.

D. Sản phẩm phản ứng có tên gọi là bromobenzene.

Câu 14: Ethyl propionate là ester có mùi thơm của dứa. Công thức của ethyl propionate là

        A. HCOOC2H5.        B. C2H5COOC2H5.        C. C2H5COOCH3.            D. CH3COOCH3.

Câu 15: Khi nấu súp gà, nếu thêm quá nhiều muối thì có thể thấy nước súp bị đục. Hiện tượng này xảy ra là do:

          A. Muối phản ứng với protein trong thịt gà tạo kết tủa.

           B. Muối làm tăng độ tan của protein trong nước.

           C. Muối làm protein trong thịt gà bị đông tụ.

           D. Muối tác động làm thay đổi màu sắc của protein trong thịt gà.

Câu 16: Lysine đóng vai trò chính trong quá trình tổng hợp protein, sản xuất hormone, enzyme và hấp thụ calcium. Ngoài ra, Lysine còn giúp sản xuất năng lượng, hệ miễn dịch, collagen và elastin. Với mỗi môi trường có giá trị pH bằng 2,0; 9,7; 11,5. Coi Lysine chỉ tồn tại dưới đây

pH

2,0

9,7

11,5

Dạng

tồn

tại

Dạng (I)

Dạng (II)

Dạng (III)

Cho các nhận định:

(a) Ở pH = 2,0 dạng I di chuyển về phía cực âm.

(b) Ở pH = 9,7 dạng II không di chuyển.

(c) Ở pH = 11,5 dạng III di chuyển về phía cực dương.

(d) Ở pH = 9,7 dạng II di chuyển về phía cực âm.

Các nhận định đúng là

        A. (a), (b), (c).        B. (b), (c), (d).        C. (a), (c), (d).        D. (a), (b), (d).

Câu 17: Cho các cặp oxi hoá - khử của kim loại và thế điện cực chuẩn tương ứng:

Cặp oxi hóa – khử

Na+/Na

Ca2+/Ca

Ni2+/Ni

Au3+/Au

Thế điện cực chuẩn, V

-2,713

-2,84

-0,257

+1,52

Trong các kim loại trên, số kim loại tác dụng được với dung dịch HCl ở điều kiện chuẩn, giải phóng khí H2 là

                A. 1.        B. 4.        C.2.        D. 3.

Câu 18: Cho  = 1,10V; = – 0,76V và = + 0,80V. Sức điện động chuẩn của pin điện hóa Cu–Ag là

        A. 0,46V.         B. 0,56V.         C. 1,14V.         D. 0,34V.

PHẦN II. Câu hỏi trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 1: Trong một nhà máy tái chế nhôm (aluminium), vỏ lon nhôm được thu gom và xử lý qua các bước: nghiền nhỏ, loại bỏ tạp chất, và điện phân nóng chảy aluminium oxide (Al2O3) để thu nhôm nguyên chất. Trong quá trình này, Al2O3 được hòa tan trong cryolite (Na3AlF6 ) để giảm nhiệt độ nóng chảy. Giả sử 500 kg Al2O3 được sử dụng, hiệu suất phản ứng là 85%, và khối lượng riêng của nhôm là 2,7 g/cm3.

        a) Phản ứng chính tại cathode trong quá trình điện phân là: .

        b) Có thể thay thế phương pháp điện phân nóng chảy Al2O3 thành điện phân dung dịch Al2O3.

        c) Vai trò của cryolite là làm giảm nhiệt độ nóng chảy của Al2O3.

        d) Khối lượng nhôm thực tế thu được là 225 kg, tương đương thể tích 85.000 cm3.

Câu 2: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:

        + Bước 1: Cho một nhúm bông vào ống nghiệm đựng dung dịch H2SO4 70%, đun nóng đồng thời khuấy đều đến khi thu được dung dịch đồng nhất.

        + Bước 2: Để nguội và trung hòa dung dịch thu được bằng dung dịch NaOH 10%.

        + Bước 3: Lấy dung dịch thu được sau khi trung hòa cho vào ống nghiệm đựng dung dịch AgNO3 trong NH3.

        + Bước 4: Ngâm ống nghiệm vào cốc nước nóng khoảng 700C.

        Cho các phát biểu sau:

        a) Khi kết thúc bước 2, nếu nhỏ dung dịch I2 vào ống nghiệm thì thu được dung dịch có màu xanh tím.

        b) Sau bước 4, trên thành ống nghiệm xuất hiện lớp kim loại màu trắng bạc.

        c) Thí nghiệm nếu dùng enzyme amylase để thay thế cho quá trình thuỷ phân nhúm bông trên, sau khi kết thúc, cho dung dịch thu được vào ống nghiệm đựng dung dịch AgNO3 trong NH3 thì thấy xuất hiện lớp kết tủa trắng bạc.

        d) Thí nghiệm nếu dùng enzyme cellulase để thay thế cho quá trình thuỷ phân nhúm bông trên, sau khi kết thúc, cho dung dịch thu được vào ống nghiệm đựng dung dịch AgNO3 trong NH3 thì thấy xuất hiện lớp kết tủa trắng bạc.

Câu 3: Benzyl acetate (có mùi hoa nhài) được tổng hợp từ benzyl alcohol và acetic acid. Phương trình phản ứng như sau: 

Sau phản ứng, hỗn hợp thu được đem đi phân tích bằng phổ hồng ngoại. Biết số sóng hấp thụ đặc trưng của một số liên kết như sau:

Liên kết

O-H

(alcohol)

O-H

(carboxylic acid)

C=C

(vòng benzene)

C=O

(ester )

C=O

(carboxylic acid)

Số sóng (cm⁻¹)

3650-3200

3300-2500

1600-1450

1750 – 1735

1725 – 1700

        a) Phản ứng trên là phản ứng cộng.

        b) Phổ hồng ngoại của benzyl alcohol có số sóng hấp thụ đặc trưng ở vùng 3650-3200 cm⁻¹ và 1600-1450 cm⁻¹.

        c) Acetic acid có phổ hồng ngoại với số sóng hấp thụ mạnh ở vùng 3300-2500 cm⁻¹ và 1725–1700 cm⁻¹.

        d) Benzyl acetate có phổ hồng ngoại với số sóng hấp thụ đặc trưng ở 1740 cm⁻¹ và 1600-1450 cm⁻¹ nhưng không có peak hấp thụ ở vùng 3650-3200 cm⁻¹.

Câu 4: Cho các quá trình tạo phức chất sau:

        Fe3+(aq) + 6H2O(l)  [Fe(OH2)6]3+(aq)                                         (I)

[Fe(OH2)6]3+(aq) + SCN- (aq)  [Fe(OH2)5(SCN)]2+(aq) + H2O(l);        (II)

        [Fe(OH2)6]3+(aq) + F-(l [Fe(OH2)5F]2+ (aq) + H2O(l);                        (III)

Biết dung dịch [Fe(OH2)6]3+ màu vàng nâu, dung dịch [Fe(OH2)5(SCN)]2+ có màu đỏ, dung dịch [Fe(OH2)5F]2+ và các anion SCN-, F- đều không có màu.

        a) Trong quá trình (I) phức chất aqua được tạo thành có phối tử là Fe3+.

        b) Các phức chất tạo thành từ quá trình (I), II, III đều là phức chất bát diện.

        c) Khi cho từ từ dung dịch KSCN vào dung dịch ở quá trình (III) thì dung dịch này sẽ có màu.

        d) Trong các quá trình (I), (II) và (III), mỗi phân tử H2O hoặc anion SCN- hay anion F- đều sử dụng số cặp electron hoá trị riêng như nhau để cho vào orbital trống của cation Fe3+.

PHẦN III. Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.

Câu 1: Một mẫu quặng bauxite có chứa 40% Al2O3. Để sản xuất 300 km một loại dây cáp nhôm (aluminium) hạ thế người ta sử dụng toàn bộ lượng nhôm (aluminium) điều chế được từ m tấn quặng bauxite bằng phương pháp điện phân nóng chảy Al2O3. Biết rằng khối lượng nhôm (aluminium) trong 1 km dây cáp là 1074 kg và hiệu suất của quá trình điều chế nhôm (aluminium) là 80%. Tính giá trị của m? (làm tròn kết quả đến phần nguyên)

Câu 2: Triglyceride là thành phần đóng một vai trò là nguồn cung cấp năng lượng và chuyên chở các chất béo trong quá trình trao đổi chất. Cho triglyceride X có công thức cấu tạo như hình sau:

        Thực hiện phản ứng hydrogen hóa 1 mol triglyceride X cần dùng vừa đủ a mol H2 (xt, t0) thu được triglyceride Y. Giá trị của a là bao nhiêu?

Câu 3: Cho sơ đồ chuyển hóa sau:

        CO2 + H2O → X + G (Ánh sáng, chlorophyll)

        X + H2O → Y

        Y + H2 → Sobitol

        Y + AgNO3 + H2O + NH3 → Z + Ag + NH4NO3

Phân tử khối của Z là là bao nhiêu?

Câu 4: Cho dung dịch methylamine lần lượt tác dụng với các chất và dung dịch sau: dung dịch HCl, dung dịch FeCl3, dung dịch NaCl, dung dịch Brvà Cu(OH)2. Có bao nhiêu phản ứng hóa học xảy ra?

Câu 5: Trong quá trình sản xuất nitric acid (HNO3), người ta sử dụng phản ứng oxi hóa ammonia (NH3) bằng oxygen (O2) theo phương trình sau:

4NH3(g) + 5O2(g)  4NO(g) + 6H2O(g) (1)

        Phản ứng (1) là phản ứng tỏa nhiệt. Để tận dụng nhiệt lượng tỏa ra từ phản ứng (1), người ta dùng nó để đun nóng nước theo phương trình sau:

H2O (lH2O (g) (2)

        Xét các phản ứng ở điều kiện chuẩn và hiệu suất chuyển hóa của ammonia là 100%. Tính khối lượng ammonia (theo tấn, làm tròn kết quả đến hàng phần trăm) cần thiết để đun sôi 2,00 tấn nước. Biết 20% lượng nhiệt tỏa ra từ phản ứng (1) được sử dụng để đun sôi nước và các giá trị nhiệt tạo thành () của các chất ở điều kiện chuẩn được cho trong bảng sau:

Chất

NH3(g)

NO(g)

H2O(g)

H2O(l)

 (kJ mol⁻¹)

-45,9

90,3

-241,8

-285,8

Câu 6: Một trong các phương pháp dùng để loại bỏ sắt trong nguồn nước nhiễm sắt là sử dụng lượng vôi tôi vừa đủ để tăng pH của nước nhằm kết tủa ion sắt khi có mặt oxi, theo sơ đồ phản ứng:

(1) Fe3+ + OH- → Fe(OH)3

(2) Fe2+ + OH- + O2 + H2O → Fe(OH)3

Một mẫu nước có hàm lượng sắt cao gấp 42 lần so với ngưỡng cho phép quy định là 0,30 mg/l (theo QCVN01-1:2018/BYT). Giả thiết sắt trong mẫu nước trên chỉ tồn tại ở hai dạng là Fe3+ và Fe2+ với tỉ lệ mol Fe3+ : Fe2+ = 1 : 3. Cần tối thiểu m gam Ca(OH)2 để kết tủa hoàn toàn lượng sắt trong 8 m³ mẫu nước trên. Giá trị của m là bao nhiêu? (làm tròn kết quả đến phần nguyên).

-----------------HẾT------------------

 

BỘ 50 ĐỀ THI THỬ TN THPT 2025  - MÔN HÓA HỌC - THEO CẤU TRÚC MỚI CỦA ĐỀ MINH HỌA - FILE WORD ĐẦY ĐỦ CÓ LỜI GIẢI CHI TIẾT - CẬP NHẬT LIÊN TỤC

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 1 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 2 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 3 - File word có lời giải

Vẫn còn nội dung phía dưới, bạn hãy ấn nút để xem tiếp nhé...