Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 28 - File word có lời giải
4/1/2025 1:50:12 PM
haophamha ...

 

ĐỀ THI THỬ

CHUẨN CẤU TRÚC MINH HỌA

ĐỀ 28

(Đề thi có 04 trang)

KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025

MÔN: HÓA HỌC

Thời gian làm bài 50 phút; không kể thời gian phát đề

Họ, tên thí sinh: .....................................................................

Số  báo  danh: ..........................................................................

* Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; He = 4; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137.

* Các thể tích khí đều đo ở điều kiện chuẩn, giả thiết các khí sinh ra không tan trong nước. 

PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn 1 phương án.

Câu 1: Trong hiện tượng ăn mòn kim loại xảy ra quá trình nào sau đây?

             A. Quá trình khử kim loại.        B. Sự mài mòn kim loại.

             C. Quá trình oxi hoá kim loại.        D. Quá trình điện phân.

Câu 2: Trong quá trình Solvay, X là một trong những sản phẩm được tạo thành khi calcium hydroxide phản ứng với ammoium chloride. X ở trạng thái rắn là một chất màu trắng, nó là sản phẩm cuối của quá trình Solvay và được thải ra đại dương. Chất X là

        A. calcium chloride.                B. calcium carbonate.

        C. calcium oxide.                D. calcium hydrogencarbonate.

Câu 3: Chất dẻo được sử dụng rất phổ biến trên thế giới để tạo nhiều sản phẩm ứng dụng trong đời sống, công nghiệp , xây dựng. Thành phần chính của chất dẻo là …

                A. chất độn.        B. chất tạo màu.        C. chất hoá dẻo.        D. polymer.

Câu 4: Hình ảnh sau đây minh họa tính chất vật lí nào của kim loại?

        A. Tính dẫn điện.        B. Tính dẫn nhiệt.        C. Tính dẻo.        D. Tính ánh kim.

Câu 5: Ở trạng thái cơ bản, nguyên tố nào sau đây có 2 electron ở lớp ngoài cùng ?

                A. O (Z = 8).        B. Ca (Z = 20).        C. K (Z = 19).        D. N (Z = 7).

Câu 6: X là hợp chất của calcium có nhiều ở dạng đá vôi, đá hoa, … Hợp chất Y có trong thành phần không khí và thường dùng để chữa cháy. Biết Y được sinh ra khi cho X phản ứng với dung dịch acid HCl. Phản ứng tạo Y từ X là

        A. CaSO3 + 2HCl → CaCl2 + SO2 + H2O.                

        B. Ca(HCO3)2  CaCO3 + CO2 + H2O.

        C. CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O.                

        D. Ca(HCO3)2  + 2HCl → CaCl2 + 2CO2 + 2H2O.

Câu 7: Tiêu lệnh chữa cháy do cục cảnh sát phòng cháy, chữa cháy ban hành bao gồm các bước:

(a) Dùng bình chữa cháy cát và nước để dập tắt.

(b) Điện thoại số 114 đội chữa cháy chuyên nghiệp.

(c) Khi xảy ra cháy báo động gấp.

(d) Cúp cầu dao điện nơi xảy ra cháy.

Thứ tự đúng của các bước trên là

             A. (c), (d), (a), (b).        B. (d), (b), (a), (c).        C. (d), (c), (a), (b).        D. (c), (d), (b), (a).

Câu 8: Hiện tượng phú dưỡng là một biểu hiện của môi trường ao, hồ bị ô nhiễm do dư thừa các chất dinh dưỡng, Sự dư thừa dinh dưỡng chủ yếu do hàm lượng các ion nào sau đây vượt quá mức cho phép?

             A. Calcium, magnesium.        B. Sodium, potassium.             

            C. Chloride, sulfate.                     D. Nitrate, phosphate.

Câu 9: Phổ khối lượng (MS) là phương pháp hiện đại để xác định phân tử khối của các hợp chất hữu cơ. Kết quả phân tích phổ khối lượng cho thấy phân tử khối của hợp chất hữu cơ X là 75. Chất X có thể là

                A. acetone.        B. glycine.        C. ethyl acetate.        D. acetic acid.

Câu 10: Chất nào sau đây là thành phần chính của xà phòng ?

                A. C17H35COONa.        B. CH3COONa.        C. CH3[CH2]3COONa.        D. CH2=CHCOONa.

Câu 11: Số đồng phân cấu tạo là amine bậc một ứng với công thức phân tử C3H9N là

             A. 4        B. 2.        C. 1.        D. 3.

Câu 12: Công thức cấu tạo dạng mạch hở của glucose là

             A. [C6H7O2(OH)3]n.                     B. CH2OH(CHOH)4CHO.

             C. CH2OH(CHOH)4CH2OH.        D. CH2OH(CHOH)3COCH2OH.

Câu 13: Cho tert-butyl bromide tác dụng với dung dịch NaOH như sau:

(CH3)3CBr  + NaOH  (CH3)3C-OH  +  NaBr         (I)

Có cơ chế phản ứng như sau:

Nhận định nào sau đây đúng?

                A. Phản ứng (I) là phản ứng cộng.

                B. Trong phân tử tert-butyl bromide có 12 liên kết σ.

                C. Giai đoạn 1 của cơ chế phản ứng có sự phân cắt liên kết π.

                D. Trong giai đoạn 1 của cơ chế phản ứng có sự hình thành carbocation.

Câu 14: Ester X được tạo bởi ethyl alcohol và formic acid. Công thức của X là

             A. CH3COOCH3.             B. CH3COOC2H5.             C. HCOOC2H5.             D. HCOOCH3.

Câu 15: Phát biểu nào sau đây không đúng?

                A. Protein tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm tạo dung dịch màu xanh lam.

                B. Protein bị đông tụ khi đun nóng ở nhiệt độ cao.

                C. Thuỷ phân hoàn toàn protein thu được các phân tử α-amino acid.

                D. Protein tác dụng với nitric acid đặc tạo kết tủa vàng.

Câu 16: Trong dung dịch, dạng tồn tại của mỗi amino acid tùy thuộc vào giá trị pH của dung dịch đó. Giá trị pH mà khi đó amino acid tồn tại chủ yếu ở dạng ion lưỡng cực (nồng đô ion lưỡng cực là cực đại) được gọi là điểm đẳng điện (pI). Khi pH > pI thì amino acid tồn tại chủ yếu ở dạng anion, pH < pI thì amino acid tồn tại chủ yếu ở dạng cation. Khi đặt dung dịch amino acid trong một điện trường thì dạng lưỡng cực không di chuyển về phía điện cực nào cả (nằm giữa hai điện cực), dạng anion sẽ di chuyển về phía cực dương còn dạng cation sẽ di chuyển về phía cực âm. Cho hai amino acid sau:

                        

Một nhóm học sinh nghiên cứu về tính điện di của glutamic acid (pI = 3,2) và lysine (pI = 9,7) rồi đưa ra kết luận:

                (a) Khi pH = 1 thì glutamic acid và lysine đều di chuyển về cực âm (cathode).

                (b) Khi pH = 13 thì glutamic acid tồn tại chủ yếu dạng anion HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COO- và di chuyển về phía cực dương.

                (c) Khi pH = 6 thì glutamic acid di chuyển về phía cực âm còn lysine di chuyển về phía cực dương.

                (d) Có thể tách được glutamic acid và lysine ra khỏi hỗn hợp trong dung dịch ở pH = 6 bằng phương pháp điện di.

Có bao nhiêu kết luận là đúng?

        A. 1.        B. 2.        C. 3.        D. 4.

Câu 17: Trong số các ion: Ag+, Al3+, Fe2+, Cu2+, ion nào có tính oxi hoá mạnh nhất ở điều kiện chuẩn ?

                A. Al3+.        B. Ag+.        C. Fe2+.        D. Cu2+.

Câu 18: Một pin Galvani được thiết lập ở điều kiện chuẩn theo sơ đồ sau:

Cho. Phát biểu nào sau đây sai?

                A. Thanh Cu là nguồn cung cấp electron nên đóng vai trò là anode.

                B. Thanh Ag là nơi nhận electron nên đóng vai trò là cathode.         

                C. Phương trình hoá học của phản ứng xảy ra trong pin: 2Ag + Cu2+ → 2Ag+ + Cu.        

                D. Sức điện động chuẩn của pin là 0,459 (V).

PHẦN II. Câu hỏi trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 1: Một nhóm học sinh muốn mạ đồng (copper) cho chiếc chìa khóa làm từ thép (hợp kim Fe - C) bằng phương pháp điện phân. Nhóm học sinh đã lấy một đồng xu bằng hợp kim Cu - Zn chứa khoảng 95% đồng về khối lượng.

        - Cân để xác định khối lượng ban đầu của chìa khóa (35,12 gam) và đồng xu (5,30 gam).

        - Nối chìa khóa với một điện cực và đồng xu với điện cực còn lại của nguồn điện một chiều, rồi nhúng trong dung dịch copper (II) sulfate.

        - Điện phân ở hiệu điện thế phù hợp.

        - Sau một thời gian điện phân, làm khô, rồi cân để xác định lại khối lượng của chìa khóa và đồng xu, thấy khối lượng chìa khóa là 36,72 gam và khối lượng đồng xu là m1 gam.

        a) Ở cực dương xảy ra quá trình oxi hóa.

        b) Trong quá trình thí nghiệm mạ đồng cho chiếc chìa khóa, khối lượng chất tan trong dung dịch điện phân không thay đổi.

        c) Giá trị của m1 lớn hơn 5,30.

        d) Thí nghiệm trên, chìa khóa được nối với cực âm, đồng xu được nối với cực dương của nguồn điện.

Câu 2: Cho cacbohydrate X có cấu tạo như sau:

        a) X có công thức phân tử (C6H10O5)n, mỗi mắt xích của X chứa 5 nhóm OH.

        b) Giả sử 125 kg gỗ trải qua nhiều công đoạn xử lí (tách lấy X, tạo bột giấy, ...) sản xuất được  150 000 tờ giấy A4 – định lượng 75 (75 g/m2). Trung bình 1 ha trồng gỗ thu hoạch được 200 mgỗ/năm. Lượng gỗ nêu trên sẽ sản xuất được 28800 ram giấy A4 - định lượng 75. Biết mỗi ram giấy có 500 tờ giấy và gỗ có khối lượng riêng bằng 600 kg/m3.

        c) Khi đun nóng X với hỗn hợp HNO3 đặc và H2SO4 đặc có thể thu được cellulose trinitrate, là chất dễ cháy và nổ mạnh, dùng để chế tạo thuốc súng không khói. Để thu được 5,94 kg cellulose trinitrate (hiệu suất phản ứng đạt 60%) cần dùng 4 lít dung dịch HNO3 63% (khối lượng riêng 1,5 g/mL).

        d)  Thuỷ phân không hoàn toàn X có thể thu được saccharose.

Câu 3: Một học sinh tiến hành tổng hợp ethyl butyrate (thành phần chính tạo mùi dứa) từ butyric acid và ethanol theo phương trình hóa học sau:

Sau thí nghiệm, tiến hành phân tách sản phẩm. Ghi phổ hồng ngoại của butyric acid, ethanol và ethyl butyrate. Cho biết số sóng hấp thụ đặc trưng của một số liên kết trên phổ hồng ngoại như sau:

Liên kết

O-H (alcohol)

O-H (carboxylic acid)

C=O (ester, carboxylic acid)

Số sóng (cm⁻¹)

3650 – 3200

3300 – 2500

1780 – 1650

        a) Phản ứng tổng hợp trong thí nghiệm này là phản ứng thủy phân ester.

        b) Phổ hồng ngoại có số sóng hấp thụ ở 3400 cm⁻¹ là phổ của ethanol.

        c) Phổ hồng ngoại có số sóng hấp thụ ở 1730 cm⁻¹ mà không có số sóng hấp thụ đặc trưng của liên kết O-H là phổ của ethyl butyrate.

        d) Dựa vào phổ hồng ngoại, phân biệt được butyric acid, ethanol và ethyl butyrate.

Câu 4: Muối NiCl2 khan có màu vàng. Hòa tan một lượng muối này vào nước, thu được dung dịch màu xanh lá cây [Ni(H2O)6]2+. Thêm dung dịch NaOH vào dung dịch này, xuất hiện kết tủa màu xanh lá cây (chất Y).

          a) NiCl2 là hợp chất của kim loại chuyển tiếp.

        b) Phức chất X có chứa phối tử aqua (phối tử H2O).

        c) Trong phức chất X, liên kết giữa nguyên tử trung tâm và phối tử là liên kết ion.

        d) Chất Y là Ni(OH)2.

PHẦN III. Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.

Câu 1: Trong quá trình sản xuất nhôm bằng phương pháp điện phân nóng chảy aluminium oxide, điện cực dương bằng than chì bị ăn mòn liên tục do phản ứng giữa carbon và oxygen tạo thành hỗn hợp khí O2, CO và CO2. Giả sử các khí trong hỗn hợp trên có tỉ lệ mol bằng nhau, các phản ứng xảy ra hoàn toàn, mỗi 1 kg nhôm sinh ra tương ứng với bao nhiêu kg than chì bị đốt cháy ở cực dương? (làm tròn kết quả đến hàng phần trăm).

Câu 2: Đun nóng mỡ lợn với dung dịch NaOH, sản phẩm thu được có chứa muối sodium palmitate (C15H31COONa). Tính phân tử khối của sodium palmitate?

Câu 3: Cho các tính chất hoặc thuộc tính sau:

(1) là tinh thể màu trắng hoặc vàng.

(2) tan tốt trong nước và tạo dung dịch có vị ngọt;

(3) bị oxi hoá bởi Cu(OH)2 trong môi trường kiềm.

(4) tồn tại ở dạng mạch vòng và mạch hở;

(5) có phản ứng với thuốc thử Tollens.

(6) thủy phân trong môi trường acid thu được glucose và fructose.

Sắp xếp các tính chất đúng với saccharose theo thứ tự từ nhỏ đến lớn? (ví dụ: 1234; 4321,…)

Câu 4: Cho phương trình hóa học của các phản ứng được đánh số thứ tự từ 1 tới 4 dưới đây:

        (1) 2C12H22O11 + Cu(OH)2  (C12H21O11)2Cu + 2 H2O

        (2) C12H22O11 + H2O   C6H12O6  + C6H12O6

                Saccharose                                     Glucose      Fructose

        (3) C12H22O11 + H2O   2C6H12O6

                                                                 Glucose 

        (4) CH2OH-[CHOH]4-CHO +2Cu(OH)2+NaOHCH2OH-[CHOH]4-COONa + Cu2O +3H2O

                                                                                       Sodium gluconate

        Gán số thứ tự các phương trình trên theo tên gọi tên gọi: Thủy phân saccharose, thủy phân maltose, saccharose hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam ở nhiệt độ thường, glucose bị oxi hóa bởi Cu(OH)2/OH-(to) tạo kết tủa đỏ gạch Cu2O. (ví dụ: 1234; 4321,…)

Câu 5: Ở một lò nung vôi công nghiệp, cứ sản xuất được 1000 kg vôi sống cần dùng m kg than đá làm nhiên liệu. Biết rằng:

        - Than đá chứa 84% carbon về khối lượng, còn lại là các tạp chất trơ.

        - Có 50% lượng nhiệt tỏa ra từ nhiên liệu được hấp thụ để phân huỷ đá vôi.

        - Nhiệt tạo thành của các chất được cho trong bảng sau:

Chất

CaCO3(s)

CaO(s)

CO2(g)

 (kJ/mol)

-1206,9

-635,1

-393,5

Giá trị của m bằng bao nhiêu (làm tròn kết quả đến phần nguyên)?

Câu 6: Iron (II)sulfate thường được bảo quản ở dạng muối Mohr màu xanh nhạt có công thức FeSO4.(NH4)2SO4.nH2O

Thực hiện các thí nghiệm sau:

        - Thí nghiệm 1: Cân 1,96 gam muối Mohr rồi hòa tan vào nước, sau đó định mức trong bình 50mL. Chuẩn độ 5mL dung dịch vừa pha cần dùng 5mL dung dịch KMnO4 0,02M trong môi trường H2SO4 loãng. Xác định công thức phân tử muối Mohr.

        - Thí nghiệm 2: Làm lạnh 100 gam dung dịch muối Mohr bão hòa ở 30oC đến nhiệt độ ổn định ở 0oC thu được m gam muối Mohr kết tinh. Cho độ tan của muối Mohr trong nước ở các nhiệt độ như sau:

Nhiệt độ

0

10

20

30

Độ tan

17,2

31

36,4

45

Giá trị của m là bao nhiêu? (làm tròn kết quả đến hàng phần mười)

-----------------HẾT------------------

 

BỘ 50 ĐỀ THI THỬ TN THPT 2025  - MÔN HÓA HỌC - THEO CẤU TRÚC MỚI CỦA ĐỀ MINH HỌA - FILE WORD ĐẦY ĐỦ CÓ LỜI GIẢI CHI TIẾT - CẬP NHẬT LIÊN TỤC

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 1 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 2 - File word có lời giải

Vẫn còn nội dung phía dưới, bạn hãy ấn nút để xem tiếp nhé...