Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 17 - File word có lời giải
3/12/2025 9:31:12 AM
haophamha ...

 

ĐỀ THI THỬ

CHUẨN CẤU TRÚC MINH HỌA

ĐỀ 17

(Đề thi có 04 trang)

KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025

MÔN: HÓA HỌC

Thời gian làm bài 50 phút; không kể thời gian phát đề

- Tải file word kèm ma trận và lời giải chi tiết ( 20k/Đề ) - LH Zalo 0915347068

Họ, tên thí sinh: .....................................................................

Số  báo  danh: ..........................................................................

PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18 . Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

Câu 1. Kim loại nào sau đây dẫn điện tốt hơn Fe nhưng lại kém hơn Cu?

        A. Au.        B. Cr.        C. Al.        D. Ag.

Câu 2. Người ta thường bảo quản kim loại kiềm bằng cách nào sau đây?

        A. Ngâm trong giấm.        B. Ngâm trong ethanol.        C. Ngâm trong nước.        D. Ngâm trong dầu hỏa.

Câu 3. Cryolite (còn gọi là băng thạch) có công thức phân tử Na3AlF6, được thêm vào Al2O3 trong quá trình điện phân Al2O3 nóng chảy để sản xuất aluminium. Cryolite không có tác dụng nào sau đây?

A. Làm tăng độ dẫn điện của Al2O3 nóng chảy.               B. Làm giảm nhiệt độ nóng chảy của Al2O3.

C. Tạo lớp ngăn cách để bảo vệ Al nóng chảy.               D. Bảo vệ điện cực khỏi bị ăn mòn.

Câu 4. Chất tác dụng với H2 tạo thành sorbitol là

        A. Saccharose.        B. Tinh bột.        C. Glucose.        D. Cellulose.

Câu 5. Dung dịch amino acid nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu xanh?

        A. Glycine.        B. Alanine.        C. Lysine.        D. Glutamic acid.

Câu 6. Khi hydrogen hóa hoàn toàn 1 mol chất béo có CTPT là C55H102O6 (được tạo từ 2 gốc acid béo thường gặp khác nhau) thì số mol H2 cần dùng là

        A. 3 mol.        B. 1 mol.        C. 2 mol.        D. 1,5 mol.

Câu 7. Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch chất X, thu được kết tủa tan một phần trong nitric acid dư. Chất X là

        A. FeCl3.        B. Cu(NO3)2.        C. NaNO3.        D. FeCl2.

Câu 8. Cho sơ đồ tách chất như sau:

Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Dung dịch X trong quá trình (1) có thể là nước vôi trong hoặc barium hydroxide để loại bỏ khí carbonic.

B. Quá trình (2) là quá trình loại bỏ hơi nước.

C. Quá trình (4) dùng phương pháp chưng cất phân đoạn hỗn hợp lỏng để tách các khí.

D. Phần lớn khí Y được điều chế dùng để điều chế phân NPK.

Câu 9. Dãy các chất nào dưới đây đều phản ứng được với Cu(OH)2 ở điều kiện thường?

A. Ethylene glycol, glycerol và ethyl alcohol.                B. Glucose, glycerol và saccharose.

C. Glucose, glycerol và methyl acetate.                        D. Glycerol, glucose và ethyl acetate.

Câu 10. X là isopropyl formate, X có trong cà phê Arabica. Chất Y có công thức phân tử C4H6O4. Khi thủy phân Y trong môi trường acid thu được 1 alcohol và 1 carboxylic acid.

Trong các phát biểu sau đây:

(a) Công thức cấu tạo của X là HCOOCH(CH3)2.

(b) Có 3 đồng phân ester khác cùng công thức phân tử với X.

(c) Chất Y có hai công thức cấu tạo phù hợp.

(d) X và Y đều là ester no, mạch hở.

(e) Cả hai chất X, Y đều làm tác dụng hydrogen có xúc tác ở điều kiện thích hợp.

Số phát biểu đúng là

        A. 2.        B. 3.        C. 4.        D. 5.

Câu 11. Cho các phản ứng hóa học sau:

(a) Poly(vinyl acetate) bị thủy phân trong môi trường kiềm.

(b) Polyisoprene tham gia phản ứng cộng với hydrogen.

(c) Nhiệt phân polystyrene.

(d) Thủy phân cellulose trong môi trường acid.

(e) Quá trình lưu hóa cao su xảy ra khi đun nóng cao su với sulfur.

Số phản ứng giữ nguyên mạch polymer là bao nhiêu?

        A. 2.        B. 5.        C. 3.        D. 4.

Câu 12. Cho các phát biểu sau:

(a) Phức chất có thể mang điện tích hoặc không mang điện tích.

(b) Các phức chất mà nguyên tử trung tâm tạo được 4 liên kết sigma () với các phối tử luôn có dạng hình học tứ diện.

(c) Giống như phân tử ammonia (NH3), phân tử methylamine (CH3NH2) cũng có thể đóng vai trò phối tử do có cặp electron hoá trị riêng.

(d) Các anion , ,  đều có thể trở thành phối từ trong phức chất vì đều có cặp electron hoá trị riêng.

Số phát biểu đúng là

        A. 1.        B. 2.        C. 3.        D. 4.

Câu 13. Cho các nhận xét sau:

(1). “Nước đá khô” được dùng làm chất bảo quản hoa, quả, thực phẩm có thành phần chính là H2O.

(2). Phenol là chất rắn không màu, tan nhiều trong nước lạnh.

(3). Dung dịch formon được dùng để ngâm mẫu động vật (làm tiêu bản) chứa HCHO có nồng độ 37 - 40%.

(4). Thuỷ phân ethyl acetate trong môi trường acid, để nguội hỗn hợp sau phản ứng tách thành hai lớp.

(5). Khi bị suy nhược cơ thể, bệnh nhân thường được truyền dung dịch glucose 5% để nhanh phục hồi.

(6). Các amino acid Gly, Ala, Lys là chất rắn, tan tốt trong nước tạo thành dung dịch làm đổi màu quỳ tím.

Số nhận xét đúng là

        A. 4        B. 5        C. 3        D. 6

Câu 14. Bốn chất sau đây có cùng khối lượng mol nhưng có nhiệt độ sôi khác nhau:

 

Sự sắp xếp nhiệt độ sôi theo thứ tự tăng dần của các chất là

        A. (1); (3); (2); (4).        B. (3); (1); (2); (4).

        C. (2); (1); (3); (4).        D. (4); (3); (2); (1).

Câu 15. Tùy vào bậc alcohol mà cơ chế phản ứng ester sẽ khác nhau ở giai đoạn tạo carbocation (giai đoạn quyết định tốc độ phản ứng).

Cho 2 quá trình hình thành carbocation trong phản ứng ester hóa như sau:

        Khi phản ứng với alcohol bậc 1.

 

        Khi phản ứng với alcohol bậc III.

 

Xét phản ứng ester hóa của acetic acid với butanol và 2,2-dimethylpropanol theo phương trình dưới đây:

        CH3COOH + CH3CH2CH2CH2OH CH3COOCH2CH2CH2CH3 + H2O       (1)

CH3COOH + (CH3)3CHOH CH3COOCH(CH3)3 + H2O                         (2)

Các phản ứng thực hiện trong cùng điều kiện thí nghiệm.

Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Phương trình (1) hình thành carbocation bậc III.

B. Phương trình (2) hình thành carbocation kém bền và có bậc thấp hơn phương trình (1).

C. Tốc độ phản ứng (2) nhanh hơn phản ứng (1) (xét trong cùng điều kiện thí nghiệm).

D. Carbocation có bậc càng cao thì càng kém bền.                

Vẫn còn nội dung phía dưới, bạn hãy ấn nút để xem tiếp nhé...