Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 22 - File word có lời giải
3/13/2025 4:25:15 PM
haophamha ...

 

ĐỀ THI THỬ

CHUẨN CẤU TRÚC MINH HỌA

ĐỀ 22

(Đề thi có 04 trang)

KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025

MÔN: HÓA HỌC

Thời gian làm bài 50 phút; không kể thời gian phát đề

Họ, tên thí sinh: .....................................................................

Số  báo  danh: ..........................................................................

* Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; He = 4; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137.

* Các thể tích khí đều đo ở điều kiện chuẩn, giả thiết các khí sinh ra không tan trong nước. 

PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn 1 phương án.

Câu 1: Tại sao tháp Eiffel ở Paris cần được sơn lại định kỳ?

                A. Để chống lại sự ăn mòn của thép do tác động của môi trường

                B. Để tăng tính thẩm mỹ

                C. Để tăng độ bền cơ học

                D. Để giảm trọng lượng của tháp

Câu 2: Diêm tiêu kali được dùng chế tạo thuốc nổ đen (làm mìn phá đá), làm phân bón (cung cấp nguyên tố N và K cho cây trồng) có công thức hoá học là

        A. ΚΝΟ3.        B. K2CO3.        C. KCl.        D. K2SO4.

Câu 3: Nhựa Z là vật liệu có giá thành thấp, khá cứng vững, không mềm dẻo như PE. Đặc biệt khả năng bị xé rách dễ dàng khi có một vết cắt hoặc một vết thủng nhỏ. Bên cạnh đó là khả năng chịu được nhiệt độ cao lên tới 100oC. Z thuộc loại polymer nhiệt dẻo có kí hiệu là PP. Vậy Z

                A. Poly(methyl methacrylate).        B. Polystyrene.           

                C. Cellulose.                D. Polypropylene.

Câu 4: Mạng tinh thể kim loại gồm có

        A. Nguyên tử, ion kim loại và các electron độc thân.

        B. Nguyên tử kim loại và các electron độc thân.

        C. Ion kim loại và các electron độc thân.

        D. Nguyên tử, ion kim loại và các electron tự do.

Câu 5: Kim loại Na ở chu kì 3, nhóm IA trong bảng tuần hoàn. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử Na ở trạng thái cơ bản là

        A. 3s23p5.        B. 3s2.        C. 3s1.        D. 3s23p1.

Câu 6: Nguyên tắc làm mềm nước là làm giảm nồng độ của

        A. ion Ca2+, Mg2+.        B. ion HCO3.        C. ion Cl, SO42–.        D. ion Ca2+.

Câu 7: Cho các đặc điểm sau: (1) tốc độ phản ứng nhanh, (2) phản ứng oxi hóa chậm, (3) quá trình tỏa nhiều nhiệt, (4) quá trình tạo áp suất cao, (5) thời gian phản ứng dài. Trong số các đặc điểm đã cho, đặc điểm nào là phản ứng nổ?

        A. (1), (3) và (5)        B. (1), (3) và (4)        C. (2), (3) và (5)         D. (2), (4) và (5)

Câu 8: Cách làm nào sau đây là đúng trong việc khử chua bằng vôi và bón phân đạm cho lúa?

                A. Bón đạm và vôi cùng lúc.        

                B. Bón đạm trước rồi vài ngày sau mới bón vôi khử chua.        

                C. Bón vôi khử chua trước rồi vài ngày sau mới bón đạm.        

                D. Bón vôi khử chua trước rồi bón đạm ngay sau khi bón vôi.

Câu 9: Từ phổ MS của hợp chất hữu cơ X, người ta xác định được ion phân tử [M+] có giá trị m/z bằng 60. Hợp chất hữu cơ X là

        A. CH3COOH.        B. C2H5NH2.        C. HOCH2CH2OH.        D. C2H3CHO.

Câu 10: Đun sôi hỗn hợp gồm ethyl alcohol và acetic acid (có acid H2SOđặc làm xúc tác) sẽ xảy ra phản ứng

        A. trùng ngưng.        B. trùng hợp.        C. ester hóa.        D. xà phòng hóa.

Câu 11: Methylamine (C2H5NH2) tác dụng được với chất nào sau đây tạo alcohol?

        A. HCl.        B. HNO2.        C. CuSO4.        D. FeCl3.

Câu 12: Maltose là một loại disaccharide có nhiều trong mạch nha. Công thức phân tử của maltose là

        A. C6H12O6.        B. (C6H10O5)n.        C. C12H22O11.        D. C3H6O2.

Câu 13: Dẫn xuất halogen X dưới đây:

 

                Có thể tạo thành từ phản ứng giữa bromine với chất nào dưới đây?

                A. but-2-ene.        B. pent – 1 – ene.        C. but-1-ene.        D. 2-methylpropene.

Câu 14: Tên gọi của chất béo có công thức (CH3[CH2]14COO)3C3H5 là

                A. triolein.                B. tristearin.        C. tripanmitin.        D. trilinolein.

Câu 15: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím đổi thành màu xanh?

                A. Dung dịch glycine.        B. Dung dịch alanine.        C. Dung dịch lysine.        D. Dung dịch valine.

Câu 16: Cho các dung dịch sau: hồ tinh bột, methylamine, glucose và glycine được kí hiệu ngẫu nhiên là X1, X2, X3 và . Một học sinh tiến hành các thí nghiệm để phân biệt từng chất trong số các chất trên và có kết quả thí nghiệm sau:

 

Từ kết quả trên, các chất X1, X2, X3 và X4 tương ứng lần lượt là

                A. methylamine, glucose, hồ tinh bột, và glycine.        

                B. glycine, hồ tinh bột, glucose và methylamine.

                C. glycine, glucose, hồ tinh bột, và methylamine.        

                D. methylamine, hồ tinh bột, glucose và glycine.

Câu 17: Cho dãy sắp xếp các kim loại theo chiều giảm dần tính khử: Na, Mg, Al, Fe. Trong số các cặp oxi hoá − khử sau, cặp nào có giá trị thế điện cực chuẩn nhỏ nhất?

        A. Mg2+/Mg.        B. Fe2+/Fe.        C. Na+/Na.        D. Al3+/Al.

Câu 18: Phản ứng hoá học xảy ra trong pin điện hoá: 2Cr + 3Ni2+  2Cr3+ + 3Ni

Biết: . Eº của pin điện hoá là

        A. 1,0 V.        B. 0,48 V.        C. 0,78 V.        D. 0,96 V.

PHẦN II. Câu hỏi trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 1: Trong công nghiệp, sản xuất aluminium từ quặng bauxite theo sơ đồ sau:

 

        a. Aluminium thu được tại điện cực dương.

        b. Quá trình điện phân, cực dương bằng than chì bị ăn mòn.

        c. Cryolite có vai trò chính là hạ nhiệt độ nóng chảy của aluminium oxide.

        d. Để thu được 2 tấn Al tinh khiết thì cần 5,95 tấn quặng bauxite chứa 40% Al2O3 về khối lượng (biết hiệu suất cả quá trình là 80%).

Câu 2: Protein có thể bị đông tự do nhiệt độ, hoá chất,… Và cồn là dung dịch ethanol (C2H5OH) có khả năng thẩm thấu cao, có thể xuyên qua màng tế bào đi sâu vào bên trong gây đông tụ protein làm cho tế bào chết.

        Hãy cho biết những phát biểu sau đây là đúng hay sai?

                a. Vi khuẩn, virus được cấu tạo từ các amino acid nên dùng cồn xoa vào tay có thể hạn chế lây nhiễm SARS-CoV-2 qua đường tiếp xúc.        

                b. Trong y tế thường dùng cồn 900 để sát khuẩn mà không dùng cồn 700.

                c. Quá trình nấu bún riêu cua, đun nóng lòng trắng trứng trên ngọn lửa đèn cồn có xảy ra hiện tượng đông tụ protein do nhiệt độ.

        d. Khi làm đậu phụ từ sữa đậu nành có xảy ra sự đông tụ protein.

Câu 3: Cho XYZT là các chất khác nhau trong số 4 chất: CH3COOH, C2H5OH, C4H10, CH3CH(OH)CH3 và giá trị nhiệt độ sôi được ghi trong bảng sau:

Chất

X

Y

Z

T

Nhiệt độ sôi (0C)

- 0,5

78,3

118

82,6

        Cho các phát biểu:

                a. X là C4H10; Z là CH3COOH, Y là CH3CH(OH)CH3.

                b. Từ XY có thể điều chế trực tiếp ra Z.

                c. Oxi hóa không hoàn toàn YT bằng CuO (t0) thu được sản phẩm hữu cơ lần lượt P và Q. Có thể phân biệt PQ bằng phản ứng idoform.

                d. Oxi hóa không hoàn 26,1 gam X với xúc tác thích hợp (hiệu suất 80%) thu được 864 gam dung dịch Z nồng độ 5%.

Câu 4: Vàng (Au) đơn chất tồn tại trong tự nhiên ở trong quặng vàng thường có hàm lượng vàng thấp. Để thu hồi vàng từ quặng vàng, người ta nghiền quặng, hoà tan chúng vào dung dịch KCN và liên tục sục không khí vào. Vàng bị hoà tan tạo thành phức chất và sau đó kết tủa vàng bằng kẽm (Zn) theo các phương trình phản ứng sau:

        4Au(s) + 8KCN(aq) + O2(g) + 2H2O(l)→ 4K[Au(CN)2](aq) + 4KOH(aq)         (1)

        Zn(s) + 2K[Au(CN)2(aq) → K2[Zn(CN)4](aq) + 2Au(s)                    (2)

        a. Trong phản ứng (1) Au là chất oxi hóa, O2 là chất khử.

        b. Phản ứng (2), kim loại Zn có tính khử mạnh hơn kim loại Au.

        c. Phương pháp thu hồi vàng ở trên thuộc phương pháp nhiệt luyện.

        d. Nếu dùng 13 kg KCN thì có thể tách được 19,7 kg vàng từ quặng theo chuỗi phản ứng trên

PHẦN III. Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.

Câu 1: Một mẫu quặng bauxite có chứa 40% Al2O3. Người ta dùng 400 tấn quặng bauxite để điều chế nhôm bằng phương pháp điện phân nóng chảy Al2O3, giả sử toàn bộ lượng nhôm điều chế được dùng để sản xuất một loại dây cáp nhôm thì sản xuất được x km cáp. Biết rằng khối lượng nhôm trong 1 km dây cáp là 1070 kg và hiệu suất của quá trình điều chế nhôm là 90%. Giá trị của x là bao nhiêu km? (làm tròn đến phần mười)

Câu 2: Chất béo triolein (C17H33COO)3C3H5) là chất béo thường ở thể lỏng vì trong phân tử chất béo chứa nhiều gốc acid béo không no. Hãy cho biết trong chất béo triolein có chứa mấy liên kết π trong phân tử?

Câu 3: Cho các dung dịch: (1) mật ong, (2) nước mía, (3) nước ép quả nho chín, (4) nước ép củ cải đường, (5) mạch nha. Có bao nhiêu dung dịch có khả năng hòa tan Cu(OH)2/OH- ở nhiệt độ thường?

Câu 4: Cho các chất sau:

(1) H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH                                         

(2) H2N-CH(CH2-C6H5)-CO-NH-CH2-COOH                 

(3) H2N-CH2-CH2-CO-NH-CH2-COOOH                  

(4) H2N-CH2-COOH                                         

(5) H2N-CH(CH3)-CO-NH-CH2-COOH                          

(6) H2N-CH2-CO-NH-CH2-COOH                         

Số chất thuộc peptide là bao nhiêu?

Câu 5: Một hộ gia đình mua than đá làm nhiên liệu đun nấu và trung bình mỗi ngày dùng hết 1,8 kg than. Giả thiết loại than đá trên chứa 90% carbon và 1,2% sulfur về khối lượng, còn lại là các tạp chất trơ.

        Cho các phản ứng:  

   

        Nhiệt lượng cung cấp cho hộ gia đình từ quá trình đốt than trong một ngày tương đương bao nhiêu số điện (1 số điện = 1 kWh = 3600 kJ)? (làm tròn đến phần mười)

Câu 6: Để xác định hàm lượng muối Fe(II) trong 1 mẫu dung dịch A có thể dùng dung dịch thuốc tím KMnO4, phương trình ion như sau:

 

        Người ta lấy 25,00 mL dung dịch A cho vào bình định mức, thêm nước cất cho đủ 100 mL, dung dịch thu được gọi là dung dịch X. Lấy 10,00 mL từ dung dịch X chuyển vào bình tham giác. Thêm khoảng 5mL dung dịch H2SO4 2M. Tiến hành chuẩn độ 3 lần bằng dung dịch KMnO4 0,02M. Kết quả thể tích KMnO4 sau 3 lần chuẩn độ lần lượt là 20,50 mL; 20,55 mL; 20,55 mL. Tính hàm lượng muối Fe2+ (g/L) trong dung dịch A? (làm tròn đến phần mười)

-----------------HẾT------------------

 

BỘ 50 ĐỀ THI THỬ TN THPT 2025  - MÔN HÓA HỌC - THEO CẤU TRÚC MỚI CỦA ĐỀ MINH HỌA - FILE WORD ĐẦY ĐỦ CÓ LỜI GIẢI CHI TIẾT - CẬP NHẬT LIÊN TỤC

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 1 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 2 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 3 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 4 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 5 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 6 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 7 - File word có lời giải

Vẫn còn nội dung phía dưới, bạn hãy ấn nút để xem tiếp nhé...