Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 20 - File word có lời giải
3/13/2025 4:22:41 PM
haophamha ...

 

ĐỀ THI THỬ

CHUẨN CẤU TRÚC MINH HỌA

ĐỀ 20

(Đề thi có 04 trang)

KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025

MÔN: HÓA HỌC

Thời gian làm bài 50 phút; không kể thời gian phát đề

Họ, tên thí sinh: .....................................................................

Số  báo  danh: ..........................................................................

Cho biết nguyên tử khối: H = 1, C = 12, N = 14, O = 16, Na = 23, Mg = 24, Al = 27, S = 32, K = 39,              

 Ca = 40, Fe = 56, Cu = 64, Zn = 65, Ag = 108.

PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18 . Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

Câu 1.  Nước ép chanh chứa khoảng 5% citric acid (X) nên chanh có vị chua và độ pH khoảng 2-3. Công thức (X) được cho như sau:

 

Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Công thức phân tử của (X) là C6H6O7. 

B. (X) thuộc loại hợp chất đa chức. 

C. Nếu cho 1 mol (X) tác dụng với Na sẽ tạo ra 2 mol H2.

D. (X) tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1: 4. 

Câu 2. Hợp chất vô cơ X có một số ứng dụng như:

- Trong y học, có thể được sử dụng để điều trị chứng dư acid ở dạ dày.

- Điều chỉnh vị chua của nước giải khát.

- Làm tăng độ xốp của bánh, làm mềm thực phẩm.

X là chất nào trong các chất sau?

        A. Na2CO3.        B. NaOH.        C. NaHCO3.        D. NaCl.

Câu 3. Dung dịch nào sau đây đổi màu quỳ tím sang xanh?

        A. 2-aminopropanoic acid.        B. ε-aminocaproic acid.

        C. 2,6-diaminohexanoic acid.        D. 2-aminopetandioic acid.

Câu 4. Cho 0,5 mL dung dịch chứa chất X vào ống nghiệm, sau đó nhỏ tiếp từng giọt nước bromine, đồng thời lắc nhẹ ống nghiệm, thấy dung dịch nước bromine mất màu và xuất hiện vẩn đục trắng. Chất X có thể là

        A. ethylene.        B. acetylene.        C. phenol.        D. acetic aldehyde.

Câu 5. Triolein tác dụng với H2 dư (Ni, t0) thu được chất X. Thủy phân triolein thu được alcohol Y. Chất X và Y lần lượt là

        A. tripalmitin và ethylene glycol        B. tripalmitin và glycerol.

        C. tristearin và ethylene glycol.        D. tristearin và glycerol.

Câu 6. Cho chất sau đây m-HO-C6H4-CH2OH (hợp chất chứa nhân thơm) tác dụng với dung dịch NaOH dư. Sản phẩm tạo ra là

A.                           B.               C.         D. 

Câu 7. Cryolite là một chất được thêm vào trong quá trình điện phân nóng chảy quặng bauxide để sản xuất kim loại Al. Cryolite có công thức hóa học là

A. MgCO3.CaCO3.        B. Al2O3.2H2O        C. Na3AlF6.        D. K3AlCl6.

Câu 8. Cho các phát biểu sau về nước cứng:

(a) Nước cứng có thể là nguyên nhân gây nổ nồi hơi.

(b) Nước cứng là tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước hiện nay.

(c) Nước tự nhiên (nước mưa, tuyết, băng tan,...) thuộc loại nước mềm.

(d) Vôi tôi có thể được dùng để làm mềm nước cứng toàn phần.

(e) Phương pháp trao đổi ion có thể làm mềm tất cả các loại nước cứng.

(f) Nước mềm không gây nhiều tác hại như nước có tính cứng vĩnh cửu hay nước cứng toàn phần.

Số phát biểu đúng là

A. 2.                         B. 3.                             C. 4.                         D. 5. 

Câu 9. Công thức phân tử của sorbitol là

A. C6H14O6.                B. C12H22O11.                    C. C6H10O5.                        D. C6H12O6        

Câu 10. Cho phương trinh phản ứng hóa của các polymer sau:

 

Số phản ứng hóa học thuộc loại phản ứng giữ nguyên mạch polymer là

A. 1                                B. 2                            C. 3.                                D. 4.

Câu 11. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Trong phân tử peptide Gly-Ala-Ala có 4 nguyên tử N.

B. Trong môi trường kiềm, dipeptide mạch hở tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím.

C. Các peptide kém bền trong môi trường base nhưng bền trong môi trường acid.

D. Amino acid tính lưỡng tính do chứa đồng thời nhóm amino và nhóm carboxylic acid.

Câu 12. Nung 400 gam quặng dolomite có chứa 92% (MgCO3.CaCO3) về khối lượng, còn lại là tạp chất rắn trơ, không bị phân hủy (coi như phản ứng xảy ra hoàn toàn). Sau phản ứng thu được chất rắn X và khí CO2. Phần trăm khối lượng của calcium có trong chất rắn X là

A. 25,64%.                        B. 35,71%.                    C. 41,67%.                        D. 28,57.

Câu 13. Cho hình minh họa một hệ thống điện phân như sau:

 

Trong quá suốt quá trình điện phân, khí màu vàng lục sinh ra tại cực (1) và kim loại màu trắng bạc sinh ra tại

cực (2). Phát biểu nào sau đây là đúng?

        A. Cực (1) là anode, cực (2) là cathode và X là dung dịch NaCl.                

        B. Cực (1) là cathode, cực (2) là anode và X là NaCl nóng chảy.        

        C. Cực (1) là anode, cực (2) là cathode và X là NaCl nóng chảy.

        D. Cực (1) là cathode, cực (2) là anode và X là dung dịch NaCl.

Câu 14. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Polyethylene được tạo thành từ phản ứng trùng ngưng ethylene.

B. Thủy phân hoàn toàn nilon-6 và nilon-6,6 đều thu được cùng một sản phẩm.

C. Trùng hợp buta-1,3-diene với xúc tác lưu huỳnh, thu được cao su buna-S.

D. Tơ tằm không bền trong môi trường acid hoặc base        

Câu 15. Phản ứng của ethylene với HBr thuộc loại cơ chế phản ứng nào sau đây?

A. Phản ứng thế nucleophile.                        B. Phản ứng thế electrophile.

C. Phản ứng cộng nucleophile.                        D. Phản ứng cộng electrophile.

Câu 16. Phát biểu nào sau đây sai ?

A. Kim loại Na và K dùng là chất trao đổi nhiệt trong các lò phản ứng hạt nhân.

B. Cho Mg tác dụng với dung dịch FeCl3 dư thu được Fe.

C. Thanh thép để ngoài không khí ẩm thì xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa.

D. Thạch cao sống có công thức là CaSO4.2H2O.

Câu 17. Dung dịch nào dưới đây khi phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được kết tủa trắng?

        A. Ca(HCO3)2.        B. H2SO4.        C. FeCl3.        D. AlCl3.

Câu 18. Tại một phòng thí nghiệm, để kiểm tra hàm lượng hydro sulfide có trong mẫu khí lấy từ bãi chôn lấp rác ở Tây Mỗ - Hà Nội, người ta cho mẫu đó đi vào dung dịch Pb(NO3)2 dư với tốc độ 2,5 lít/phút trong 400 phút. Lọc tách kết tủa thu được 3,585 mg chất rắn màu đen. Dựa vào các dữ kiện nói trên, hàm lượng hydro sulfide có trong mẫu khí trên là (theo đơn vị mg/m3).

        A. 1,28.        B. 0,64.        C. 0,96.        D. 0,68.        

PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 1. Cho sơ đồ tinh chế đồng từ quặng như sau:

 

Cho biết thành phần chính của quặng A là muối X chứa 3 nguyên tố (trong có 1 nguyên tố là Cu).

Cho các phát biểu sau:

a. Chất rắn C là Cu2S.

b. Phương trình tạo xỉ là FeO + SiO2FeSiO3.

c. Cho biết trong muối X thì Fe chiếm 30,43% về khối lượng, công thức của muối X là CuFeS2 (chalcopyrite).

d. Nếu dùng 25 gam quặng A, với hiệu suất của toàn bộ quá trình là 90% thì sẽ thu được 2,592 gam Cu tinh khiết. Thành phần phần trăm của Cu trong quặng A là 11,52%.

Câu 2. Trong thế kỉ 19, khi mà cấu trúc và thành phần hợp chất hữu cơ chưa được biết đến nhiều, hai nhà khoa học Joseph Louis Gay-Lussac và Justus von Liebig đã đề xuất phương pháp phân tích bằng cách đốt cháy (combustion analysis) để xác định thành phần nguyên tố.

Thực hiện thí nghiệm xác định nguyên tố carbon và hydrogen trong phân tử carbohydrate X theo các bước sau:

- Bước 1: Trộn đều khoảng 0,513 gam X với 1 gam copper (II) oxide, sau đó cho hỗn hợp vào ống nghiệm khô (ống số 1) rồi thêm tiếp khoảng 1 gam copper (II) oxide để phủ kín hỗn hợp. Nhồi một nhúm bông có rắc bột CuSO4 khan vào phần trên ống số 1 rồi nút bằng nút cao su có ống dẫn khí.

- Bước 2: Lắp ống số 1 lên giá thí nghiệm rồi nhúng ống dẫn khí vào dung dịch Ca(OH)2 đựng trong ống nghiệm (ống số 2).

- Bước 3: Dùng đèn cồn đun nóng ống số 1 (lúc đầu đun nhẹ, sau đó đun tập trung vào phần có hỗn hợp phản ứng).

Cho các phát biểu sau:

a. Bột CuSO4 khan được dùng để nhận biết H2O sinh ra trong ống nghiệm.

b. Thí nghiệm trên, trong ống số 2 có xuất hiện kết tủa trắng.

c. Tiến hành đo định lượng, người ta thu được khối lượng H2O sinh ra là 0,297 gam và lượng kết tủa trong ống 2 là 1,8 gam. Công thức phân tử của carbohydrate X là C6H12O6. Cho biết công thức phân tử và công thức thực nghiệm của X trùng nhau.

d. Cho biết X ngọt hơn glucose nhưng kém ngọt hơn glucose. Vậy carbohydrate X là một disaccharide được cấu tạo từ 2 gốc monosaccharide giống nhau.

Câu 3. Các hydrocarbon X, Y, Z (thuộc chương trình hóa học 11, MX < MY < MZ) đều có 7,7% khối lượng hydrogen trong phân tử. Tỷ khối hơi của T so với không khí bé hơn 4,0. Các chất trên thỏa mãn:

- 1 mol chất Z tác dụng tối đa 1 mol Br2 trong CCl4.

- Chất X có thể tác dụng tối đa với dung dịch bromine theo tỷ lệ 1 : 2.

- Chất Y được điều chế từ chất X và không tác dụng được với dung dịch bromine.

Cho các phát biểu sau:

a. Chất X, Y, Z có tên gọi lần lượt là styrene, acetylene, benzene.

b. Chất Y có thể làm mất màu dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ thường.

c. Từ X mà điều chế ra Z cần ít nhất 3 phản ứng.

d. Nếu dùng 100 mL KMnO4 1M thì khối lượng Z cần lấy để tham gia phản ứng là 0,84 gam. 

Câu 4. Từ một loại tinh dầu thảo mộc, người ta tách được hợp chất hữu cơ có mùi thơm. Bằng phương pháp phân tích nguyên tố, người ta thấy rằng A chứa 81,82%C và 6,06%H về khối lượng, còn lại là O. Phổ MS cho thấy A có phân tử khối bằng 132. Trên phổ IR của A có một tín hiệu đặc trưng ở 1746 cm-1. Chất A có phản ứng với thuốc thử Tollens, làm mất màu dung dịch Br2/CCl4 và khi bị oxid hoá bằng dung dịch KMnO4 nóng, thu được benzoic acid.

a. Từ kết quả phân tích nguyên tố và phân tích phổ MS, tìm được công thức phân tử của A là C6H12O3.

b. Từ phổ IR và phản ứng với thuốc thử Tollens, chứng tỏ A có chứa nhóm -C(H)=O.

c. Nếu chỉ xét tính chất A làm mất màu dung dịch Br2/CCl4 thì có thể kết luận A có chứa nhóm -CHO.

d. A là dẫn xuất một lần thế của benzene.

PHẦN III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.

Câu 1. Cho các phát biểu sau:

(a) Ethylamine tác dụng với nitrous acid ở nhiệt độ thấp (0 - 5 0C) thu được muối diazonium.

(b) Linoleic acid thuộc loại acid béo omega-3.

(c) Glucose tác dụng với methanol khi có mặt của HCl khan tạo thành sản phẩm chỉ có methyl α-glucoside.

(d) Tất cả protein đều tan được trong nước tạo thành dung dịch keo.

(e) Các polymer bán tổng hợp đều có nguồn gốc từ các polymer thiên nhiên.

(f) Ethylamine, dimethylamine và aniline đều là alkylamine.

Có bao nhiêu phát biểu đúng trong các phát biểu sau?

Câu 2. Tiến hành lên men giấm 184 mL ethylic alcohol 80 với hiệu suất bằng 30%. Biết khối lượng riêng của ethylic alcohol nguyên chất bằng 0,8 g/ml và của nước bằng 1 g/ml. Tính nồng độ phần trăm của acetic acid trong dung dịch thu được (làm tròn đến hàng phần trăm).

Câu 3. Cho X là muối iron sulfate khan có chứa 36,84% Fe về khối lượng. Cho sơ đồ sau:

 

Biết A và B đều là dung dịch có màu vàng.

Tổng số nguyên tử trong (A) và (B) là bao nhiêu?

Câu 4. Cho vòng tròn năng lượng như sau:

 

Tính giá trị của 

Câu 5. Alcohol X đơn chức có dạng lỏng, không màu đến màu vàng, được sử dụng như một chất trung gian trong tổng hợp hữu cơ tại các phòng thí nghiệm, viện nghiên cứu, là một chất ức chế ăn mòn, dung dịch phức kim loại, chất ổn định dung môi và phụ gia làm sáng mạ điện. Phổ IR của X cho kết quả như sau:

 

Khi tiến hành thí nghiệm đo enthalpy đốt cháy của X thì thấy nếu dùng 2,352 gam X thì sẽ tỏa ra một nhiệt lượng là 55,902 kJ. Cho biết phương trình cháy của X như sau:

X(l) + a O2 (g) b CO2 (g) + c H2O(g) 

Tổng số nguyên tử trong X là bao nhiêu? 

Câu 6. Cho các polymer: tinh bột; tơ tằm; polystyrene; tơ nitron; polyethylene; polypropylene;
nylon-6,6; tơ visco; cao su buna. Trong số các polymer trên, có bao nhiêu polymer được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp?

 

BỘ 50 ĐỀ THI THỬ TN THPT 2025  - MÔN HÓA HỌC - THEO CẤU TRÚC MỚI CỦA ĐỀ MINH HỌA - FILE WORD ĐẦY ĐỦ CÓ LỜI GIẢI CHI TIẾT - CẬP NHẬT LIÊN TỤC

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 1 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 2 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 3 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 4 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 5 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 6 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 7 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 8 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 9 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 10 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 11 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 12 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 13 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 14 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 15 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 16 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 17 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 18 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 19 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 20 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 21 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 22 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 23 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 24 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 25 - File word có lời giải

 

 

ĐÁP ÁN

PHẦN I (4,5 đ). Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn.

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

1

C

10

B

2

C

11

D

3

C

12

B

4

C

13

C

5

D

14

D

6

B

15

D

7

C

16

B

8

B

17

A

9

A

18

D

Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25 đ

PHẦN II (4 đ). Câu trắc nghiệm đúng sai. 

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

- Điểm tối đa của 01 câu hỏi là 1 điểm

- Thí sinh lựa chọn chính xác 01 ý trong 1 câu hỏi được 0,1 điểm

- Thí sinh lựa chọn chính xác 02 ý trong 1 câu hỏi được 0,25 điểm

- Thí sinh lựa chọn chính xác 03 ý trong 1 câu hỏi được 0,5 điểm

- Thí sinh lựa chọn chính xác 04 ý trong 1 câu hỏi được 1 điểm

Câu

Lệnh hỏi

Đáp án

(Đ/S)

Câu

Lệnh hỏi

Đáp án

(Đ/S)

1

a

Đ

3

a

 S

b

Đ

b

S

c

Đ

c

Đ

d

Đ

d

S

2

a

Đ

4

a

S

b

Đ

b

Đ

c

S

c

S

d

S

d

Đ

PHẦN III (1,5 đ): Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. 

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

ĐA

1

2,61

33

-98

8

5

HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1.  Nước ép chanh chứa khoảng 5% citric acid (X) nên chanh có vị chua và độ pH khoảng 2-3. Công thức (X) được cho như sau:

 

Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Công thức phân tử của (X) là C6H6O7. 

B. (X) thuộc loại hợp chất đa chức. 

C. Nếu cho 1 mol (X) tác dụng với Na sẽ tạo ra 2 mol H2

D. (X) tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1: 4. 

Hướng dẫn giải

A. Sai vì công thức phân tử của X là C6H8O7

B. Sai vì X là hợp chất tạp chức.

vì X có 4H linh động

C. Đúng D. Sai vì X chỉ có 3 nhóm -COOH nên chỉ tác dụng NaOH tối đa tỷ lệ 1 : 3

Câu 2. Hợp chất vô cơ X có một số ứng dụng như:

- Trong y học, có thể được sử dụng để điều trị chứng dư acid ở dạ dày.

- Điều chỉnh vị chua của nước giải khát.

- Làm tăng độ xốp của bánh, làm mềm thực phẩm.

X là chất nào trong các chất sau?

        A. Na2CO3.        B. NaOH.        C. NaHCO3.        D. NaCl.

Câu 3. Dung dịch nào sau đây đổi màu quỳ tím sang xanh?

        A. 2-aminopropanoic acid.        B. ε-aminocaproic acid.

        C. 2,6-diaminohexanoic acid.        D. 2-aminopetandioic acid.

Hướng dẫn giải

Dạng kiểm tra tên IUPAC của các amino acid

Công thức

Tên thường

Tên IUPAC

NH2CH2COOH

Glyxin

2-amino ethanoic acid

NH2CH(CH3)COOH

Alanin

2-amino propanoic acid

(NH2)2-C5H9COOH

Lysin

2,6-diamino hexanoic acid

NH2-C3H5(COOH)2

Glutamic

2-amino pentanoic acid

Câu 4. Cho 0,5 mL dung dịch chứa chất X vào ống nghiệm, sau đó nhỏ tiếp từng giọt nước bromine, đồng thời lắc nhẹ ống nghiệm, thấy dung dịch nước bromine mất màu và xuất hiện vẩn đục trắng. Chất X có thể là

A. ethylene.        B. acetylene.        C. phenol.        D. acetic aldehyde.

Hướng dẫn giải

 

Câu 5. Triolein tác dụng với H2 dư (Ni, t0) thu được chất X. Thủy phân triolein thu được alcohol Y. Chất X và Y lần lượt là

        A. tripalmitin và ethylene glycol        B. tripalmitin và glycerol.

        C. tristearin và ethylene glycol.        D. tristearin và glycerol.

Hướng dẫn giải

Triolein có CTPT: (C17H33COO)3C3H5

Phương trình: 

Câu 6. Cho m-HO-C6H4-CH2OH (hợp chất chứa nhân thơm) tác dụng với dung dịch NaOH dư. Sản phẩm tạo ra là

A.                           B.               C.         D. 

Câu 7. Cryolite là một chất được thêm vào trong quá trình điện phân nóng chảy quặng bauxide để sản xuất kim loại Al. Cryolite có công thức hóa học là

A. MgCO3.CaCO3.        B. Al2O3.2H2O        C. Na3AlF6.        D. K3AlCl6.

Câu 8. Cho các phát biểu sau về nước cứng:

(a) Nước cứng có thể là nguyên nhân gây nổ nồi hơi. 

(b) Nước cứng là tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước hiện nay.

(c) Nước tự nhiên (nước mưa, tuyết, băng tan,...) thuộc loại nước mềm.

(d) Vôi tôi có thể được dùng để làm mềm nước cứng toàn phần.

(e) Phương pháp trao đổi ion có thể làm mềm tất cả các loại nước cứng. 

(f) Nước mềm không gây nhiều tác hại như nước có tính cứng vĩnh cửu hay nước cứng toàn phần. 

Số phát biểu đúng là

Vẫn còn nội dung phía dưới, bạn hãy ấn nút để xem tiếp nhé...