Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 33 - File word có lời giải
4/20/2025 10:29:49 PM
haophamha ...

 

ĐỀ THI THỬ

CHUẨN CẤU TRÚC MINH HỌA

ĐỀ 33

(Đề thi có 04 trang)

KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025

MÔN: HÓA HỌC

Thời gian làm bài 50 phút; không kể thời gian phát đề

- Tải file word kèm ma trận và lời giải chi tiết ( 20k/Đề ) - LH Zalo 0915347068

-Bộ 50 đề chuẩn cấu trúc minh họa 100% file word kèm ma trận và lời giải chi tiết ( 100k/50Đề ) - LH Zalo 0915347068

Họ, tên thí sinh: .....................................................................

Số  báo  danh: ..........................................................................

Cho biết nguyên tử khối: H = 1, C = 12, N = 14, O = 16, Na = 23, Mg = 24, Al = 27, S = 32, K = 39,              

 Ca = 40, Fe = 56, Cu = 64, Zn = 65, Ag = 108.

PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18 . Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

Câu 1. Chất nào sau đây không tan trong nước lạnh nhưng tan một phần trong nước nóng ?

        A. glucose.        B. tinh bột.        C. fructose.        D. saccharose.

Câu 2. Dung dịch nào sau đây phản ứng với dung dịch NH3 dư thu được kết tủa?

        A. CuCl2.        B. NaCl.        C. AgNO3.        D. Al(NO3)3.

Câu 3. Chất nào sau đây có thể tham gia phản ứng trùng ngưng?

        A. acrylic acid.        B. vinyl cyanide.        C. ethylene glycol.        D. buta-1,3-diene.

Câu 4. Cho các phát biểu sau khi nói về tính chất của ethylamine C2H5NH2:

(1) Ethylamine có khả năng tạo được liên kết hydrogen liên phân tử

(2) Khi hòa tan vào trong nước, dung dịch ethylamine làm giấy quỳ tím hóa xanh

(3) Khi cho ethylamine phản ứng với NaNO2/(HCI) ở nhiệt độ thường thu được sản phẩm chứa ethanol

(4) Phản ứng của AlCl3 với dung dịch ethylamine cho phức chất màu xanh tím

Số phát biểu sai là

        A. 1        B. 2        C. 3        D. 4

Câu 5.. Công thức phức chất aqua của ion Mn2+ và ion Co3+ có dạng hình học bát diện là

        A. [Mn(H2O)6]2+ và [Co(H2O)6]3+.        B. [Mn(H2O)6]4+ và [Co(H2O)6]6+.

        C. [Mn(H2O)]²+ và [Co(H2O)6]3+.        D. [Mn(H2O)6]2+ và [Co(H2O)]3+.

Câu 6. Cho các cân bằng hóa học sau:

(1) N2(g) + 3H2(g) 2NH3(g)             < 0

(2) H2(g) + I2(g) 2HI(g)                  < 0

(3) C(s) + H2O(g) CO(g) + H2(g)   > 0

(4) CaCO3(s) CaO (s) + CO2(g)      > 0

Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Khi tăng áp suất của 4 cân bằng trên thì chỉ có cân bằng (1) chuyển dịch theo chiều thuận, các cân bằng (2), (3), (4) chuyển dịch theo chiều nghịch.

B. Khi tăng nhiệt độ của 4 cân bằng trên thì các cân bằng (1), (2) chuyển dịch theo chiều nghịch, cân bằng (3), (4) chuyển dịch theo chiều thuận.

C. Khi tăng nhiệt độ của 4 cân bằng trên thì có 4 cân bằng tốc độ phản ứng tăng lên.

D. Khi giảm nhiệt độ của cân bằng (1) thì tỉ khối của hỗn hợp khí trong hệ (gồm NH3, H2, N2) so với khí O2 tăng.

Câu 7. Cho các dung dịch sau: HCl, Na2CO3, AgNO3, Na2SO4, NaOH và KHSO4. Số dung dịch tác dụng được với dung dịch FeCl2 là

        A. 4        B. 3        C. 6        D. 5.

Câu 8. Tổng số nguyên tử H có trong một phân tử chất béo (được tạo từ palmitic acid và oleic acid theo tỷ lệ mol 1: 2) là

        A. 97.        B. 102.        C. 101.        D. 106

Câu 9. Cho hỗn hợp gồm acid X (C2H4O2) và este Y (C4H6O2) tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được một muối duy nhất và chất hữu cơ Z. Tên gọi của Y có thể là

        A. vinyl acetate.        B. vinyl formate.        C. methyl acrylate.        D. allyl formate.

Câu 10. Alanine phản ứng với ethyl alcohol khi có mặt HCI khan theo sơ đồ sau:

Ala + C2H5OH + HCIX + H2O.

Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Trong phản ứng trên, nhóm -OH của -COOH (Ala) bị thay thế bởi nhóm -OC2H5. Phản ứng này là phản ứng riêng của nhóm -COOH.

B. Sản phẩm X thu được có công thức là H2NCH(CH3)COOC2H5.

C. Phần trăm khối lượng của nitrogen trong X là 8,16%.

D. 1 mol X tác dụng tối đa được với 2 mol NaOH, thu được Ala.

Câu 11. Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:

Bước 1: Lấy vào ống nghiệm (1) 0,5 mL dung dịch HNO3 đặc (68%)

                            ống nghiệm (2) 0,5 mL dung dịch HCl đặc.

Bước 2: Cho vào mỗi ống nghiệm một mảnh nhỏ đồng kim loại. Nút các ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch NaOH. Đun nhẹ ống nghiệm thứ hai.

Cho các phát biểu sau:

(a) Ở ống nghiệm (1), mảnh đồng tan dần, dung dịch chuyển sang màu xanh.

(b) Ở ống nghiệm thứ hai, thấy có khí không màu, không hóa nâu thoát ra khỏi dung dịch.

(c) Bông tẩm dung dịch NaOH có tác dụng hạn chế khí độc thoát ra khỏi ống nghiệm.

(d) Có thể thay bông tẩm dung dịch NaOH bằng bông tẩm dung dịch NaCl.

Số phát biểu đúng là

A. 2.                         B. 1.                                 C. 3.                                 D. 4.

Câu 12. Cho các chất X, Y, Z, T đơn chức, mạch hở có cùng công thức phân tử C4H6O2. X, Y, Z, T có đặc điểm sau:

- X có đồng phân hình học và dung dịch X làm đổi màu quỳ tím.

- Y là ester của formic acid và không có đồng phân hình học, thủy phân Y trong NaOH thu được alcohol.

- Thủy phân Z cho 2 chất hữu cơ có cùng số nguyên tử carbon và sản phẩm có phản ứng với thuốc thử Tollen.

- Thủy phân T trong môi trường kiềm thu được 2 hợp chất trong đó 1 chất là muối của formic acid và chất còn lại phản ứng được với thuốc thử Tollen’s.

Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Y là vinyl acetate.

B. T có đồng phân hình học và có thể tác dụng bromine theo tỷ lệ 1 : 1.

C. Z được điều chế trực tiếp từ acid và alcohol tương ứng.

D. X là methacrylic acid.

Câu 13. Khi cho polyisoprene tham gia phản ứng cộng với HCl thu được một loại polymer có chứa 14,76% chlorine về khối lượng. Trung bình một phân tử HCl phản ứng với k mắt xích trong mạch polymer theo sơ đồ:

Giá trị của k là

        A. 1.        B. 2.        C. 3.        D. 4.

Câu 14. Trong quá trình ăn mòn điện hóa hợp kim của sắt (Fe), sự ăn mòn xảy ra khi sắt bị oxy hóa tại anode, trong khi phản ứng khử xảy ra tại cathode với sự hiện diện của oxygen và độ ẩm.

Cho các phát biểu sau:

(1) Ở anode, sắt bị oxi hóa thành ion Fe2+, trong khi ở cathode, oxygen bị khử tạo thành ion hydroxide (OH⁻).

(2) Độ ẩm giúp tạo một lớp điện li mỏng, cho phép các ion di chuyển tự do, hỗ trợ quá trình ăn mòn.

(3) Các vùng kim loại bị trầy xước hoặc chịu tác động cơ học có xu hướng trở thành anode, dễ bị ăn mòn hơn.

(4) Khi hai kim loại khác nhau tiếp xúc trong môi trường ẩm, ăn mòn điện hóa được hình thành, với kim loại ít hoạt động hơn bị ăn mòn trước.

(5) Việc phủ lớp kẽm (mạ kẽm) có thể bảo vệ sắt nhờ vào lớp phủ hy sinh này, trong khi mạ thiếc có thể thúc đẩy ăn mòn nếu lớp phủ bị tổn thương.

Số phát biểu đúng là

        A. 2.        B. 3.        C. 4.        D. 5.

Câu 15. Protein có trong lòng trắng trứng là

        A. Keratin.        B. Fibroin.        C. Albumine.        D. Hemoglobin.

Câu 16. Trong nước nguyên chất khi phản ứng xảy ra sẽ có quá trình sau:

2H2O + 2e → H2 + OH-         

Cho .

Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Kim loại Cu tác dụng với H2O ở điều kiện thường do thế điện cực chuẩn dương hơn thế điện cực của H2O.

B. Tính khử của các kim loại tăng dần theo thứ tự sau:  Na< Mg < Al < Cu

C. Kim loại Mg, Al tác dụng được với nước nhưng phản ứng xảy ra chậm.

D. Khi cho mẩu Na vào dung dịch CuSO4 thu được thì Na sẽ chạy trên mặt nước, có khói trắng và có kết tủa nâu xuất hiện.                

Câu 17. Tro thực vật được sử dụng như một loại phân bón cung cấp nguyên tố potassium cho cây trồng do chứa muối potassium carbonate. Công thức của potassium carbonate là

        A. KCl.        B. KOH.        C. NaCl        D. K2CO3.

Câu 18. Từ quặng Sylvinite (KCl.NaCl) sau khi đã loại bỏ các tạp chất, người ta sản xuất phân bón KCl theo quy trình như sau:

Bước 1: Cho NaCl vào nước ở 90oC đến bão hòa.

Bước 2: Cho quặng Sylvinite vào dung dịch đó đến bão hòa KCl và tách lấy NaCl không tan.

Bước 3: Đưa nhiệt độ dung dịch bão hòa ở trên về 10oC và tách lấy KCl kết tinh.

Nếu khối lượng nước ban đầu sử dụng là 2 tấn thì khối lượng KCl được tách ra là m kg (bỏ qua sự bay hơi của nước, bỏ qua sự cản trở của các ion trong dung dịch đến độ tan của các chất). Giá trị của m là

Vẫn còn nội dung phía dưới, bạn hãy ấn nút để xem tiếp nhé...