Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 35 - File word có lời giải
4/20/2025 10:35:03 PM
haophamha ...

 

ĐỀ THI THỬ

CHUẨN CẤU TRÚC MINH HỌA

ĐỀ 35

(Đề thi có 04 trang)

KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025

MÔN: HÓA HỌC

Thời gian làm bài 50 phút; không kể thời gian phát đề

 

-Bộ 50 đề chuẩn cấu trúc minh họa 100% file word kèm ma trận và lời giải chi tiết ( 100k/50Đề ) - LH Zalo 0915347068

Họ, tên thí sinh: .....................................................................

Số  báo  danh: ..........................................................................

Cho biết nguyên tử khối: H = 1, C = 12, N = 14, O = 16, Na = 23, Mg = 24, Al = 27, S = 32, K = 39,              

 Ca = 40, Fe = 56, Cu = 64, Zn = 65, Ag = 108.

PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18 . Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

Câu 1. Trong số các chất sau đây, chất nào có nhiệt độ sôi lớn nhất?

        A. C2H5COONa.        B. C2H5COOH.        C. C3H7OH.        D. CH3COOCH3.

Câu 2.  Phức chất E có nguyên tử trung tâm là X3+, phối tử là NH3. Biết E có số lượng phối tử là 6, công thức của phức chất E có dạng là

        A. [X(NH3)6]3-.        B. [X(NH3)6]2-.        C. [X(NH3)6]2+.        D. [X(NH3)6]3+.

Câu 3.  Nhóm các khí nào sau đây trong không khí khi vượt quá mức cho phép sẽ gây ra hiện tượng mưa acid:

        A. H2; CO; CH4.        B. NH3; H2S; O3.        C. CO2; O3; N2O.        D. SO2; NO; NO2.

Câu 4.  Hiện nay phương pháp nấu rượu truyền thống bằng cách lên men tinh bột vẫn được nhiều người dân sử dụng. Tinh bột sau khi thuỷ phân, lên men thì được chưng cất để thu lấy ethanol. Trong quá trình chưng cất, chất lỏng ban đầu thu được có vị rất nồng, sau đó nhạt dần và cuối cùng có vị chua. Để rượu ngon, khi chưng cất người ta thường bỏ đi khoảng 100 mL – 200 mL chất lỏng chảy ra đầu tiên.Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Trong hỗn hợp đem chưng cất sẽ có mặt các chất sau “C2H5OH, H2O, CH3COOH….”

B. Nhiệt độ sôi xếp theo thứ tự tăng dần như sau C2H5OH, CH3COOH, H2O.

C. Bỏ đi 100 mL – 200 mL chất lỏng chảy ra đầu tiên là để loại bỏ chất độc như CH3OH, CH3CHO.

D. Có ít nhất 2 phản ứng hoá học lên men xảy ra trong quá trình trên.

Câu 5.  Cho các phát biểu sau:

(a) Cao su thiên nhiên chứa các mắt xích isoprene, liên kết đôi trong mạch đều ở dạng cis.

(b) Thủy phân không hoàn toàn tripeptide Ala-Gly-Ala thu được tối đa 2 dipeptide.

(c) Keo dán epoxy có thành phần chính là chất hữu cơ có nhóm –COOH và -NH2 ở hai đầu.

(d) Tách tinh dầu từ hỗn hợp tinh dầu và nước bằng dung môi hexane là phương pháp chiết lỏng - lỏng.

Số phát biểu đúng là

        A. 1.        B. 3.        C. 4.        D. 2.

Câu 6.  Dung dịch nào sau đây làm mềm nước có tính cứng toàn phần ?

        A. Dung dịch KOH        B. Dung dịch NaCl        C. Dung dịch HNO3        D. Dung dịch Na2CO3

Câu 7.  Dichloromethane (DCM) là một chất lỏng không màu, dễ bay hơi với mùi thơm nhẹ và được sử dụng rộng rãi làm dung môi hữu cơ. Công thức phân tử của dichloromethane là

    A. CH3Cl                         B. CCl4                           C. CHCl3                          D. CH2Cl2        

Câu 8.  Lên men dung dịch chứa 150 gam glucose thu được 46 gam ethanol . Hiệu suất quá trình lên men tạo thành ethanol là

A. 54%.                 B. 60%.                 C. 40%.                 D. 80%.

Câu 9.  Quá trình reforming là quá trình sắp xếp lại mạch hydrocarbon để tạo ra nhiều hydrocarbon mạch nhánh, làm tăng chỉ số octane của xăng hoặc tạo ra các hợp chất arene như benzene, toluene, xylene để làm nguyên liệu cho hóa dầu. Cho các quá trình nào sau đây:

Có bao nhiêu quá trình là quá trình reforming?

        A. 1.        B. 3.        C. 4.        D. 2.

Câu 10.  Cho các phát biểu sau:

(a) Dung dịch methylamine làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.

(b) Ester vinyl acetate ít tan trong nước.

(c) Tơ capron thuộc loại tơ tự nhiên.

(d) Trong y học saccarose được dùng làm thuốc tăng lực cho người bệnh.

Số phát biểu sai là

        A. 2.        B. 1.        C. 3.        D. 4.

Câu 11.  Trong quá trình điện phân, 1 mol Cr3+ được điện phân cần bao nhiêu mol electron?

        A. 2.        B. 1.        C. 3.        D. 4.

Câu 12.  Amine nào sau đây có tính base yếu hơn ammonia ?

        A. Aniline.        B. methylamine        C. Propylamine         D. Dimethylamine

Câu 13.  Cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng của ion R2+ là 2p6. Nguyên tử R là :

        A. 19K.                B. 12Mg.                C. 10Ne.                D. 11Na.

Câu 14.  Cho cơ chế phản ứng của propene với H2O như sau :

Phát biểu nào sau đây đúng ?

        A. Ở bước 1, quá trình proton hóa liên kết đôi C=C của propene tạo thành carbocation.

        B. Nếu thay H2O bằng Br2 thì cơ chế phản ứng xảy ra tương tự.

        C. Ở bước 2, quá trình tách proton để tạo thành alcohol.

        D. Sản phẩm của phản ứng có tên gọi là propan -1-ol.

Câu 15.  Nước thải công nghiệp chế biến cafe, chế biến giấy,.. chứa hàm lượng chất hữu cơ ở dạng hạt lơ lửng. Trong quá trình xử lý nước thải này, để làm cho các hạt lơ lửng này keo tụ lại thành khối lớn, dễ dàng tách ra khỏi nước (làm trong nước) người ta thêm vào nước một lượng chất nào sau đây ?

        A. Vôi tôi         B. Soda         C. Phèn chua         D. Nước Javen

Câu 16.  Trong công nghiệp, kim loại nào sau đây chỉ được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy ?

        A. Ag        B. Cu        C. K        D. Fe

Câu 17.  Phát biểu nào sau đây sai ?

        A. Glucose được dùng để tráng gương, tráng ruột phích, làm thuốc tăng lực.

        B. Thành phần chính của cồn 75o mà trong y tế thường hay dùng để sát trùng là metanol.

        C. Để ủ hoa quả nhanh chín và an toàn hơn, có thể thay thế C2H2 bằng C2H4.

        D. Các dung dịch glycine, alanine và valine đều không làm đổi màu quỳ tím.

Câu 18.  Protein tham gia phản ứng với dung dịch HNO3 đặc tạo thành hợp chất rắn có màu gì?

        A. Tím.        B. Trắng.        C. Xanh.        D. Vàng.

PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 1. Serine là một amino acid không thiết yếu có nguồn gốc từ glycine, đóng vai trò quan trọng trong các quá trình sinh học khác nhau. Nó là một trong 20 loại amino acid tiêu chuẩn cần thiết cho sự hình thành protein trong cơ thể. Dưới đây là công thức cấu tạo của serine

 

Cho các phát biểu sau :

a. Khối lượng phân tử của serine là 105 g/mol.

b. Tên gọi khác của serine : 2-amino-3-hydroxypropanoic acid

c. Serine phản ứng với NaOH theo tỉ lệ 1:2

d. Serine chứa một nhóm amino (-NH2), một nhóm cacboxyl (-COOH) và một chuỗi bên chứa một nhóm

hydroxyl (-OH), làm cho nó trở thành một axit amin phân cực, ưa nước. 

Câu 2.  Một nhóm học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên thực hiện thí nghiệm điều chế ester, đã tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Cho vào bình cầu đáy tròn 22 mL pentyl alcohol (D = 0,81 g/mL) và V mL acetic acid (D = 1,05 g/mL).

Bước 2: Thêm tiếp vào bình cầu đó 4 mL dung dịch sulfuric acid đặc và một ít đá bọt. Đun hồi lưu hỗn hợp trong khoảng 30 phút.

Bước 3: Sau khi tách khỏi hỗn hợp và làm sạch, nhóm học sinh tiến hành cân khối lượng ester, xác định được khối lượng là 17 gam.

Trong hỗn hợp phản ứng ban đầu ở bình cầu đáy tròn, nhóm thí nghiệm còn cho thêm một ít hạt silicagel có màu xanh (do được nhộm CoCl2) vào trước khi đun hồi lưu.

a. Vai trò của đá bọt là giúp hỗn hợp phản ứng không bị sôi mạnh.

b. Để tỉ lệ mol giữa pentyl alcohol và acetic acid là 1 : 1 thì giá trị của V là 11 mL (cho phép làm tròn đáp án đến hàng đơn vị)

c. Mục đích của việc thêm vào các hạt silicagel là hấp thụ nước sinh ra trong phản ứng ester hoá, nhờ đó giúp hiệu suất ester hoá tăng lên.

d. Khi kết thúc thí nghiệm, các hạt silicagel từ màu xanh chuyển sang màu hồng do tạo thành phức [Co(H2O)4]Cl2 có màu hồng.

Câu 3. Sự kết hợp giữa aspartic acid và phenylalanine tạo thành peptide, peptide này có thể được chuyển đổi thành methyl ester gọi là aspartame. Công thức của aspatic acid, phenylalanine và aspartame được cho dưới đây:

Aspartame có vị ngọt nên được sử dụng trong thực phẩm không đường dành cho người bị tiểu đường. Ở nhiệt độ cao aspartame bị phân hủy tạo các amino acid tự do không có vị ngọt.

a. Tên thay thế của aspartic acid là 2-aminobutane-1,4-dioic acid.

b. Tại pH = 11, khi đặt vào một điện trường, aspatic acid di chuyển về phía cực âm.

c. Có thể sử dụng chất tạo ngọt aspartame để thay thế đường saccharose trong làm các loại bánh nướng.

d. Số nguyên tử hydrogen trong phân tử aspartame là 19.

Câu 4. Cho các phức chất sau: [Ag(NH3)2]+, [Cd(NH3)4]2+, [Ni(Cl)4]2-, [Ni(CN)4]2-, [Cu(NH3)4](OH2)2]2+

Cho các phát biểu sau:

a. Phức [Ag(NH3)2]+ có số phối trí là 2

b. Phức [Ni(Cl)4]2-, [Ni(CN)4]2 đều có dạng hình học tứ diện

c. Phức chất [Cu(NH3)4](OH)2 được tạo thành khi cho dung dịch NH3 lấy dư tương tác với dung dịch CuSO4

d. Ứng dụng của phức [Cu(NH3)4](OH2)2]2+ làm chất tạo màu, thuốc nhuộm vải do có màu xanh đặc trưng.

PHẦN III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.

Câu 1. Một con tàu có phần vỏ thép diện tích . Để bảo vệ phần vỏ thép này khỏi sự ăn mòn, cần dòng điện có mật độ trung bình là 2,75 mA / m2. Trong phương pháp bảo vệ cathode, người ta gắn các khối kẽm lên vỏ thép. Tính khối lượng kẽm cần sử dụng trong một năm (365 ngày) nếu lượng kẽm thất thoát bởi các quá trình khác là 12%. Cho biết công thức q=I.t=ne.F. (với q là điện lượng, I là cường độ dòng điện, F là hằng số 96485 C/mol)) (cho phép làm tròn đáp án đến hàng phần mười).

Câu 2.  Aspirin là thuốc giảm đau, hạ sốt và chống viêm. Trong môi trường nước, Aspirin là một acid và phân li proton theo phản ứng:

Tại 25oC biến thiên năng lượng Gibbs chuẩn của phản ứng là +19,9 kJ.

Giả sử có phản ứng xảy ra, hãy tính pH của dung dịch Aspirin 0,1 M tại 298K. Cho biết công thức liên hệ giữa năng lượng Gibbs và hằng số acid như sau:  (Hằng số R = 8,314 J/mol.K) 

Câu 3. Các chất X, Y, Z là các hợp chất hữu cơ (đều chứa nguyên tố oxygen trong phân tử) thỏa mãn sơ đồ sau: Glycine  X  Y  Z.

Cho các phát biểu sau:

(a) Trong phân tử chất X có 10 nguyên tử hiđro.

(b) X tác dụng với dung dịch HCl dư theo tỉ lệ số mol là 1 : 2.

(c) Y tác dụng với dung dịch NaOH dư theo tỉ lệ số mol là 1 : 1.

(d) Dung dịch Y làm quỳ tím chuyển sang màu xanh.

(e) Đốt cháy hoàn toàn 1 mol Z thu được 2 mol khí CO2.

Có bao nhiêu nhận định đúng?

Câu 4. Trong quá trình sản xuất 2,4-D và 2,4,5-T từ phenol luôn sinh ra một lượng nhỏ dioxin. Dioxin là một hợp chất khó phân hủy trong môi trường và cơ thể con người. Dioxin cực kì độc ở nồng độ rất nhỏ (cỡ phần tỉ) gây ra những hậu quả khôn lường cho con người như ung thư, quái thai, dị tật, vô sinh,... Dioxin có công thức cấu tạo như sau:

Thành phần (%) của nguyên tố chlorine trong một phân tử dioxin bằng bao nhiêu? 

Câu 5. Cho các chất sau: polybuta-1,3-diene, poly(methyl metacrylate), polyetilene, len lông cừu, polyacrylonitrile, cellulose, polychloroprene. Trong số các chất trên, có bao nhiêu chất được dùng để chế tạo cao su ?

Câu 6. Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:

Bước 1: Đánh sạch gỉ một chiếc đinh sắt rồi thả vào dung dịch CuSO4.

Bước 2: Sau khoảng 10 phút, quan sát màu của chiếc đinh sắt và màu của dung dịch.

Cho các nhận định sau:

        (a) Đinh sắt bị phủ một lớp màu đỏ.

        (b) Màu xanh của dung dịch đậm hơn vì ion Fe2+ có màu xanh đậm.

        (c) Màu xanh của dung dịch nhạt dần vì nồng độ của ion Cu2+ trong dung dịch giảm dần.

        (d) Khối lượng dung dịch giảm so với ban đầu.

        (e) Trong thí nghiệm trên có xảy ra ăn mòn điện hóa học.

Có bao nhiêu nhận định sai?

BỘ 50 ĐỀ THI THỬ TN THPT 2025  - MÔN HÓA HỌC - THEO CẤU TRÚC MỚI CỦA ĐỀ MINH HỌA - FILE WORD ĐẦY ĐỦ CÓ LỜI GIẢI CHI TIẾT - CẬP NHẬT LIÊN TỤC

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 1 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 2 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 3 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 4 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 5 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 6 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 7 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 8 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 9 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 10 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 11 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 12 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 13 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 14 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 15 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 16 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 17 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 18 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 19 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 20 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 21 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 22 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 23 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 24 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 25 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 26 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 27 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 28 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 29 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 30 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 31 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 32 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 33 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 34 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 35 - File word có lời giải

 

ĐÁP ÁN

PHẦN I (4,5 đ). Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn.

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

1

A

10

C

2

D

11

C

3

D

12

A

4

B

13

B

5

B

14

A

6

D

15

C

7

D

16

C

8

B

17

B

9

B

18

D

Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25 đ

PHẦN II (4 đ). Câu trắc nghiệm đúng sai. 

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

- Điểm tối đa của 01 câu hỏi là 1 điểm

- Thí sinh lựa chọn chính xác 01 ý trong 1 câu hỏi được 0,1 điểm

- Thí sinh lựa chọn chính xác 02 ý trong 1 câu hỏi được 0,25 điểm

- Thí sinh lựa chọn chính xác 03 ý trong 1 câu hỏi được 0,5 điểm

- Thí sinh lựa chọn chính xác 04 ý trong 1 câu hỏi được 1 điểm

Câu

Lệnh hỏi

Đáp án

(Đ/S)

Câu

Lệnh hỏi

Đáp án

(Đ/S)

1

a

Đ

3

a

Đ

b

Đ

b

S

c

S

c

S

d

Đ

d

S

2

a

Đ

4

a

Đ

b

S

b

S

c

Đ

c

Đ

d

S

d

Đ

PHẦN III (1,5 đ): Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. 

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

ĐA

33,2

2,26

2

41,1

2

1

HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1. Trong số các chất sau đây, chất nào có nhiệt độ sôi lớn nhất?

        A. C2H5COONa.        B. C2H5COOH.        C. C3H7OH.        D. CH3COOCH3.

Câu 2.  Phức chất E có nguyên tử trung tâm là X3+, phối tử là NH3. Biết E có số lượng phối tử là 6, công thức của phức chất E có dạng là

        A. [X(NH3)6]3-.        B. [X(NH3)6]2-.        C. [X(NH3)6]2+.        D. [X(NH3)6]3+.

Câu 3.  Nhóm các khí nào sau đây trong không khí khi vượt quá mức cho phép sẽ gây ra hiện tượng mưa acid:

        A. H2; CO; CH4.        B. NH3; H2S; O3.        C. CO2; O3; N2O.        D. SO2; NO; NO2.

Câu 4.  Hiện nay phương pháp nấu rượu truyền thống bằng cách lên men tinh bột vẫn được nhiều người dân sử dụng. Tinh bột sau khi thuỷ phân, lên men thì được chưng cất để thu lấy ethanol. Trong quá trình chưng cất, chất lỏng ban đầu thu được có vị rất nồng, sau đó nhạt dần và cuối cùng có vị chua. Để rượu ngon, khi chưng cất người ta thường bỏ đi khoảng 100 mL – 200 mL chất lỏng chảy ra đầu tiên.Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Trong hỗn hợp đem chưng cất sẽ có mặt các chất sau “C2H5OH, H2O, CH3COOH….”

Vẫn còn nội dung phía dưới, bạn hãy ấn nút để xem tiếp nhé...