Câu 3. Xét 3 amino acid sau: glycine, alanine, valine. Cho các phát biểu:
a. Số nhóm amino và số nhóm carboxyl có trong một phân tử valine tương ứng là 2 và 1.
b. Phân tử khối của alanine là 89
c. Từ ba amino acid: glycine, alanine, valine có thể tạo được tối đa 3 tripeptide chứa ba amino acid khác nhau.
d. Dipeptide X (chứa 2 trong 3 gốc α-amino acid trên). Khi phân tích nguyên tố thu được phần trăm khối lượng của các nguyên tố như sau: %C= 41,10, %H=6,85, %N=19,18; còn lại là oxygen. Công thức cấu tạo của có thể là Gly-Ala hoặc Ala-Gly.
Hướng dẫn giải
|
Phát biểu
|
Đúng
|
Sai
|
a
|
Số nhóm amino và số nhóm carboxyl có trong một phân tử valine tương ứng là 2 và 1.
|
|
S
|
b
|
Phân tử khối của alanine là 89
|
Đ
|
|
c
|
Từ ba amino acid: glycine, alanine, valine có thể tạo được tối đa 3 tripeptide chứa ba amino acid khác nhau.
|
|
S
|
d
|
Dipeptide X (chứa 2 trong 3 gốc α-amino acid trên). Khi phân tích nguyên tố thu được phần trăm khối lượng của các nguyên tố như sau: %C= 41,10, %H=6,85, %N=19,18; còn lại là oxygen. Công thức cấu tạo của có thể là Gly-Ala hoặc Ala-Gly.
|
Đ
|
|
a. Sai vì số nhóm amino và số nhóm carboxyl có trong một phân tử valine tương ứng là 1 và 1.
b. Đúng vì Alanine có công thức là CH3-CH(NH2)-COOH có phân tử khối là 89
c. Sai vì tạo được tối đa 6 tripeptide chứa ba amino acid khác nhau.
d. Đúng vì từ phần trăm khối lượng nguyên tố và dipeptide (có thể có 2 N) xác định được công thức phân tử của X là C5H10O3N2.
Vì X là dipeptide, nên X phải có 2 đơn vị α-amino acid. Vậy các α-amino acid phải là: H2NCH2COOH và H2NCH(CH3)COOH. Từ đó, dipeptide X có thể là là Gly- Ala hoặc Ala-gly
Câu 4. Phèn sắt được sử dụng như là chất keo tụ trong quá trình xử lý nước (nước thải, nước giếng khoan...) do tạo chất kết tủa dạng keo kéo theo các chất bẩn lơ lửng trong nước lắng xuống. Phương trình thủy phân ion Fe3+ được biểu diễn đơn giản như sau:
Fe3+ + 6 H2Ophức chất X
X phức Y + 3H+
Cho các phát biểu sau:
a. Phức chất X là phức bát diện có công thức phân tử là [Fe(OH2)6]3+.
b. Để bảo quản dung dịch muối FeCl3 trong phòng thí nghiệm người ta thường nhỏ vài giọt dung dịch acid vào trong lọ đựng dung dịch muối.
c. Dung dịch phèn sắt NH4Fe(SO4)3.12H₂O có môi trường base.
d. Phức Y có công thức là [Fe(OH)2(H2O)3].
Hướng dẫn giải
|
Phát biểu
|
Đúng
|
Sai
|
a
|
Phức chất X là phức bát diện có công thức phân tử là [Fe(OH2)6]3+.
|
Đ
|
|
b
|
Để bảo quản dung dịch muối FeCl3 trong phòng thí nghiệm người ta thường nhỏ vài giọt dung dịch acid vào trong lọ đựng dung dịch muối,
|
Đ
|
|
c
|
Dung dịch phèn sắt NH4Fe(SO4)3.12H₂O có môi trường base.
|
|
S
|
d
|
Phức Y có công thức là [Fe(OH)2(H2O)3]
|
|
S
|
a. Đúng
b. Đúng theo nguyên lí chuyển dịch cần bằng.
c. Sai vì phèn sắt cho môi trường acid theo phương trình sau:
riêng ion ammonium bị thủy phân tạo NH3 thoát ra ngoài:
d. Sai vì phương trình như sau: [Fe(H2O)6]3+[Fe(OH)3(H2O)3] + 3H+