Câu 3. Hình vẽ nào sau đây biểu diễn đúng chiều dòng điện cảm ứng
xuất hiện trong khung dây dẫn kín?

A. Hình 1. B. Hình 2. C. Hình 3. D. Hình 4.
Hướng dẫn giải
Khi R tăng, cường độ dòng điện chạy trong ống dây dẫn giảm nên độ lớn cảm ứng từ của từ trường của ống dây dẫn giảm, dẫn đến từ thông xuyên qua diện tích khung dây dẫn kín giảm. Các đường sức từ ở trong lòng ống dây có chiều từ trên xuống dưới (cùng chiều với
). Dựa vào định luật Lentz, ta xác định được vector cảm ứng từ của từ trường cảm ứng
cùng chiều với
. Dùng quy tắc nắm bàn tay phải ta xác định được chiều của dòng điện cảm ứng xuất hiện trong khung dây dẫn kín cùng chiều quay của kim đồng hồ (nhìn từ trên xuống) như hình 1. Khi R giảm thì chiều dòng điện cảm ứng sẽ có chiều ngược lại.
Ở hình 3 và 4, không xuất hiện dòng điện cảm ứng trong khung dây.
Sử dụng các thông tin sau cho câu 4 và câu 5: Một khối khí lí tưởng được chứa trong xi lanh có pit tông di chuyển được. Khi truyền cho khối khí một nhiệt lượng 400 J khối khí dãn nở và đẩy pit tông di chuyển, làm thể tích của khối khí tăng thêm 0,4 lít. Biết áp suất của khối khí là
Pa và không đổi trong quá trình khối khí dãn nở.
Câu 4. Công mà khối khí đã thực hiện để đẩy pit tông di chuyển có độ lớn bằng
A. 80 kJ. B. 160 J. C. 80 J. D. 160 mJ.
Hướng dẫn giải
Công mà khối khí đã thực hiện để đẩy pit tông di chuyển có độ lớn bằng:
J.
Câu 5. Độ biến thiên nội năng của khối khí bằng
A. − 80 J. B. 400 J. C. 480 J. D. 320 J.
Hướng dẫn giải
Độ biến thiên nội năng của khối khí bằng:
J.