Câu 3. Phương pháp nấu rượu truyền thống bằng cách lên men tinh bột vẫn được nhiều người dân sử dụng từ xưa đến nay. Tinh bột sau khi thủy phân, lên men thì được đem chưng cất để thu lấy ethanol. Trong quá trình chưng cất, chất lỏng ban đầu thu được có vị rất nồng, sau đó nhạt dần và cuối cùng có vị chua. Để rượu ngon, khi chưng cất người ta thường bỏ đi khoảng 100 - 200 mL chất lỏng chảy ra đầu tiên.
a. Hỗn hợp đem chưng cất chỉ có C2H5OH, H2O.
b. Nhiệt độ sôi xếp theo thứ tự tăng dần như sau C2H5OH, CH3COOH, H2O.
c. Bỏ đi khoảng 100 - 200 mL chất lỏng chảy ra đầu tiên là để loại bỏ chất độc như CH3OH, CH3CHO.
d. Để có được rượu 45 0 phải tiến hành thêm 20mL nước vào 60 mL rượu 60 0. Biết khối lượng riêng của ethanol d = 0,8 gam/cm3.
Câu 4. Một học sinh làm thí nghiệm: Điện phân dung dịch NaCl
- Lắp thiết bị thí nghiệm điện phân dung dịch NaCl với điện cực trơ như hình bên dưới.
- Rót khoảng 80 mL dung dịch NaCl bão hoà vào cốc rồi nhúng hai điện cực graphite vào dung dịch.
- Nối hai điện cực graphite với hai cực của nguồn điện và tiến hành điện phân trong khoảng 5 phút.
- Cho một mẫu cánh hoa màu hồng vào cốc chứa khoảng 5 mL dung dịch sau điện phân.
Quan sát hiện tượng thí nghiệm, học sinh có nhận xét:
a. Tại điện cực anode có khí H2 thoát ra.
b. Tại điện cực cathode xảy ra quá trình oxi hoá nước:
c. Cánh hoa hồng bị mất màu.
d. Dùng nắp đậy trong quá trình điện phân để hạn chế sự thoát Cl2 ra ngoài môi trường gây độc hại cho người làm thí nghiệm và ô nhiễm môi trường.
Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 7 - File word có lời giải