Câu 4. Cho cơ chế phản ứng của urea với kiềm như sau:
Đồng thời người ta có thể chuyển nhóm -CONH2 thành nhóm amine bậc I bằng cách dùng Br2/NaOH gọi là chuyển vị Hofman (đặt theo tên của nhà Hóa học A.W. Hofmann).
Từ các protein thực vật người ta tách ra được một chất Y có công thức C5H10O3N2. Kết quả nghiên cứu chứng tỏ rằng Y có một nhóm amino. Đun nóng Y với kiềm thì giải phóng NH3 đồng thời tạo thành α-acid amin X (theo cơ chế như urea). Cho biết X có 1 nhóm amino, có tỷ khối so với Ne là 14,7. Thực hiện chuyển vị Hofman Y thì thu được α,γ-diaminobutyric acid. Cho các phát biểu sau:
a. Công thức cấu tạo của α,γ-diaminobutyric acid là H2N-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH.
b. Công thức phân tử của urea là CH4ON2 và là phân đạm có độ dinh dưỡng cao nhất trong các phân đạm sau: NH4NO3, (NH4)2SO4, urea, NH4Cl.
c. Acid X có thể làm quỳ tím ẩm hóa đỏ.
d. Công thức cấu tạo của Y là H2NCO-CH2-CH(NH2)-COOH.
Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 30 - File word có lời giải