dongon1812 4/16/2025 8:05:58 AM

Câu 5. Thực hiện phản ứng sau trong dung dịch ở các điều kiện khác nhau: A(aq) + B(aq) → C(aq) + D(aq).

Thí nghiệm 1: ở nhiệt độ 25 0C, không có xúc tác.

Thí nghiệm 2: ở nhiệt độ 0 0C, không có xúc tác.

Thí nghiệm 3: ở nhiệt độ 25 0C, có mặt chất xúc tác.

Thi nghiệm 4: ở nhiệt độ 30 0C, có mặt chất xúc tác.

Thể tích dung dịch không đổi trong quá trình phản ứng.

Nồng độ của chất D trong dung dịch biến đổi theo thời gian ở mỗi thí nghiệm được biểu diễn trong đồ thị sau:

Đồ thị (d) sẽ ứng với thí nghiệm nào trong 4 thí nghiệm trên? (chỉ ghi số thứ tự thí nghiệm)

Câu 6. A là tinh thể muối chloride kép ngậm nước của Mg và một kim loại kiềm, được hình thành từ quá trình bốc hơi nước biển. Để xác định công thức của A, người ta tiến hành hai thí nghiệm sau:

∙        Thí nghiệm 1: Hoà tan hết 1,110 gam A vào nước thu dung dịch B, cho B tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 thì thu được 1,722 gam kết tủa trắng.

∙        Thí nghiệm 2: Nung 1,665 gam A đến khối lượng không đổi thu được chất rắn C có khối lượng giảm 38,92% so với khối lượng A ban đầu. Cho C tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thu được kết tủa D. Lọc lấy kết tủa, rửa sạch rồi đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 0,24 gam chất rắn E (coi các phản ứng xảy ra hoàn toàn).

Tổng số nguyên tử có trong A là bao nhiêu?

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 30 - File word có lời giải