Câu 78. Cho 18,15 gam tinh thể Cu(NO3)2.3H2O vào dung dịch NaCl thu được dung dịch X. Tiến hành điện phân dung dịch X bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp trong thời gian t giây thu được dung dịch Y và 0,06 mol khí thoát ra ở anot. Nếu thời gian điện phân là 2t giây thì khí thoát ra 2 cực là 0,185 mol. Dung dịch Y hòa tan tối đa m gam Fe, thấy khí NO thoát ra (sản phẩm khử duy nhất).
Có các phát biểu sau:
(1) Ở thời gian t giây khí H2 thoát ra ở catot là 0,01 mol.
(2) Ở gian t giây và 2t giây số mol HNO3 có trong dung dịch là 0,07 mol.
(3) Giá trị của m là 1,47.
(4) Nếu ở anot thu được 0,03 mol khí O2 thì thời gian điện phân là 9650 giây.
Số phát biểu sai là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Hướng dẫn giải
* t(s): Y + Fe có khí NO chứng tỏ có HNO3. có H+ → anot có ra O2.
→ 0,06 mol khí ra gồm x mol Cl2 và 0,06- x mol O2 → ne trao đổi = 0,24-2x.
* 2t (s): ne trao đổi = 0,48 - 4x mol → anot ra: (0,12 - 0,5x) mol hỗn hợp Cl2 và O2.
* Bên catot: ra hết 0,075 mol Cu → ra thêm (0,165 – 2x) mol H2 nữa.
→ ∑nkhí ra ở cả 2 cực = (0,12 + 0,5x) + (0,165 -2x) = 0,185 mol → x = 0,04 mol.
* Từ x = 0,04 mol → ban đầu có 0,075 mol Cu(NO3)2 và 0,08 mol NaCl.
* t(s): đọc dung dịch sau điện phân Y gồm: 0,08 mol NaNO3 và 0,07 mol HNO3.
Cho Fe + dung dịch Y thì rõ chỉ HNO3 phản ứng và Fe chỉ lên Fe2+ thôi (do Fe dư).
→ mFe bị hòa tan = (0,07 × 3 ÷ 8)× 56 = 1,47 gam.
(1) Ở thời gian t giây khí H2 thoát ra ở catot là 0,01 mol. Sai
nH2 = (0,24 – 2.0,04 – 0,075.2):2 = 0,005 mol
(2) Ở gian t giây và 2t giây số mol HNO3 có trong dung dịch là 0,07 mol. Đúng
Ở t giây dung Y có 0,07 mol HNO3, nếu tiếp tục điện phân thì H2O bị điện phân số mol HNO3 không thay đổi.
(3) Giá trị của m là 1,47. Đúng
(4) Nếu ở anot thu được 0,03 mol khí O2 thì thời gian điện phân là 9650 giây. Đúng
t= (0,04.2 + 0,03.4).96500 : 2 = 9650 giây