SỞ GD VÀ ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ (LẦN 1) (Đề thi có ___ trang) |
KÌ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 Môn thi: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian giao đề |
Họ, tên thí sinh: .....................................................................
Số báo danh: .........................................................................
1
Câu 1: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia nào sau đây ở châu Phi tuyên bố độc lập?
A. Vênêxuêla. B. Cuba. C. Tuynidi. D. Áchentina.
A. chuyển quan hệ hai nước từ thế đối đầu sang đồng minh chiến lược.
B. làm cho toàn cầu hóa trở thành một xu thế trong quan hệ quốc tế.
C. góp phần làm giảm tình trạng đối đầu trong quan hệ quốc tế.
D. làm cho các khối quân sự đối đầu ở châu Âu bị giải thể hoàn toàn.
A. Phi thực dân hóa. B. Toàn cầu hóa. C. Vô sản hóa. D. Liên kết khu vực.
A. Xây dựng hệ thống trường học các cấp. B. Tiến hành cải cách giáo dục toàn diện.
C. Chia ruộng đất công cho dân cày nghèo. D. Mở các lớp dạy chữ Quốc ngữ.
A. Đông Âu. B. Mĩ Latinh. C. Đông Nam Á. D. Bắc Phi.
Câu 6: Các cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Đông Dương có điểm giống nhau nào sau đây?
A. Tập trung đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế có khả năng thu lợi nhuận tối đa.
B. Chủ yếu sử dụng nguồn vốn đầu tư của tư bản tư nhân ở Pháp.
C. Chủ yếu sử dụng nguồn vốn đầu tư của tư bản nhà nước ở Pháp.
D. Bối cảnh thúc đẩy thực dân Pháp tiến hành các cuộc khai thác thuộc địa.
A. thực hiện đúng chủ trương của Luận cương chính trị tháng 10 - 1930.
B. bắt đầu nhận ra khả năng chống đế quốc của trung và tiểu địa chủ.
C. tập trung giải quyết những mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam.
D. đáp ứng đúng nguyện vọng số một của giai cấp nông dân Việt Nam.
2 A. đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
B. tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất.
C. dựa vào lực lượng chính trị quần chúng.
D. sử dụng hình thức đấu tranh vũ trang.
A. Kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.
B. Công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp.
C. Đi từ khởi nghĩa từng phần đến tổng khởi nghĩa.
D. Kết hợp đấu tranh quân sự với chính trị, binh vận.
Câu 10: Sự kiện nào sau đây diễn ra ở khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Chế độ phân biệt chủng tộc chính thức bị xóa bỏ.
B. Cộng đồng than - thép châu Âu được thành lập.
C. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập.
D. Thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Campuchia.
Câu 11: Sự kiện nào sau đây diễn ra sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc (1989)?
A. Các thế lực phát xít lên cầm quyền ở một số nước châu Âu.
B. Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
C. Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) được thành lập.
D. Tổ chức Hiệp ước Vácsava chấm dứt hoạt động.
A. Cách mạng nhung. B. Cách mạng trắng. C. Cách mạng xanh. D. Cách mạng chất xám.
A. Thúc đẩy tính liên kết của phong trào công nhân.
B. Xác lập quyền lãnh đạo của giai cấp nông dân.
C. Hình thành trên thực tế khối liên minh công nông.
D. Đánh dấu sự thắng thế của khuynh hướng tư sản.
Câu 14: Trong giai đoạn 1945-1952, Nhật Bản thực hiện chính sách đối ngoại nào sau đây?
A. Hợp tác với tất cả các nước Đông Âu. B. Chỉ quan hệ hợp tác với các nước Tây Âu.
C. Liên minh chặt chẽ với Mĩ. D. Hợp tác với tất cả các nước châu Á.
A. Cách mạng khoa học và cách mạng kĩ thuật không tách rời nhau.
B. Khoa học luôn đi trước và tồn tại độc lập với kĩ thuật.
C. Tất cả phát minh kĩ thuật luôn đi trước và mở đường cho khoa học.
D. Tất cả phát minh kĩ thuật đều khởi nguồn từ nước Mĩ.
A. Chỉ nhượng bộ thực dân Pháp trên lĩnh vực chính trị.
B. Không kiên định, dễ thỏa hiệp khi Pháp nhượng bộ.
C. Hợp tác với Pháp trên tất cả các lĩnh vực kinh tế.
D. Kiên định chống lại mọi thủ đoạn chính trị của Pháp.
A. Thành lập chính quyền của toàn thể nhân dân Việt Nam.
B. Sử dụng các hình thức đấu tranh phong phú và quyết liệt.
C. Hoàn thành triệt để nhiệm vụ cách mạng ruộng đất.
D. Tổ chức các lực lượng yêu nước trong mặt trận dân tộc thống nhất.
A. Xác định giai cấp lãnh đạo. B. Đề ra phương hướng chiến lược.
C. Chủ trương tập hợp lực lượng cách mạng. D. Xác định phương pháp đấu tranh.
A. tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo.
B. phong trào công nhân giữ vai trò quyết định.
C. chủ nghĩa Mác – Lê nin giữ vai trò quyết định.
D. có sự kết hợp với phong trào yêu nước.
A. Gây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ nòng cốt.
B. Trực tiếp tạo ra sự phân hóa trong các tổ chức tiền cộng sản.
C. Bắt đầu xây dựng lí luận cách mạng giải phóng dân tộc.
D. Khởi đầu tạo dựng các mối quan hệ với cách mạng thế giới.
Câu 21: Trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới, khu vực Mĩ Latinh đã được mệnh danh là
A. “Lục địa mới trỗi dậy”. B. “Hòn đảo tự do”.
C. “Lục địa bùng cháy”. D. “Lục địa ngủ kĩ”.
A. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
B. Cuộc bãi công của công nhân Ba Son.
C. Sự ra đời Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
D. Sự xuất hiện các tổ chức cộng sản ở Việt Nam.
Câu 23: Cơ quan ngôn luận của Đông Dương Cộng sản Đảng (6-1929) là tờ báo
A. Chuông rè. B. Búa liềm. C. An Nam trẻ. D. Người nhà quê.
A. Đã có mục đích chính trị và tinh thần quốc tế vô sản.
B. Giai cấp công nhân Việt Nam giành quyền lãnh đạo cách mạng.
C. Đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của một chính đảng vô sản.4
D. Thực hiện theo đúng sự chỉ đạo của Nguyễn Ái Quốc.
A. Quan trọng nhất đưa đến thắng lợi. B. Nòng cốt, quyết định thắng lợi.
C. Đông đảo, quyết định thắng lợi. D. Xung kích, hỗ trợ lực lượng chính trị.
Câu 26: Trong công cuộc cải cách - mở cửa (1978-2000), Trung Quốc đạt được thành tựu nào sau đây?
A. Sản lượng công nghiệp chiếm 70% sản lượng công nghiệp thế giới.
B. Là quốc gia thứ ba trên thế giới có tàu và người bay vào vũ trụ.
C. Trở thành trung tâm kinh tế - tài chính duy nhất trên thế giới.
D. Là quốc gia đầu tiên trên thế giới thử thành công bom nguyên tử.
Câu 27: Sự ra đời của Hội Văn hóa Cứu quốc Việt Nam năm 1944 là một minh chứng cho
A. việc thực hiện quan điểm “văn hóa hóa kháng chiến” của Đảng Cộng sản Đông Dương.
B. thành công trong xây dựng cơ quan chuyên trách chống “giặc dốt”.
C. thành công của chủ trương mở rộng Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam.
D. sự thành công trong thực tế của chiến lược đại đoàn kết dân tộc.
A. Chỉ theo khuynh hướng vô sản. B. Chỉ sử dụng đấu tranh vũ trang.
C. Kết quả đấu tranh. D. Có một tổ chức lãnh đạo thống nhất.
A. Đông Dương Cộng sản liên đoàn, An Nam Cộng sản đảng.
B. Đông Dương Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
C. Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng.
D. Đông Dương Cộng sản đảng, Tân Việt Cách mạng đảng.
A. Ngăn đe thực tế. B. Cam kết và mở rộng. C. Phản ứng nhanh. D. Đối đầu trực tiếp.
A. Nhà nước công - nông. B. Nhà nước dân chủ nhân dân.
C. Nhà nước cộng hòa tư sản. D. Nhà nước công - nông - binh.
Câu 32: Luận cương chính trị (tháng 10-1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương xác định
A. lãnh đạo cách mạng là giai cấp nông dân.
B. mục tiêu đấu tranh chỉ là các quyền dân sinh.
C. nhiệm vụ cách mạng là đánh đổ phong kiến và đế quốc.
D. mục tiêu đấu tranh chỉ là các quyền dân chủ.
A. Phát xít Nhật cấu kết với thực dân Pháp cai trị Đông Dương.
B. Lực lượng cách mạng phục hồi và phát triển trên cả nước.
C. Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra chủ trương đấu tranh mới.
D. Chính phủ Pháp thi hành một số chính sách tiến bộ ở thuộc địa.
A. Phát triển toàn diện kinh tế Đông Dương.
B. Làm giàu cho kinh tế chính quốc.
C. Phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng ở Đông Dương.
D. Hoàn thành việc xâm lược ở Đông Dương.
Câu 35: Trong giai đoạn 1939-1945, tổ chức nào sau đây được thành lập ở Việt Nam?
A. Mặt trận Việt Minh. B. Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
C. Đông Dương Cộng sản đảng. D. An Nam Cộng sản đảng.
A. Là nước đầu tiên trên thế giới chế tạo thành công bom nguyên tử.
B. Trình độ học vấn của người dân không ngừng được nâng cao.
C. Là trung tâm kinh tế - tài chính duy nhất trên thế giới.
D. Là cường quốc công nghiệp lớn thứ hai trên thế giới.
A. Hướng tới mục tiêu thành lập chính phủ công nông binh.
B. Chú trọng phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc.
C. Xác định hình thái của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền.
D. Khẳng định ruộng đất là vấn đề nền tảng của cách mạng.
A. chế độ phân biệt chủng tộc. B. chủ nghĩa phát xít.
C. chế độ phong kiến. D. ách thống trị của đế quốc Mĩ.
A. “Không một tấc đất bỏ hoang”. B. “Phá kho thóc giải quyết nạn đói”.
C. “Tăng gia sản xuất”. D. “Người cày có ruộng”.
A. Nam Á. B. Đông Âu. C. Bắc Triều Tiên. D. Đông Đức.
----- HẾT -----
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
1.C |
2.C |
3.D |
4.D |
5.C |
6.A |
7.D |
8.C |
9.B |
10.D |
11.D |
12.D |
13.A |
14.C |
15.A |
16.B |
17.B |
18.C |
19.D |
20.A |
21.C |
22.A |
23.B |
24.A |
25.D |
26.B |
27.D |
28.C |
29.C |
30.B |
31.B |
32.C |
33.A |
34.B |
35.A |
36.D |
37.B |
38.A |
39.B |
40.A |
Câu 1: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia nào sau đây ở châu Phi tuyên bố độc lập?
A. Vênêxuêla. B. Cuba. C. Tuynidi. D. Áchentina.
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, nội dung Châu Phi.
Cách giải:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Tuy-ni-di ở châu Phi tuyên bố độc lập.
Chọn C.
Câu 2: Năm 1972, Liên Xô và Mĩ kí kết Hiệp ước về việc hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa (ABM) và Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược (SALT-1) đã
A. chuyển quan hệ hai nước từ thế đối đầu sang đồng minh chiến lược.
B. làm cho toàn cầu hóa trở thành một xu thế trong quan hệ quốc tế.
C. góp phần làm giảm tình trạng đối đầu trong quan hệ quốc tế.
D. làm cho các khối quân sự đối đầu ở châu Âu bị giải thể hoàn toàn.
Phương pháp:
Phân tích.
Cách giải:
Năm 1972, Liên Xô và Mĩ kí kết Hiệp ước về việc hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa (ABM) và Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược (SALT-1) đã góp phần làm giảm tình trạng đối đầu trong quan hệ quốc tế.
Chọn C.
Câu 3: Sự ra đời của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 1967 là biểu hiện của xu thế nào sau đây?
A. Phi thực dân hóa. B. Toàn cầu hóa. C. Vô sản hóa. D. Liên kết khu vực.
Phương pháp:
Suy luận.
Cách giải:
Sự ra đời của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 1967 là biểu hiện của xu thế liên kết khu vực. Các nước muốn liên kết khu vực trên cơ sở đã giành được độc lập, muốn liên kết để khắc phục những khó khăn trong quá trình xây dựng đất nước và phát triển kinh tế. Đặc biệt là hạn chế những ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài. Đối với EU và ASEAN đều muốn hạn chế sự ảnh hưởng của Mĩ.
Chọn D.
Câu 4: Chính quyền Xô viết Nghệ-Tĩnh (1930-1931) ở Việt Nam đã thực hiện chính sách nào sau đây trên lĩnh vực văn hóa-xã hội?
A. Xây dựng hệ thống trường học các cấp. B. Tiến hành cải cách giáo dục toàn diện.
C. Chia ruộng đất công cho dân cày nghèo. D. Mở các lớp dạy chữ Quốc ngữ.
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, nội dung Phong trào cách mạng Việt Nam 1930-1945.
Cách giải:
Chính quyền Xô viết Nghệ-Tĩnh (1930-1931) ở Việt Nam đã thực hiện chính sách trên lĩnh vực văn hóa-xã hội đó là mở các lớp dạy chữ Quốc ngữ.
Chọn D.
Câu 5: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới khởi đầu từ khu vực nào?
A. Đông Âu. B. Mĩ Latinh. C. Đông Nam Á. D. Bắc Phi.
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, nội dung Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á.
Cách giải:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới khởi đầu từ Đông Nam Á.
Chọn C.
Câu 6: Các cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Đông Dương có điểm giống nhau nào sau đây?
A. Tập trung đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế có khả năng thu lợi nhuận tối đa.
B. Chủ yếu sử dụng nguồn vốn đầu tư của tư bản tư nhân ở Pháp.
C. Chủ yếu sử dụng nguồn vốn đầu tư của tư bản nhà nước ở Pháp.
D. Bối cảnh thúc đẩy thực dân Pháp tiến hành các cuộc khai thác thuộc địa.
Phương pháp:
Tìm điểm giống nhau.
Cách giải:
Các cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Đông Dương đều tập trung đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế có khả năng thu lợi nhuận tối đa.
Chọn A.
Câu 7: Với chủ trương giương cao ngọn cờ dân tộc, tạm gác việc thực hiện nhiệm vụ cách mạng ruộng đất trong giai đoạn 1939 - 1945, Đảng Cộng sản Đông Dương đã
A. thực hiện đúng chủ trương của Luận cương chính trị tháng 10 - 1930.
B. bắt đầu nhận ra khả năng chống đế quốc của trung và tiểu địa chủ.
C. tập trung giải quyết những mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam.
D. đáp ứng đúng nguyện vọng số một của giai cấp nông dân Việt Nam.
Phương pháp:
Suy luận.
Cách giải:
Trong giai đoạn 1939 – 1945, chính sách áp bức và bóc lột của đế quốc và phát xít Pháp – Nhật, đời sống của các tầng lớp nhân dân vô cùng khổ cực. Mâu thuẫn dân tộc đặt ra cấp thiết hơn bao giờ hết. Trước tình hình đó, Đảng đã thực hiện chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng (bắt đầu tự hội nghị tháng 11-1939 và hoàn chỉnh vào hội nghị tháng 5-1941).
=> Chủ trương này đáp ứng nguyện vọng số 1 của giai cấp nông dân đó là: độc lập dân tộc.
Chọn D.
Câu 8: Phong trào cách mạng 1930-1931, phong trào dân chủ 1936-1939 và phong trào giải phóng dân tộc 1939-1945 ở Việt Nam đều
2 A. đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
B. tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất.
C. dựa vào lực lượng chính trị quần chúng.
D. sử dụng hình thức đấu tranh vũ trang.
Phương pháp:
Tìm điểm tương đồng.
Cách giải:
Phong trào cách mạng 1930-1931, phong trào dân chủ 1936-1939 và phong trào giải phóng dân tộc 1939-1945 ở Việt Nam đều dựa vào lực lượng chính trị quần chúng.
Chọn C.
Câu 9: Trong phong trào dân chủ 1936-1939, nhân dân Việt Nam sử dụng phương pháp đấu tranh nào sau đây?
A. Kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.
B. Công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp.
C. Đi từ khởi nghĩa từng phần đến tổng khởi nghĩa.
D. Kết hợp đấu tranh quân sự với chính trị, binh vận.
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, nội dung Phong trào dân chủ 1936 – 1939.
Cách giải:
Phong trào 1936 - 1939 là phong trào đấu tranh công khai đòi dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình, diễn ra dưới hình thức công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp. 8
Chọn B.
Câu 10: Sự kiện nào sau đây diễn ra ở khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Chế độ phân biệt chủng tộc chính thức bị xóa bỏ.
B. Cộng đồng than - thép châu Âu được thành lập.
C. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập.
D. Thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Campuchia.
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, nội dung Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Cách giải:
Thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Campuchia diễn ra ở khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Chọn D.
Câu 11: Sự kiện nào sau đây diễn ra sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc (1989)?
A. Các thế lực phát xít lên cầm quyền ở một số nước châu Âu.
B. Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
C. Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) được thành lập.
D. Tổ chức Hiệp ước Vácsava chấm dứt hoạt động.
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, nội dung Chiến tranh lạnh.
Cách giải:
Sự kiện diễn ra sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc (1989) đó là Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va chấm dứt hoạt động.
Chọn D.
Câu 12: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc cách mạng nào sau đây đã đưa Ấn Độ trở thành một trong những cường quốc sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới?
A. Cách mạng nhung. B. Cách mạng trắng. C. Cách mạng xanh. D. Cách mạng chất xám.