15. Đề thi thử TN THPT môn LỊCH SỬ - Năm 2024 - Sở GD&ĐT THANH HÓA - Trường THPT LAM KINH - L1
5/19/2024 9:17:51 PM
haophamha ...

 

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT LAM KINH

https://docs.google.com/drawings/d/s4x3SqePIaD5TWu-6Ser0bg/image?parent=1bqp_HM8Khc1F8PEnLrWkdxzQ3Z-Xd_Gg&rev=1&drawingRevisionAccessToken=SfcwTjusHba32g&h=1&w=177&ac=1

ĐỀ THI, CHÍNH THỨC

(Đề thi có 04 trang)

KỲ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 12 NĂM HỌC 2023-2024

Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI

Môn thi thành phần: LỊCH SỬ

Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đềhttps://docs.google.com/drawings/d/seUNHqwIqCvq7IoUduU-kcA/image?parent=1bqp_HM8Khc1F8PEnLrWkdxzQ3Z-Xd_Gg&rev=1&drawingRevisionAccessToken=XxegPMdR1Z7Qbg&h=1&w=311&ac=1

Câu 1: Tính chất của cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là gì?

A. Dân chủ tư sản kiểu cũ.                        B. Dân chủ tư sản kiểu mới.

C. Xã hội chủ nghĩa.                        D. Vô sản kiểu mới.

Câu 2: Vị vua đã hạ chiếu Cần Vương kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước là

A. Hàm Nghi.        B. Hiệp Hòa.         C. Duy Tân.                 D. Đồng Khánh.

Câu 3: Tiêu biểu cho khuynh hướng cứu nước theo con đường dân chủ tư sản đầu thế kỉ XX là 

A. Trần Quý Cáp, Ngô Đức Kế.                        B. Lương Văn Can, Nguyễn Quyền.

C. Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh.                D. Thái Phiên, Trần Cao Vân.

Câu 4: Vì sao nói sau cách mạng tháng Hai năm 1917, một tình hình chính trị phức tạp chưa từng có đã diễn ra ở nước Nga?

A. Có hai chính quyền đối lập song song cùng tồn tại.

B. Chính quyền nhân dân lao động lần đầu được thành lập.

C. Chính quyền rơi vào tay giai cấp tư sản phản cách mạng.

D. Nga tiến vào thời kì quá độ đi lên xã hội chủ nghĩa.

Câu 5: Nội dung gây nhiều tranh cãi nhất giữa ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh tại Hội nghị Ianta (Liên Xô) là

A. phân chia khu vực chiếm đóng, ảnh hưởng của các nước thắng trận.

B. thành lập tổ chức quốc tế - Liên Hợp Quốc để duy trì hòa bình.

C. tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật.

D. giải quyết các hậu quả chiến tranh, phân chia chiến lợi phẩm

Câu 6: Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu (1989 - 1991) là

A. không bắt kịp bước phát triển của khoa học - kĩ thuật tiên tiến.

B. những sai lầm về chính trị của một số người lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

C. sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước.

D. đường lối lãnh đạo chủ quan, duy ý chí, tập trung quan liêu bao cấp.

 Câu 7: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, sự kiện nào sau đây ở châu Phi gắn liền với vai trò lãnh đạo của Nenxơn-Manđêla?

A. Namibia tuyên bố độc lập.                      B. Nước Cộng hòa Dimbabuê ra đời.

C. Nam Phi xóa bỏ phân biệt chủng tộc     D. Cách mạng Ănggôla, Môdămbích thành công

Câu 8: Năm 1949, sản lượng nông nghiệp của nước nào bằng hai lần tổng sản lượng nông nghiệp của các nước Anh, Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Italia, Nhật Bản?

A. Hà Lan.            B. Tây Ban Nha.              C. Trung Quốc.                 D. Mĩ.

Câu 9: Nhân tố khách quan thuận lợi giúp Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới sau Chiến tranh thế giới  thứ hai là

A. Mĩ có dự trữ vàng lớn nhất thế giới.               B. lãnh thổ rộng lớn, giàu tài nguyên.

C. Mĩ Lợi dụng chiến tranh buôn bán vũ khí.  D. vai trò điều tiết nền kinh tế của nhà nước.

Câu 10: Thành tựu khoa học – kỹ thuật và công nghệ chủ yếu của Nhật Bản tập trung vào lĩnh vực

A. sản xuất hàng tiêu dùng.                                       B. sản xuất phần mềm.

C. sản xuất ứng dụng dân dụng.                                D. chinh phục vũ trụ.

Câu 11: Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên thành lập vào thời gian nào? Ở đâu?

A. Tháng 6/1925 ở Hương Cảng (TQ).        B. Tháng 6/1925 ở Quảng Châu (TQ).

C. Tháng 5/1925 ở Quảng Châu (TQ).        D. Tháng 7/1925 ở Quảng Châu (TQ).

Câu 12: Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?

A. Liên minh chiến đấu của ba nước Đông Dương.   B. Sự ủng hộ của các nước XHCN.

C. Sự giúp đỡ trực tiếp của các nước Đồng minh.      D. Truyền thống yêu nước của dân tộc.

Câu 13: Tổ chức chính trị của tư sản mại bản và đại địa chủ ở Nam Kỳ giai đoạn 1919-1925 là gì?

A. Việt Nam nghĩa đoàn.      B. Đảng Thanh niên.      C. Đảng Lập hiến.     D. Hội Phục Việt

 Câu 14: Khuynh hướng cách mạng nào ngày càng chiếm ưu thế trong phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam trong những năm 20 (Thế kỉ XX)?

A. Khuynh hướng phong kiến.                                         B. Khuynh hướng bạo động.

C. Khuynh hướng dân chủ tư sản.                                    D. Khuynh hướng vô sản. 

 Câu  15: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919-1929), thực dân Pháp chủ trương đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nhằm

A. xóa bỏ phương thức sản xuất phong kiến.    B. đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế chính quốc.

C. phát triển đồng đều giữa các vùng kinh tế.  D. làm cho kinh tế thuộc địa phát triển cân đối.

Câu 16: Sau khi Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945), Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra khẩu hiệu nào sau đây?

A. “Đánh đổ phong kiến”.                      B. “Đánh đuổi phản động thuộc địa”.        

C. “Đánh đuổi thực dân Pháp”.              D. “Đánh đuổi phát xít Nhật”.

Câu 17: Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi và Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai

A. đã góp phần làm phá sản hoàn toàn chiến lược toàn cầu của Mĩ.

B. là yếu tố quyết định sự xuất hiện của xu thế hòa hoãn Đông-Tây.

C. là yếu tố quyết định sự xuất hiện của xu thế toàn cầu hóa.

D. đã góp phần làm thay đổi sâu sắc bản đồ chính trị thế giới.

Câu 18: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, biến đổi to lớn nhất của các nước Đông Nam Á là

A. phát triển nhanh về kinh tế.                          B. đều trở thành các quốc gia độc lập.

C.trở thành các nước công nghiệp mới.             D. mở rộng được thị trường trong, ngoài nước.

Câu 19: Điểm chung giữa Mĩ, Tây Âu và Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 là

A. trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.         B. cùng thực hiện chiến lược toàn cầu.

C. tiến hành chiến tranh xâm lược bên ngoài.             D. liên minh chặt chẽ với nhau.

Câu 20: Trật tự thế giới hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1991 có đặc trưng nổi bật nhất là

A. chiến tranh cục bộ xảy ra nhiều nơi.                    B. chiến tranh bao trùm thế giới.

C. ra sức chạy đua vũ trang.                                              D. hình thành hai phe – TBCN và XHCN

Câu 21: Hoạt động nào sau đây của các nước Tây Âu thể hiện rõ sự ủng hộ của họ đối với cuộc Chiến tranh lạnh do Mĩ phát động?

A. Đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.                        B. Cho Mĩ đóng quân trên lãnh thổ.

C. Bao vây Liên Xô, các nước XHCN.                 D. Tham gia khối quân sự NATO.

Câu 22: Nguyên nhân quan trọng nhất thúc đẩy nền kinh tế của Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản phát triển nhanh chóng trong giai đoạn 1945 – 1973 là

A. áp dụng khoa học – kỹ thuật vào sản xuất.    B. vai trò quản lý có hiệu quả của Nhà nước.

Vẫn còn nội dung phía dưới, bạn hãy ấn nút để xem tiếp nhé...