18. Đề thi thử TN THPT môn LỊCH SỬ - Năm 2024 - Sở LẠNG SƠN L1
5/23/2024 2:10:48 PM
haophamha ...

 

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

LẠNG SƠNhttps://docs.google.com/drawings/d/sCUDZ7BS-GOd69sgd0gJYJw/image?parent=11Szt-1ZMZ8ZT2hivmHr3mCNm8ycjTJ5_&rev=1&drawingRevisionAccessToken=_KKsTeGQaPpY8Q&h=1&w=84&ac=1

 

ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 LẦN 1

https://docs.google.com/drawings/d/scZ-dnZhsWc-6-1lTUED4SQ/image?parent=11Szt-1ZMZ8ZT2hivmHr3mCNm8ycjTJ5_&rev=1&drawingRevisionAccessToken=KNfQHJghyuKkLg&h=36&w=162&ac=1

(Đề thi gồm 04 trang)

 

Bài thi: Khoa học xã hội, Môn: Lịch sử

Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian giao đề

https://docs.google.com/drawings/d/sTAu8PHAiJ_zJDKWYfjjixA/image?parent=11Szt-1ZMZ8ZT2hivmHr3mCNm8ycjTJ5_&rev=1&drawingRevisionAccessToken=mWtD6ZEPXaI0Dw&h=36&w=133&ac=1

Họ và tên thí sinh: ……………………….......................…...........…       Số báo danh: …………

Câu 1. Một trong những nguyên nhân đưa đến sự ra đời Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là do

        A. tác động của xu thế liên kết khu vực.        B. tác động của xu thế hòa hoãn Đông-Tây.

        C. cạnh tranh với các nước công nghiệp mới.        D. hợp tác để chạy đua vũ trang với Liên Xô.

Câu 2. Năm 1953, thực dân Pháp thực hiện kế hoạch quân sự Nava ở Đông Dương trong bối cảnh nào sau đây?

        A. Chiến tranh lạnh đã kết thúc ở Đông Dương.        B. Nhật đầu hàng Đồng minh vô điều kiện.

        C. Pháp giữ thế chủ động trên chiến trường.        D. Pháp thiệt hại ngày càng nặng nề.

Câu 3. “Phá kho thóc giải quyết nạn đói” là khẩu hiệu Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra trong phong trào cách mạng nào?

        A. Phong trào dân chủ những năm 1936-1939.        B. Cao trào kháng Nhật cứu nước năm 1945.

        C. Khởi nghĩa giành chính quyền cuối năm 1945.        D. Phong trào cách mạng những năm 1930-1931.

Câu 4. Sau Cách mạng tháng Tám (1945) ở Việt Nam, từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc, lực lượng quân Đồng minh vào giải giáp quân Nhật là

        A. Trung Hoa Dân Quốc.        B. Mĩ.

        C. Pháp.        D. Anh.

Câu 5. Khẩu hiệu “Đả đảo chủ nghĩa đế quốc! Đả đảo phong kiến!” trong phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam thể hiện mục tiêu đấu tranh về

        A. văn hóa.        B. quân sự.        C. nghệ thuật.        D. chính trị.

Câu 6. Một trong những nội dung cơ bản của học thuyết Miyadaoa (1993) và học thuyết Hasimôtô (1997) của Nhật Bản là

        A. duy trì quan hệ với các tổ chức chính trị trên thế giới.

        B. chú trọng phát triển quan hệ với các nước Đông Nam Á.

        C. đưa Nhật Bản trở thành cường quốc số một thế giới.

        D. chấm dứt mối quan hệ ngoại giao với Liên bang Nga.

Câu 7. Nội dung nào sau đây không phản ánh mục tiêu của quân Pháp trong kế hoạch Nava (1953)?

        A. Kết thúc chiến tranh trong danh dự.        B. Phòng ngự chiến lược ở Bắc Bộ.

        C. Bao vây căn cứ địa Việt Bắc.        D. Xoá bỏ vùng tự do Liên khu V.

Câu 8. Đầu năm 1954, sau khi điều chỉnh kế hoạch Nava, Điện Biên Phủ được thực dân Pháp xây dựng thành

        A. tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương.        B. bức tường thành của Pháp ở Đông Dương.

        C. căn cứ bí mật lớn nhất của Pháp ở phía Bắc.        D. căn cứ địa lớn nhất của quân đội Pháp.

Câu 9. Hội nghị Ianta (2-1945) đã đưa ra quyết định nào sau đây?

        A. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc.        B. Tiêu diệt hoàn toàn phe Đồng minh.

        C. Thành lập tổ chức Kinh tế thế giới.        D. Thiết lập trật tự thế giới đa cực.

Câu 10. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng về phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam?

        A. Xác định đúng thời cơ để khởi nghĩa giành được chính quyền.

        B. Khẳng định đường lối cách mạng đúng đắn của Đảng Cộng sản.

        C. Khẳng định trong thực tiễn quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân.

        D. Chứng minh vai trò của khối liên minh công nông trong thực tiễn.

Câu 11. Một trong những nội dung của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) do Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra là

        A. kháng chiến cầm cự.        B. đấu tranh chính trị.

        C. nhất định thắng lợi.        D. kháng chiến trường kì.

Câu 12. So với chiến dịch Việt Bắc thu-đông năm 1947, chiến dịch Biên giới thu-đông năm 1950 có điểm khác biệt là

        A. chiến dịch ta phản công Pháp.        B. chiến dịch ta chủ động tấn công Pháp.

        C. tiêu diệt hầu hết sinh lực địch.        D. chiến dịch diễn ra ở vùng rừng núi.

Câu 13. Thắng lợi nào sau đây đã đưa cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới?

        A. Chiến dịch Thượng Lào xuân-hè năm 1953.        B. Chiến dịch Việt Bắc thu-đông năm 1947.

        C. Chiến dịch Biên giới thu-đông năm 1950.        D. Chiến dịch Tây Bắc thu-đông năm 1952.

Câu 14. Nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) đến đầu thập niên 90 của thế kỉ XX là

        A. cuộc Chiến tranh lạnh.        B. xu thế liên kết khu vực.

        C. sự ra đời của Liên hợp quốc.        D. cuộc chiến chống khủng bố.

Câu 15. Từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô đã thực hiện

        A. xây dựng chủ nghĩa xã hội.        B. cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.

        C. chính sách Cộng sản thời chiến.        D. đấu tranh để giải phóng dân tộc.

Câu 16. Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (1951) đã thông qua báo cáo quan trọng nào sau đây?

        A. Báo cáo về lực lượng quân sự.        B. Bàn về cách mạng Việt Nam.

        C. Chỉ thị toàn dân kháng chiến.        D. Đường lối cách mạng vô sản.

Câu 17. Trong chiến dịch Việt Bắc thu-đông năm 1947, quân dân Việt Nam đã giành thắng lợi nào sau đây?

        A. Chiến thắng Bông Lau.        B. Chiến thắng Bình Giã.

        C. Chiến thắng Ấp Bắc.        D. Chiến thắng Vạn Tường.

Câu 18. Nội dung nào sau đây không phản ánh phương hướng chiến lược của quân dân Việt Nam trong đông-xuân 1953-1954?

        A. Giành thắng lợi quyết định, buộc địch phải kí hiệp định rút quân về nước.

        B. Tấn công những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu.

        C. Tạo điều kiện thuận lợi để tiêu diệt thêm từng bộ phận sinh lực của địch.

        D. Buộc địch phải phân tán lực lượng đối phó với ta trên những địa bàn xung yếu.

Câu 19. Hội nghị lần thứ 15 Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (1-1959) đã quyết định

        A. phát động tổng tiến công và nổi dậy khắp miền Nam.

        B. tạm gác hình thức đấu tranh vũ trang chống đế quốc Mĩ.

        C. đề ra đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Nam.

        D. để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng.

Câu 20. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương (1919-1929), kinh tế Việt Nam có đặc điểm nào sau đây?

        A. Cơ cấu kinh tế vẫn mất cân đối.        B. Kinh tế nông nghiệp phát triển nhanh.

        C. Trở thành nước tư bản chủ nghĩa.        D. Phát triển công nghiệp hạt nhân.

Câu 21. Hoạt động nào sau đây diễn ra trong phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam?

        A. Thảo ra các bản “dân nguyện”.        B. Cao trào kháng Nhật cứu nước.

        C. Thành lập Xô viết Nghệ-Tĩnh.        D. Tổng tuyển cử trong cả nước.

Câu 22. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 11-1939) chủ trương thành lập mặt trận nào sau đây?

        A. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.

        B. Mặt trận Đông Dương độc lập đồng minh.

        C. Mặt trận Thống nhất toàn dân phản đế Đông Dương.

        D. Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.

Vẫn còn nội dung phía dưới, bạn hãy ấn nút để xem tiếp nhé...