Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn LỊCH SỬ - Đề 30 - File word có lời giải
4/25/2025 8:36:48 AM
haophamha ...

 

ĐỀ THAM KHẢO

CHUẨN CẤU TRÚC MINH HỌA

ĐỀ 30

(Đề thi có … trang)

KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025

MÔN: LỊCH SỬ

Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề

Họ và tên:………………………………….

Số báo danh:………………………………

PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

Câu 1. Trong công cuộc cải cách từ năm 1978, quốc gia nào sau đây kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội?

        A. Thái Lan.                        B. Hà Lan.                     C. Thụy Điển.                        D. Trung Quốc.

Câu 2. Vào thế kỉ XIII, nhân dân Đại Việt đánh bại quân Mông Cổ trong trận đánh nào sau đây?

        A. Ban Mê Thuột.                B. Tây Nguyên.                        C. Đông Bộ Đầu.                D. Đồng Nai.

Câu 3. Theo Hội nghị Ianta (2-1945) Đông Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của quốc gia nào sau đây?

        A. Hoa Kỳ.                        B. Liên Xô.                               C. Đan Mạch.                        D. Phần Lan.

Câu 4. Năm 1999, quốc gia nào sau đây gia nhập tổ chức ASEAN?

        A. Mi-an-ma.                        B. Cam-pu-chia.                      C. Phi-lip-pin.                        D. Xin-ga-po.

Câu 5. Nội dung nào sau đây là thành tựu của tổ chức ASEAN?

A. Trở thành trung tâm tài chính lớn.                                B. Tốc độ tăng trường đồng đều.

C. Vị trí quốc tế ngày càng cao.                                D. Giải quyết tận gốc mọi tranh chấp.

Câu 6. Nội dung nào sau đây là bối cảnh bùng nổ cuộc kháng chiến chống Pháp lần thứ hai ở Việt Nam?

A. Chính quyền thực dân suy yếu.                                B. Các nước phát xít trở lại thuộc địa.

C. Đất nước vừa giành được độc lập.                                D. Chiến tranh thế giới mới vừa bùng nổ.

Câu 7. Trong những năm 1951 – 1953, nhân dân Việt Nam đạt được thành tựu nào sau đây?

A. Thiết lập quan hệ với Liên Xô.                                B. Thành lập chính quyền dân chủ.

C. Giành thắng lợi quyết định.                                D. Phát triển hậu phương kháng chiến.

Câu 8. Trong những năm 1961-1965, nhân dân miền Bắc Việt Nam thực hiện nhiệm vụ nào sau đây?

A. Hoàn thành cải cải ruộng đất.                                B. Đánh bại thực dân Pháp xâm lược.

C. Mở mặt trận đấu tranh ngoại giao.                                D. Xây dựng quân đội vững mạnh.

Câu 9. Thực hiện đường lối Đổi mới đất nước Việt Nam chủ trương

A. đa dạng hóa thể chế chính trị.                                B. hội nhập với khu vực và quốc tế.

C. chạy đua vũ trang mạnh mẽ.                                D. liên minh với các nước láng giềng.

Câu 10. Đầu thế kỉ XX, Phan Bội Châu sang Nhật nhằm mục đích nào sau đây?

A. Phát triển quan hệ đối tác toàn diện.                        B. Thành lập liên minh chống cộng sản.

C. Tìm kiếm sự ủng hộ về lực lượng.                                D. Vận động cải cách toàn diện đất nước.

Câu 11. Chính sách đối ngoại của Việt Nam trong thời kì Đổi mới có mục tiêu nào sau đây?

A. Gia nhập tổ chức Liên bang Đông Dương.                B. Tranh thủ nguồn viện trợ lớn của châu Phi.

C. Buộc thực dân Pháp phải trao trả độc lập.                 D. Tạo môi trường hòa bình cho phát triển.

Câu 12. Năm 1930, Nguyễn Ái Quốc có hoạt động nào sau đây?

A. Tổ chức Hội nghị toàn quốc của Đảng.                        B. Triệu tập Hội nghị thành lập Đảng.

C. Thành lập nước Dân chủ Cộng hòa.                        D. Thành lập Khu giải phóng Việt Bắc.

Câu 13. Trong công cuộc cải cách đất nước (từ năm 1978) Trung Quốc đạt được thành tựu nào sau đây?

A. Thu hồi chủ quyền đối với Bắc Kinh.                        B. Lật đổ chính phủ Trung Hoa Dân quốc.

C. Phát minh ra máy tính điện tử đầu tiên.                        D. Đưa con người bay vào vũ trụ.

Câu 14. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng nguyên nhân thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở Việt Nam trước năm 1858?

A. Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản.                B. Có nghệ thuật quân sự độc đáo, sáng tạo.

C. Có sự giúp đỡ của nhân dân thế giới.                        D. Chớp thời cơ thuận lợi đứng lên kháng chiến.

Câu 15. Chiến tranh lạnh có biểu hiện nào sau đây?

A. Chiến tranh thế giới bùng nổ và lan rộng.                

B. Nội chiến, li khai xảy ra liên tiếp ở châu Âu.

C. Tình trạng xung đột vũ trang xảy ra ở nhiều nơi.        

D. Các khối quân sự thành lập khắp nơi.

Câu 16. Nội dung nào sau đây là thách thức của Cộng đồng ASEAN?

A. Sự phá sản của hệ thống tư bản chủ nghĩa.                B. Chủ nghĩa bảo hộ ngày càng phát triển.

C. Hệ thống xã hội chủ nghĩa suy yếu, sụp đổ.                D. Nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp lạc hậu.

Câu 17. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam diễn ra trong bối cảnh nào sau đây?

A. Các nước quyết định thành lập Liên hợp quốc.             B. Cuộc Chiến tranh lạnh suy yếu và chấm dứt.

C. Nhiều nước thuộc địa đã giành được độc lập.                D. Xu thế biệt lập chi phối các quốc gia, châu lục.

Câu 18. Công cuộc Đổi mới đất nước ở Việt Nam có ý nghĩa nào sau đây?

A. Chứng minh vai trò quyết định của nhân dân trong kháng chiến.

B. Thể hiện sự nhận thức đúng đắn về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.

C. Đánh dấu quá trình chuyển từ chế độ Dân chủ sang xã hội chủ nghĩa.

D. Làm thất bại và tiêu diệt hoàn toàn các thế lực thù địch, phản động.

Câu 19. Trong thời kì 1976 – 1986, những hoạt động đối ngoại của Việt Nam có tác dụng nào sau đây?

A. Góp phần đánh bại đế quốc xâm lược.                        B. Tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè quốc tế.

C. Củng cố mặt trận dân tộc giải phóng.                        D. Phát triển mạnh mẽ nền kinh tế thị trường.

Câu 20. Nội dung nào sau đây là ý nghĩa của sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930?

A. Chấm dứt tình trạng khủng hoảng kinh tế, chính trị.

B. Chứng tỏ phong trào công nhân bước vào đấu tranh tự giác.

C. Đưa phong trào dân tộc bước vào thời kì đấu tranh mới.

D. Mở đầu cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và giai cấp.

Câu 21. Nhận xét nào sau đây đúng về vai trò của Mỹ sau Chiến tranh lạnh?

A. Là một trong những trung tâm quyền lực, có ảnh hưởng lớn trên toàn cầu.

B. Trở thành trung tâm kinh tế-tài chính duy nhất, có vai trò lãnh đạo thế giới.

C. Dẫn đầu cuộc cách mạng xã hội và khoa học, đưa nhân loại sang kỷ nguyên mới.

D. Chi phối các tổ chức quốc tế, từ đó hoàn thành việc thiết lập trật tự thế giới mới.

Câu 22. Các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở Việt Nam trong thế kỉ XX điểm đặc điểm chung nào sau đây?

A. Diễn ra trong bối cảnh nhân dân đã giành được quyền làm chủ đất nước.

B. Đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất, duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam.

C. Tập hợp, phát huy sức mạnh nhân dân trong một Mặt trận Dân tộc thống nhất.

D. Là những cuộc chiến đấu chống lại liên minh của chủ nghĩa đế quốc.

Câu 23. Nhận xét nào sau đây đúng về công cuộc Đổi mới đất nước ở Việt Nam?

A. Là sự tiếp nối con đường đi lên chủ nghĩa xã hội bằng những bước đi phù hợp.

B. Là sự kế tiếp của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhằm giải phóng nhân dân.

C. Thể hiện sự thay đổi kịp thời của Đảng về con đường chiến lược đi lên xã hội chủ nghĩa.

D. Diễn ra khẩn trương nhằm hoàn thành nhanh chóng quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Câu 24. Nhận xét nào sau đây đúng về cống hiến của Hồ Chí Minh trong thời kì 1945-1954?

A. Lãnh đạo Đảng, Chính phủ, nhân dân thực hiện những yêu cầu khách quan của lịch sử.

B. Chỉ đạo nhân dân thực hiện đồng thời cách mạng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa.

C. Kịp thời thay đổi chế độ xã hội đảm bảo phù hợp với những biến chuyển của thế giới.

D. Khơi nguồn và lãnh đạo cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong thời đại mới.

PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 1. Cho đoạn tư liệu sau đây:

        “Đề cao Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế bao gồm cả luật nhân đạo quốc tế mà các Quốc gia thành viên đã tham gia; Không tham gia vào bất kỳ một chính sách hay hoạt động nào, kể cả việc sử dụng lãnh thổ của một nước, do bất kỳ một Quốc gia thành viên ASEAN hay ngoài ASEAN hoặc đối tượng không phải là quốc gia tiến hành, đe dọa đến chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ hay sự ổn định chính trị và kinh tế của các Quốc gia thành viên ASEAN”.

(https://asean.org/wp-content/uploads/images/archive/AC-Vietnam.pdf).

a) Trong quá trình hoạt động, tổ chức ASEAN luôn tôn trọng và không đi ngược lại Hiến chương của Liên hợp quốc.

b) Một trong những điểm tương đồng giữa ASEAN với Liên hợp quốc là không đe dọa chủ quyền của các thành viên.

c) Hướng tới hòa bình, ổn định và giữ gìn bản sắc là mục tiêu trước mắt cũng là mục tiêu chiến lược của Cộng đồng ASEAN.

d) Trong trường hợp lãnh thổ của thành viên bị xâm lược, ASEAN có trách nhiệm hỗ trợ chiến đấu nhằm bảo vệ hòa bình, ổn định.

Câu 2. Cho đoạn tư liệu sau đây:

        “Trong những ngày Cách mạng Tháng Tám (từ ngày 14 đến ngày 28-8-1945), quần chúng nhân dân thông qua hình thức đấu tranh chính trị, như mít tinh, biểu tình, vận động binh lính,... có sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang, đã nhanh chóng giành thắng lợi. Có thể nhận thấy, Cách mạng Tháng Tám diễn ra chỉ với một khoảng thời gian ngắn, gánh chịu ít hy sinh, tổn thất là do sự nhạy bén, sáng tạo của Đảng trong việc đánh giá tình hình, chủ động nắm bắt thời cơ, tiến hành tổng khởi nghĩa bằng phương pháp đấu tranh phù hợp”. 

        (https://tapchicongsan.org.vn/chinh-tri-xay-dung-dang/-/2018/959002/cach-mang-thang-tam-nam-1945---buoc-ngoat-vi-dai-cua-cach-mang-viet-nam-the-ky-xx.aspx).

a) Nhiều hình thức đấu tranh đã được quần chúng nhân dân ở Việt Nam vận dụng linh hoạt trong quá trình tiến hành Cách mạng tháng Tám năm 1945.

b) Lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang có sức mạnh tương đương và cùng tiến hành đánh bại lực lượng quân phiệt Nhật Bản trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam.

c) Giống như các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc về sau, Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam diễn ra và thành công nhanh chóng là do có sự lãnh đạo sáng tạo của Đảng Cộng sản.

Vẫn còn nội dung phía dưới, bạn hãy ấn nút để xem tiếp nhé...