Giải chi tiết đề thi thử 01 môn Tiếng Anh tôt nghiệp THPT 2023
11/27/2023 8:08:13 PM
haophamha ...


ĐỀ CHUẨN MINH HỌA

SỐ 01

(Đề thi có 04 trang)

 

KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2022

Bài thi: NGOẠI NGỮ; Môn thi: TIẾNG ANH

Thời gian làm bài: 60 phút không kể thời gian phát đề

--------------------------

Mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the word whose underlined part differs from the other three in pronunciation in each of the following questions.

Question 1.   A. marched                 B. leaked                       C. acted                         D. leaped

Question 2.   A. brake                      B. jam                            C. chase                         D. snake

Mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the word that differs from the other three in the position of the primary stress in each of the following questions.

Question 3.   A. confidence              B. audience                    C. museum                    D. characterise

Question 4.   A. prepare                   B. display                      C. believe                      D. preface

Mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the correct answer to each of the following questions.

Question 5. I believe that squash is one of the most demanding sports, _______ ?

A. don’t I                                 B. is it                                 C. isn’t it                             D. do I

Question 6. The older generations find contemporary art utterly _______ .

A. impenetrable                       B. pre-eminent                    C. impassable                     D. inveterate

Question 7. The director gave her a(n) _______ scarf.

A. attractive reddish woolen                                                B. woolen reddish attractive

C. attractive woolen reddish                                                D. reddish woolen attractive

Question 8. The famous golf pro joked that he was over the _______ and it was time for him to retire.

A. mountain                            B. cliff                                C. hill                                 D. valley

Question 9. After my younger sister had moved to New York City, her room got _______ .

A. the messiest                                                                   B. more and more messy

C. the messier and the messier                                             D. messier and messier

Question 10. The recently retired ballplayer _______ his locker and sadly left the stadium.

A. held out                              B. put off                            C. cleared out                     D. made up

Question 11. The most important choice to make to ensure _______ when skiing is that of your equipment.

A. safely                                 B. safety                             C. safe                                D. safer

Question 12. It sounded like a pipe dream, but he was so enthusiastic it was hard not to get excited ______ him.

A. for                                      B. with                                C. about                             D. in

Question 13. Some countries are still lagging behind the rest of the world in the vaccine race _______ a large number of resources diverted to advertising campaigns.

A. although                             B. because                          C. due to                             D. despite

Question 14. My parents took me on lots of trips when I was a child, and I _______ the love of travelling.

A. never lost                            B. have never lost               C. had never lost                 D. never lose

Question 15. _______ extra buses, they successfully attracted thousands of fans to the concert.

A. Put on                                 B. Being putting on C. To put on                                    D. Having put on

Question 16. _______ will they discover any hidden talents they might have.

A. Until they start performing   B. Only when they start performing

C. Hardly had they started performing                                 D. As soon as they started performing

Question 17. Children and parents should be concerned about _______ knowledge of growing vegetables and raising pets.

A. bridging                              B. taking                             C. acquiring                        D. voicing

Question 18. She _______ by the number of people that came to wish him luck on his new endeavour.

A. stunned                               B. was stunned                    C. stunning                         D. to stun

Question 19. My grandparents’ _______ about their life are always really interesting.

A. summaries                          B. adaptations                     C. anecdotes                       D. variations

Mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the word(s) CLOSEST in meaning to the underlined bold word(s) in each of the following questions.

Question 20. Recent medical research into the new virus has dispelled fears that it is usually fatal.

A. escalated                             B. influenced                      C. removed                         D. balanced

Question 21. Children who know how to tend a garden can grow up to be environmentally conscious individuals.

A. conduce                              B. care                                C. trend                              D. destroy

Mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the word(s) OPPOSITE in meaning to the underlined word(s) in each of the following questions.

Question 22. The government announced out of the blue that there would be an investment in tidal energy.

A. surprisingly                         B. calmingly                       C. continuously                  D. predictably

Question 23. Hackers are those who make our lives miserable by hacking into computers or spreading

malicious viruses.

A. harmful                               B. depressing                      C. safe                                D. essential

Mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the most suitable response to complete each of the following exchanges.

Question 24. Jonna and David, two education students, are discussing how babies learn.

Jonna: “Learning videos can help children learn some basic vocabulary.”

David: “ _______ . They learn less effectively from screens.”

A. No doubt                                                                       B. I couldn’t agree with you more

C. I’m afraid you’re wrong                                                 D. You’re right

Question 25. John is having dinner at Linda's house.

John: “The boiled chicken tastes so good!”

Linda: “ _______ ”

A. I'm glad you like it                                                         B. No, don't worry

C. I don't, either                                                                 D. Sure. I'd love to

Read the following passage and mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to choose the word or phrase that best fits each of the numbered blanks from 26 to 30.

TO DO NOW OR PUT IT OFF UNTIL LATER

People often find that success eludes them. But how often is this their own fault. One thing that we are all good at doing is procrastinating. Shakespeare’s Hamlet is a prime example of someone (26) _______ failed to act and, in fact, was rendered incapable of action by his need to put things off – in other words, to procrastinate. And because this is such a universal failing, it may be that it is that very quality that (27) _______ him to us all. But it’s not a good thing. We should force ourselves to get over it. Procrastinators are less wealthy and less healthy and regret their inability to make quick decisions. So why so many of you like it? What is it that prevents us from fulfilling our true potential? Are we attempting to become perfectionists, claiming that we need time to polish our work – or even that we can only do our best work under pressure?

The latter is untrue, as work done at the last minute contains more mistakes than that done on time. Our procrastinating behaviour (28) _______ others and leaves us feeling flustered and guilty. Social scientists are struggling to understand the causes of this malaise and from that knowledge work out strategies to overcome it. There are various suggestions they have come up with for (29) having trouble getting things done. They say we should consider breaking a task down into manageable chunks so that it seems less daunting and keep on trying to accept why we are delaying in the first place: is it fear, wishing to produce something perfect or boredom with the task? (30) _______ , knowing the reason means we can do with it. As for me, I’m off to have a rest and think about it all!

(Adapted from Gold Advanced by Lynda Edwards and Jacky Newbrook)

Question 26.    A. which                   B. whom                        C. who                           D. they

Question 27.    A. exerts                   B. endears                      C. indulges                    D. enacts

Question 28.    A. evades                  B. eludes                        C. embarks                    D. inconveniences

Question 29.    A. another                 B. little                           C. one another               D. those

Question 30.    A. Honestly               B. Yet                            C. Apparently                D. Unfortunately

Read the following passage and mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the correct answer to each of the questions from 31 to 35

A team of social psychologists from California has spent six years studying the reactions of people in cities around the world to different situations. The results show that cities where people have less money generally have friendlier populations. Rio de Janeiro in Brazil, which is often known for its crime, comes out top, and the capital of Malawi, Lilongwe, comes third.

But what makes one city friendlier than another? The psychologists from California State University say it has got more to do with the environment than culture or nationality.

They carried out a study into the way locals treated strangers in 23 cities around the world. The team conducted their research through a series of tests, where they dropped pens or pretended, they were blind and needed help crossing the street.

The study concludes that people are more helpful in cities with a more relaxed way of life such as Rio. While they were there, researchers received help in 93 percent of cases, and the percentage in Lilongwe was only a little lower. However, richer cities such as Amsterdam and New York are considered the least friendly. Inhabitants of Amsterdam helped the researchers in 53 percent of cases and in New York just 44 percent. The psychologists found that, in these cities, people tend to be short of time, so they hurry and often ignore strangers.

(Adapted from Complete IELTS by Guy Brook-Hart and Vanessa Jakeman)

Question 31. Which best serves as the title for the passage?

A. What makes a city population less friendly                      B. The world’s friendliest city

C. The environment and culture of a city                             D. The research of psychologists about different cities

Question 32. According to paragraph 1, people living on a tight budget tend to _______

A. be more aloof                      B. be more companionable  C. be more ignorant                        D. be happier

Question 33. The word “they” in paragraph 3 refers to ________

A. strangers                             B. cities                              C. locals                             D. researchers

Question 34. The word “relaxed” in paragraph 4 mostly means ________

A. rigid                                    B. controlled                       C. easygoing                       D. disciplined

Question 35. Which of the following is true, according to the passage?

A. Citizens living in poor countries tend to be less friendly to strangers

B. Cultural diversity makes Rio an ideal place to live

C. Rio de Janeiro in Brazil comes out top in the most dangerous city for its crimes.

D. People in wealthier cities seem to rush because they are void of time.

Read the following passage and mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the correct answer to each of the questions from 36 to 42

People of every culture tell each other fairy tales but the same story often takes a variety of forms in different parts of the world. In the story of Little Red Riding Hood that European children are familiar with, a young girl on the way to see her grandmother meets a wolf and tells him where she is going. The wolf runs on ahead and disposes of the grandmother, then gets into bed dressed in the grandmother’s clothes to wait for Little Red Riding Hood. You may think you know the story – but which version?

The universal appeal of these tales is frequently attributed to the idea that they contain cautionary messages: in the case of Little Red Riding Hood, to listen to your mother, and avoid talking to strangers. ‘It might be what we find interesting about this story is that it’s got this survival-relevant information in it,’ says anthropologist Jamie Tehrani at Durham University in the UK. But his research suggests otherwise. ‘We have this huge gap in our knowledge about the history and prehistory of storytelling, despite the fact that we know this genre is an incredibly ancient one,’ he says. That hasn’t stopped anthropologists, folklorists and other academics devising theories to explain the importance of fairy tales in human society.

Tehrani’s analysis focused on Little Red Riding Hood in its many forms, which include another Western fairy tale known as The Wolf and the Kids. Checking for variants of these two tales and similar stories from Africa, East Asia, and other regions, he ended up with 58 stories recorded from oral traditions. First, he tested some assumptions about which aspects of the story alter least as it evolves, indicating their importance. Folklorists believe that what happens in a story is more central to the story than the characters in it.

However, Tehrani found no significant difference in the rate of evolution of incidents compared with that of characters. Neither did his analysis support the theory that the central section of a story is the most conserved part.

But the really big surprise came when he looked at the cautionary elements of the story. ‘Studies on hunter-gatherer folk tales suggest that these narratives include really important information about the environment and the possible dangers that may be faced there – stuff that’s relevant to survival. Yet in his analysis such elements were just as flexible as seemingly trivial details. What, then, is important enough to be reproduced from generation to generation?

The answer, it would appear, is fear – blood-thirsty and gruesome aspects of the story, such as the eating of the grandmother by the wolf, turned out to be the best preserved of all. Why are these details retained by generations of storytellers, when other features are not? Tehrani has an idea: ‘In an oral context, a story won’t survive because of one great teller. It also needs to be interesting when it’s told by someone who’s not necessarily a great storyteller.’ Maybe being swallowed whole by a wolf, then cut out of its stomach alive is so gripping that it helps the story remain popular, no matter how badly it’s told.

Mathias Clasen at Aarhus University in Denmark isn’t surprised by Tehrani’s findings. ‘Habits and morals change, but the things that scare us, and the fact that we seek out entertainment that’s designed to scare us – those are constant,’ he says. Clasen believes that scary stories teach us what it feels like to be afraid without having to experience real danger, and so build up resistance to negative emotions.

(Adapted from Cambridge English IELTS Academic 15)

Question 36. What best serves as the title for the passage?

A. Why are fairy tales really scary tales?                             B. Childhood memories are fairy tales

C. Different versions of Little Red Riding Hood                  D. Case study: Fairy tales and their happy endings

Question 37. The word “they” in paragraph 2 refers to ______

A. anthropologists                    B. folklorists                       C. tales                               D. storytellers

Question 38. According to the passage, what method did Jamie Tehrani use to test his ideas about fairy tales?

A. He compared oral and written forms of the same stories

B. He looked at many different forms of the same basic story

C. He looked at unrelated stories from many different countries

D. He contrasted the development of fairy tales with that of regions around the world

Question 39. The word “conserved” in paragraph 4 mostly means ________

A. important                            B. confusing                       C. interesting                      D. maintained

Question 40. The word “gruesome” in paragraph 6 is closest in meaning to _______

A. filthy                                  B. captivating                     C. ghastly                           D. intriguing

Question 41. Which of the following is NOT true, according to the passage?

A. All the fairy tales analysed by Tehrani were originally written rather than spoken

B. In fairy tales, details of the plot show considerable global variation

C. Tehrani rejects the idea that the useful lessons for life in fairy tales are the reason for their survival.

D. Various theories about the social significance of fairy tales have been developed without factual basis

Question 42. Which of the following can be inferred from the passage?

A. Fairy tales are a safe way of learning to deal with fear

B. It is commonly believed that fairy tales are packed with contradictory messages

C. The changing values of our society are more widely accepted thanks to fairy tales

D. The preservation of a fairy tales are attributable to a great narrator

Mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the underlined part that needs correction in each of the following questions.

Question 43. After graduating from Columbia in 2003, he becomes a scholar, travelling to Oxford.

A. graduating                           B. becomes                         C. scholar                           D. travelling

Question 44. Jellyfish are not harmless since its sting can cause a serious allergic reaction in some people.

A. harmless                             B. its                                   C. cause                             D. allergic

Question 45. Some people believe animal behaviour could offer a viable alternative means of earthquake detective.

A. behaviour                           B. viable                             C. means                            D. detective

Mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the sentence that is closest in meaning to each of the following questions.

Question 46. It’s ten years since I came back to my hometown.

A. The last time I came back to my hometown was ten years. B. I haven’t come back to my hometown for ten years.

C. I have come back to my hometown for ten years.             D. I last come back to my hometown ten years ago.

Question 47. “Don’t put your fingers in your mouth again, Dan.” said Dan’s mother to him

A. Dan’s mother reminded him to put his fingers in his mouth again.

B. Dan’s mother told him not to put his fingers in his mouth again.

C. Dan’s mother asked him not to put your fingers in your mouth again.

D. Dan’s mother threatened to put his fingers in his mouth again.

Question 48. It is required by law that those who are in close contact with covid-19 are isolated.

A. Those who are in close contact with covid-19 may be isolated.

B. Those who are in close contact with covid-19 should be isolated.

C. Those who are in close contact with covid-19 will be isolated.

D. Those who are in close contact with covid-19 must be isolated.

Mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the sentence that best combines each pair of sentences in the following questions.

Question 49. She gave a great performance at the festival. She became more famous.

A. Were she not to give a great performance at the festival, she wouldn’t become more famous.

B. Suppose that she had given a great performance at the festival, she wouldn’t have become more famous.

C. Had she not given a great performance at the festival, she wouldn’t have become more famous.

D. If she had given a she wouldn’t have become more famous, she would have become more famous.

Question 50. Tim dropped out of school at the age of 14. He regrets it now.

A. As long as Tim didn’t drop out of school at the age of 14, he wouldn’t regret it now.

B. Tim wished he hadn’t dropped out of school at the age of 14.

C. If Tim hadn’t dropped out of school at the age of 14, he wouldn’t regret it then.

D. If only Tim wouldn’t drop out of school at the age of 14.

 

 

Giải chi tiết

1. C

Giải thích:

Kiến thức về phát âm “ed”

1. Đuôi /ed/ được phát âm là /t/: Khi động từ có phát âm kết thúc là /s/, /f/, /p/, /ʃ/, /tʃ/, /k/.

2. Đuôi /ed/ được phát âm là /id/: Khi động từ có phát âm kết thúc là /t/ hay /d/.

3. Đuôi /ed/ được phát âm là /d/ với những trường hợp còn lại.

→ Đáp án C đuôi “ed” phát âm là /id/, các đáp án còn lại phát âm là /t/

2. B

Giải thích:

Kiến thức về phát âm

A. brake /breɪk/

B. jam /dʒæm/

C. chase /tʃeɪs/

D. snake /sneɪk/

Đáp án B, âm a đọc là /æ/, còn lại đọc là /ei/

3. C

Giải thích:

Kiến thức về trọng âm

A. confidence /ˈkɑːn.fə.dəns/

B. audience /ˈɑː.di.əns/

C. museum /mjuːˈziː.əm/

D. characterise /ˈker.ək.tɚ.aɪz/

→ Đáp án C trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai, các đáp án còn lại trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất

4. D

Giải thích:

Kiến thức về trọng âm

A. prepare /prɪˈper/

B. display /dɪˈspleɪ/

C. believe /bɪˈliːv/

D. preface /ˈpref.ɪs/

→ Đáp án D trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất, các đáp án còn lại trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai

5. C

Giải thích:

Kiến thức về câu hỏi đuôi

Mệnh đề chính có dạng I believe + S + V → câu hỏi đuôi căn cứ vào mệnh đề sau.

Mệnh đề sau ở thì hiện tại động từ to be và dạng khẳng định nên câu hỏi đuôi ở dạng phủ định

Tạm dịch: Tôi tin rằng bóng quần là một trong những môn thể thao đòi hỏi khắt khe nhất, phải không?

6. A

Giải thích:

Kiến thức về từ vựng

A. impenetrable (a): khó hiểu ~ incomprehensible

B. pre-eminent (a): hơn hẳn, ưu việt

C. impassable (a): không thể đi qua được

D. inveterate (a): thâm căn cố đế

Tạm dịch: Những người thuộc thế hệ cũ cảm thấy nghệ thuật đương đại thật khó hiểu.

7. A

Giải thích:

Kiến thức về trật tự tính từ

Ta có:

Opinion – Size – Age – Shape – Color – Origin – Material - Purpose

→ attractive: opinion

reddish: color

woolen: material

→ Đáp án A

Tạm dịch: Giám đốc tặng cô một chiếc khăn len màu đỏ đô hấp dẫn.

8. C

Giải thích:

Kiến thức về thành ngữ

Ta có cụm "over the hill: đã qua thời hoàng kim, bên kia sườn dốc của cuộc đời.

Tạm dịch: Chuyên gia chơi gôn nổi tiếng nói đùa rằng anh ta đã hết thời và tới lúc giải nghệ rồi.

9. D

Giải thích:

Kiến thức về so sánh

Ta có cấu trúc so sánh kép với tính từ ngắn:

short adjective-er and short adjective-er để miêu tả sự việc ngày càng phát triển về chất lượng, số lượng, v.v…,

Ta lưu ý, messy (adj), dù là tính từ có 2 âm tiết, nhưng kết thúc bằng ‘y” nên ta vẫn coi là tính từ ngắn.

Tạm dịch: Sau khi em gái tôi chuyển đến thành phố New York, căn phòng của cô ấy trở nên lộn xộn và bừa bộn hơn.

10. C

Giải thích:

Kiến thức về cụm động từ

A. hold out: kháng cự, chống cự

B. put off: trì hoãn

C. clear out: dọn sạch, rời đi

D. make up: bịa chuyện, trang điểm, chiếm

Tạm dịch: Cầu thủ bóng giải nghệ gần đây đã dọn sạch tủ đựng đồ và buồn bã rời khỏi sân vận động.

11. B

Giải thích:

Kiến thức về từ loại

Ta có “ensure + N: bảo đảm cái gì”

Tạm dịch: Yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo an toàn khi trượt tuyết là thiết bị của bạn.

12. A

Giải thích:

Kiến thức về cụm từ cố định

Ta có cụm “get excited for sb: cảm thấy phấn khích cho ai

Còn be excited about sth: hào hứng về điều gì

Tạm dịch: Nghe có vẻ như một giấc mơ viển vông, nhưng anh ấy trông quá nhiệt tình nên thật khó để không mừng cho anh ta.

13. D

Giải thích:

Kiến thức về liên từ

A. although + clause: mặc dù

B. because + clause: bởi vì

C. due to + N: bởi vì

D. despite + N/V-ing: mặc dù

Ta chú ý, sau chỗ cần điền là 1 cụm danh từ, đã được rút gọn mệnh đề quan hệ.

Câu gốc là : Some countries are still lagging ……… a large number of resources which have been diverted to advertising campaigns.

→ Loại A và B.

Câu mang nghĩa đối lập (tụt lại phía sau dù đã dùng rất nhiều nguồn lực để quảng cáo) → Dùng despite

Tạm dịch: Một số quốc gia vẫn đang bị tụt lại so với phần còn lại của thế giới trong cuộc đua vắc xin dù đã chuyển rất nhiều nguồn lực sang các chiến dịch quảng cáo

14. B

Giải thích:

Ta dùng thì HTHT để chỉ việc yêu thích du thích kéo dài từ quá khứ cho tới hiện tại bây giờ.

Tạm dịch: Cha mẹ đã cho tôi đi du lịch nhiều nơi khi tôi còn nhỏ, và tôi chưa bao giờ mất đi tình yêu đối với nó.

15. D

Giải thích:

Kiến thức về rút gọn mệnh đề cùng chủ ngữ

Trong câu đang chia ở thì quá khứ, mà mệnh đề “put on” xảy ra trước và mệnh đề ở chủ động nên khi ta rút gọn sẽ có dạng “Having + Ved/PII”

Tạm dịch: Sau khi xây dựng thêm nhiều tuyến xe buýt, họ đã thành công thu hút hàng nghìn người hâm mộ đến với buổi hòa nhạc.

16. B

Giải thích:

Kiến thức về cấu trúc ngữ pháp

Ta có cấu trúc đảo ngữ với Only when:

Only when + S + V + trợ động từ + S + V

Các đáp án A, C, D sai ngữ pháp

Tạm dịch: Chỉ khi bắt đầu biểu diễn, họ mới phát hiện ra bất kỳ tài năng tiềm ẩn nào mà họ có thể có.

17. C

Giải thích:

Kiến thức về từ vựng

A. bridge (v): bắc cầu, lấp chỗ trống

B. take (v): đưa, lấy

C. acquire (v): đạt được, thu được

D. voice (v): bày tỏ, nói lên

Ta có cụm collocation : acquire one’s knowledge/ skill: thu nạp kiến thức/ kỹ năng

Tạm dịch: Cha mẹ và con cái cần quan tâm hơn tới việc thu nạp những kiến thức liên quan tới trông rau và chăm nuôi thú cưng.

18. B

Giải thích:

Kiến thức về chia động từ

Ta thấy có "by" nên phải chia ở dạng bị động và ở thì quá khứ

→ Đáp án B

Tạm dịch: Cô ấy đã bị choáng váng bởi số lượng người đến để chúc anh ấy may mắn trong lần thử sức mới.

19. C

Giải thích:

Kiến thức về từ vựng

A. summary (n): tóm tắt

B. adaptation (n): bản phóng tác, cải biên

C. anecdote (n): giai thoại

D. variation (n): sự biến đổi

Tạm dịch: Những giai thoại của ông bà tôi về cuộc đời của họ luôn thực sự thú vị.

20. C

Giải thích:

Kiến thức về từ đồng nghĩa

dispel (v): xua đuổi, xua tan

A. escalate (v): leo thang

B. influence (v): ảnh hưởng

C. remove (v): loại bỏ

D. balance (v): cân bằng

→ dispel = remove

Tạm dịch: Nghiên cứu y tế gần đây về loại virus mới đã xua tan lo ngại rằng nó lúc nào cũng có thể gây chết người.

21. B

Giải thích:

Kiến thức về từ đồng nghĩa

tend (v): chăm sóc, trông nom

A. conduce (v): dẫn đến, mang lại

B. care (v): quan tâm, chăm sóc

C. trend (v): có xu hướng

D. destroy (v): phá huỷ

→ tend = care

Tạm dịch: Những đứa trẻ biết cách chăm sóc khu vườn có thể lớn lên trở thành những cá nhân có ý thức về môi trường.

22. D

Giải thích:

Kiến thức về từ trái nghĩa

out of the blue: bất ngờ, không báo trước

A. surprisingly (adv): đáng ngạc nhiên

B. calmingly (adv): êm dịu

C. continuously (adv): liên tục

D. predictably (adv): có thể dự đoán

→ out of the blue >< predictably

Tạm dịch: Chính phủ đã thông báo bất ngờ rằng sẽ có đầu tư vào năng lượng thủy triều.

23. C

Giải thích:

Kiến thức về từ trái nghĩa

malicious (a): hiểm độc, độc hại

A. harmful (a): có hại

B. depressing (a): chán nản

C. safe (a): an toàn

D. essential (a): thiết yếu

→ malicious >< safe

Tạm dịch: Tin tặc là những người làm cho cuộc sống của chúng ta khốn khổ bằng cách xâm nhập vào máy tính hoặc phát tán vi rút độc hại.

24. C

Giải thích:

Kiến thức về giao tiếp

Jonna và David, hai sinh viên ngành giáo dục, đang thảo luận về cách học của trẻ sơ sinh.

Jonna: “Video học tập có thể giúp trẻ học một số từ vựng cơ bản.”

David: “____________. Chúng học kém hiệu quả hơn từ màn hình. ”

A. Không nghi ngờ gì nữa

B. Tôi hoàn đồng ý với bạn

C. Tôi e rằng bạn sai

D. Bạn đúng

25. A

Giải thích:

Kiến thức về giao tiếp

John đang ăn tối tại nhà Linda.

John: "Món gà luộc ngon quá!"

Linda: “______________”

A. Tôi rất vui vì bạn thích nó

B. Không, đừng lo lắng

C. Tôi cũng không

D. Chắc chắn. tôi rất thích

 

26-30:

Dịch bài

Mọi người thường thấy rằng thành công luôn lảng tránh họ. Nhưng đây có thường là lỗi của chính họ hay không? Chúng ta đều rất giỏi trong việc trì hoãn. Hoàng tử Hamlet trong truyện của Shakepeare là một ví dụ điển hình cho một người thất bại trong việc hành động và thực ra thì, ông bị coi là không có khả năng hành động bởi ông muốn hoãn lại mọi thứ - nói cách khác là trì hoãn. Và bởi vì đây là thực sự là vấn đề mà ai cũng gặp, có thể chính phẩm chất ấy lại khiến chúng ta mến mộ Hamlet. Nhưng đó không phải là một điều tốt. Chúng ta nên buộc bản thân phải vượt qua nó. Những người hay trì hoãn thường kém giàu có và kém khỏe mạnh hơn và hối tiếc vì họ không thể đưa ra quyết định nhanh chóng. Vậy tại sao nhiều người lại thích điều này đến vậy? Điều gì ngăn cản chúng ta phát huy hết tiềm năng thực sự của mình? Có phải chúng ta đang cố gắng trở thành những người theo chủ nghĩa hoàn hảo, cho rằng chúng ta cần thời gian để đánh bóng công việc của mình - hay cho rằng chúng ta chỉ có thể làm tốt nhất công việc của mình dưới áp lực?

Điều thứ hai là không đúng sự thật, vì công việc được hoàn thành vào phút cuối có nhiều sai lầm hơn so với công việc được hoàn thành đúng thời hạn. Hành vi trì hoãn của chúng ta gây bất tiện cho người khác và khiến chúng ta cảm thấy bối rối và tội lỗi. Các nhà khoa học xã hội đang phải vật lộn để tìm hiểu nguyên nhân của tình trạng bất ổn này và từ đó tìm ra các chiến lược để khắc phục nó. Họ đã đưa ra nhiều đề xuất khác nhau cho những người gặp khó khăn trong việc hoàn thành công việc. Họ nói rằng chúng ta nên cân nhắc việc chia nhỏ một nhiệm vụ thành những phần có thể quản lý để công việc có vẻ ít nản lòng hơn và tiếp tục cố gắng chấp nhận lý do tại sao chúng ta lại trì hoãn ngay từ đầu: đó là nỗi sợ hãi, mong muốn tạo ra một cái gì đó hoàn hảo hay chán nản với nhiệm vụ? Rõ ràng, biết lý do có nghĩa là chúng ta có thể làm với nó. Còn tôi, tôi xin nghỉ ngơi và suy nghĩ về tất cả!

26. C

Giải thích:

Kiến thức về mệnh đề quan hệ

Mệnh đề quan hệ thay thế cho danh từ chỉ người “someone” nên đáp án A, D sai.

Đáp án B sai vì “whom” không thể đứng trước động từ

Thông tin: People often find that success eludes them. But how often is this their own fault. One thing that we are all good at doing is procrastinating. Shakespeare’s Hamlet is a prime example of someone who failed to act and, in fact, was rendered incapable of action by his need to put things off – in other words, to procrastinate.

Tạm dịch: Mọi người thường thấy rằng thành công luôn lảng tránh họ. Nhưng đây có thường là lỗi của chính họ hay không? Chúng ta đều rất giỏi trong việc trì hoãn. Hoàng tử Hamlet trong truyện của Shakepeare là một ví dụ điển hình cho một người thất bại trong việc hành động và thực ra thì, ông bị coi là không có khả năng hành động bởi ông muốn hoãn lại mọi thứ - nói cách khác là trì hoãn.

27. B

Giải thích:

Kiến thức về từ vựng

A. exert the influence: gây ảnh hưởng

B. endear (v): yêu mến → endear sb to sb: làm cho ai được yêu mến, nổi tiếng

C. indulge (v): nuông chiều → indulge in: đắm chìm trong thứ gì

D. enact (v): ban hành (luật)

Thông tin: And because this is such a universal failing, it may be that it is that very quality that endears him to us all. But it’s not a good thing.

Tạm dịch: Và bởi vì đây là thực sự là vấn đề mà ai cũng gặp, có thể chính phẩm chất ấy lại khiến chúng ta mến mộ Hamlet. Nhưng đó không phải là một điều tốt.

28. D

Giải thích:

Kiến thức về từ vựng

A. evade (v): tránh né, lảng tránh

B. elude (v): trốn tránh

C. embark (v): lên tàu, bắt đầu

D. inconvenience (v): gây phiền phức

Thông tin: The latter is untrue, as work done at the last minute contains more mistakes than that done on time. Our procrastinating behaviour inconveniences others and leaves us feeling flustered and guilty.

Tạm dịch: Điều thứ hai là không đúng sự thật, vì công việc được hoàn thành vào phút cuối mắc nhiều sai lầm hơn so với công việc được hoàn thành đúng thời hạn. Hành vi trì hoãn của chúng ta gây bất tiện cho người khác và khiến chúng ta cảm thấy bối rối và tội lỗi.

29. D

Giải thích:

Kiến thức về từ vựng

A. another: một người, một cái khác

B. little: một chút + danh từ không đếm được

C. one another: lẫn nhau (3 đối tượng trở lên)

D. those: những người

Thông tin: Social scientists are struggling to understand the causes of this malaise and from that knowledge work out strategies to overcome it. There are various suggestions they have come up with for those having trouble getting things done.

Tạm dịch: Các nhà khoa học xã hội đang phải vật lộn để tìm hiểu nguyên nhân của tình trạng bất ổn này và từ đó tìm ra các chiến lược để khắc phục. Họ đã đưa ra nhiều đề xuất khác nhau cho những người gặp khó khăn trong việc hoàn thành công việc.

30. C

Giải thích:

Kiến thức về liên từ

A. Honestly: Thật lòng mà nói

B. Yet: tuy nhiên

C. Apparently: rõ ràng

D. Unfortunately: thật không may

Thông tin: They say we should consider breaking a task down into manageable chunks so that it seems less daunting and keep on trying to accept why we are delaying in the first place: is it fear, wishing to produce something perfect or boredom with the task? Apparently, knowing the reason means we can do with it. As for me, I’m off to have a rest and think about it all!

Tạm dịch: Họ nói rằng chúng ta nên xem xét việc chia nhỏ một nhiệm vụ thành những phần có thể quản lý được để công việc bớt chán hơn và tiếp tục cố gắng chấp nhận lý do tại sao chúng ta lại trì hoãn ngay từ đầu: đó là nỗi sợ hãi, mong muốn tạo ra một cái gì đó hoàn hảo hay chán nản với nhiệm vụ? Rõ ràng, biết lý do có nghĩa là chúng ta có thể đối phó với nó. Còn tôi, tôi xin nghỉ ngơi và suy nghĩ về tất cả!

 

Câu 31 - 35

Dịch bài

Một nhóm các nhà tâm lý học xã hội California đã trải qua 6 năm nghiên cứu về những phản ứng của những người sống trong thành phố trên thế giới với những tình huống khác nhau. Kết quả chỉ ra rằng những thành phố nơi mà người dân có ít tiền hơn thường thân thiện hơn. Thành phố Rio de Janeiro ở Brazil, nơi được biết đến với tỷ lệ tội phạm đứng đầu thế giới và thủ đô Lilongwe của Malawi thì xếp thứ ba.

Nhưng điều gì làm cho một thành phố thân thiện hơn so với thành phố khác? Các nhà tâm lý học từ Đaị học bang Calofornia nói rằng thành phố được xem là thân thiện nhất nên là thành phố có nhiều tiêu chuẩn về môi trường hơn chỉ là văn hoá và vấn đề quốc gia.

Họ tiến hành một nghiên cứu dựa vào cách người bản địa đối xử với người lạ tại 23 thành phố khác nhau trên thế giới. Nhóm đã tiến hành nghiên cứu của họ thông qua một loạt bài kiếm tra tại những nơi khác nhau qua những minh họa như: họ làm rơi viết hoặc giã vờ họ bị mù và cần sự giúp đỡ để băng qua đường.

Nghiên cứu kết luận rằng người dân có nhiều sự giúp đỡ tại những thành phố có lối sống thư thả như ở Rio. Khi họ ở đó, các nhà nghiên cứu đã nhận được sự giúp đỡ trong 93% trường hợp và tỷ lệ này ở thành phố Lilong chỉ ít hơn một chút. Tuy nhiên, tại những thành phố giàu có hơn như Amsterdam và New York được xem là ít thân thiện nhất. Người dân tại Amsterdam đã giúp đỡ những nhà nghiên cứu trong 53% trường hợp và ở New York chỉ có 44% các trường hợp. Các nhà tâm lý học nhận ra rằng, tại những thành phố này, người dân có ít thời gian, vì thế họ sống vội vã và thường làm ngơ với những người lạ.

31. B

Giải thích:

Đâu là tiêu đề hay nhất cho đoạn văn?

A. Điều gì làm cho người dân thành phố kém thân thiện hơn

B. Thành phố thân thiện nhất thế giới

C. Môi trường và văn hóa của một thành phố

D. Nghiên cứu của các nhà tâm lý học về các thành phố khác nhau

Đoạn văn nói về những thành phố có người dân thân thiện như Rio de Janeiro ở Brazil.

Đáp án D có vẻ đúng nhưng chỉ nói nghiên cứu về các thành phố khác nhau thì chưa đủ.

32. B

Giải thích:

Theo đoạn 1, những người mà sống với số tiền ít ỏi có xu hướng ________

A. xa cách hơn

B. thân thiện hơn

C. ngu dốt hơn

D. hạnh phúc hơn

Dẫn chứng:

The results show that cities where people have less money generally have friendlier populations.

(Kết quả chỉ ra rằng những thành phố nơi mà người dân có ít tiền hơn thường thân thiện hơn.)

33. D

Giải thích:

Từ “they" trong đoạn 3 đề cập đến __________

A. người lạ

B. thành phố

C. người dân địa phương

D. người nghiên cứu

Căn cứ vào nghĩa của câu:

The team conducted their research through a series of tests, where they dropped pens or pretended, they were blind and needed help crossing the street.

(Nhóm đã tiến hành nghiên cứu của họ thông qua một loạt bài kiếm tra tại những nơi khác nhau qua những minh họa như: họ làm rơi but hoặc giả vờ bị mù và cần sự giúp đỡ để băng qua đường.)

→ they = researchers

34. C

Giải thích:

Từ "relaxed" trong đoạn 4 chủ yếu có nghĩa là _________

A. cứng nhắc

B. kiểm soát

C. dễ tính

D. kỷ luật

→ relaxed: không lo nghĩ = easygoing

35. D

Giải thích:

Điều nào sau đây là đúng, theo đoạn văn?

A. Công dân sống ở các nước nghèo có xu hướng ít thân thiện hơn với người lạ

B. Sự đa dạng văn hóa khiến Rio trở thành một nơi lý tưởng để sống

C. Rio de Janeiro ở Brazil đứng đầu trong thành phố nguy hiểm nhất vì tội ác của nó.

D. Người dân ở các thành phố giàu có hơn dường như vội vã vì họ không có thời gian. (be void of sth: thiếu cái gì)

Dẫn chứng:

However, richer cities such as Amsterdam and New York are considered the least friendly. Inhabitants of Amsterdam helped the researchers in 53 percent of cases and in New York just 44 percent. The psychologists found that, in these cities, people tend to be short of time, so they hurry and often ignore strangers.

(Tuy nhiên, tại những thành phố giàu có hơn như Amsterdam và New York được xem là ít thân thiện nhất. Người dân tại Amsterdam đã giúp đỡ những nhà nghiên cứu trong 53% trường hợp và ở New York chỉ có 44% các trường hợp. Các nhà tâm lý học nhận ra rằng, tại những thành phố này, người dân có ít thời gian, vì thế họ sống vội vã và thường làm ngơ với những người lạ.)

 

Câu 36 - 42

Dịch bài

Mọi người ở mọi nền văn hóa kể cho nhau nghe những câu chuyện cổ tích nhưng cùng một câu chuyện thường có nhiều hình thức khác nhau ở những nơi khác nhau trên thế giới. Trong câu chuyện Cô bé quàng khăn đỏ mà trẻ em Châu Âu rất quen thuộc, một cô bé trên đường đi thăm bà ngoại thì gặp một con sói và nói với nó rằng cô bé sẽ đi đâu. Con sói chạy trước và giết bà nội, sau đó lên giường mặc quần áo của bà nội để chờ Cô bé quàng khăn đỏ. Bạn có thể nghĩ rằng bạn biết câu chuyện - nhưng phiên bản nào?

Sức hấp dẫn phổ biến của những câu chuyện này thường là do ý tưởng rằng chúng chứa đựng những thông điệp cảnh báo: trong trường hợp của Cô bé quàng khăn đỏ, hãy nghe lời mẹ và tránh nói chuyện với người lạ. Nhà nhân chủng học Jamie Tehrani tại Đại học Durham ở Anh cho biết: “Có thể điều chúng ta thấy thú vị về câu chuyện này là nó có chứa thông tin liên quan đến sự sống còn này. Nhưng nghiên cứu của ông cho thấy khác. Ông nói: “Chúng ta có một lỗ hổng lớn trong kiến thức về lịch sử và thời kỳ kể chuyện, mặc dù thực tế là chúng ta biết thể loại này là một thể loại vô cùng cổ xưa,” ông nói. Điều đó đã không ngừng các nhà nhân chủng học, nhà nghiên cứu dân gian và các học giả khác nghĩ ra các lý thuyết để giải thích tầm quan trọng của truyện cổ tích trong xã hội loài người.

Phân tích của Tehrani tập trung vào Cô bé quàng khăn đỏ dưới nhiều hình thức, bao gồm một câu chuyện cổ tích phương Tây khác có tên The Wolf and the Kids. Kiểm tra các biến thể của hai câu chuyện này và những câu chuyện tương tự từ châu Phi, Đông Á và các khu vực khác, ông đã kết thúc với 58 câu chuyện được ghi lại từ các câu chuyện truyền miệng. Đầu tiên, ông kiểm tra một số giả định về khía cạnh nào của câu chuyện ít thay đổi nhất khi nó phát triển, cho thấy tầm quan trọng của chúng. Các nhà nghiên cứu dân gian tin rằng những gì xảy ra trong một câu chuyện là trọng tâm của câu chuyện hơn là các nhân vật trong đó.

Tuy nhiên, Tehrani không tìm thấy sự khác biệt đáng kể nào về tốc độ diễn biến của các sự cố so với các nhân vật. Phân tích của ông cũng không ủng hộ giả thuyết rằng phần trung tâm của một câu chuyện là phần được bảo tồn nhất.

Nhưng điều ngạc nhiên thực sự lớn đã đến khi ông xem xét các yếu tố cảnh báo của câu chuyện. ‘Các nghiên cứu về các câu chuyện dân gian săn bắn hái lượm cho thấy rằng những câu chuyện kể này bao gồm thông tin thực sự quan trọng về môi trường và những nguy cơ có thể gặp phải ở đó - những thứ liên quan đến sự sống còn. Tuy nhiên, trong phân tích của ông, những yếu tố đó cũng linh hoạt như những chi tiết có vẻ tầm thường. Vậy thì điều gì là đủ quan trọng để được tái tạo từ thế hệ này sang thế hệ khác?

Câu trả lời, có thể xuất hiện, là sự sợ hãi - những khía cạnh khát máu và ghê rợn của câu chuyện, chẳng hạn như việc bị sói ăn thịt bà ngoại, hóa ra lại được giữ nguyên. Tại sao những chi tiết này lại được các thế hệ người kể chuyện lưu giữ lại, trong khi các đặc điểm khác thì không? Tehrani có một ý tưởng: "Trong bối cảnh truyền miệng, một câu chuyện sẽ không tồn tại chỉ vì một người kể tuyệt vời. Nó cũng cần phải thú vị khi nó được kể bởi một người không nhất thiết phải là một người kể chuyện tuyệt vời. "Có thể bị một con sói nuốt chửng toàn bộ, rồi mổ bụng sống khiến câu chuyện vẫn được yêu thích, bất kể nó tệ đến mức nào kể lại.

Mathias Clasen tại Đại học Aarhus ở Đan Mạch không ngạc nhiên trước những phát hiện của Tehrani. "Thói quen và đạo đức thay đổi, nhưng những thứ khiến chúng ta sợ hãi và thực tế là chúng ta tìm kiếm những trò giải trí được thiết kế để làm chúng ta sợ hãi - những thứ đó không đổi", ông nói. Clasen tin rằng những câu chuyện đáng sợ dạy chúng ta cảm giác sợ hãi mà không cần phải trải qua nguy hiểm thực sự, và do đó, xây dựng khả năng chống lại những cảm xúc tiêu cực.

36. A

Giải thích:

Đâu là tiêu đề hay nhất cho đoạn văn?

A. Tại sao truyện cổ tích lại là những cổ tích đáng sợ?

B. Kí ức tuổi thơ là những câu chuyện cổ tích

C. Các phiên bản khác nhau của Cô bé quàng khăn đỏ

D. Nghiên cứu: Truyện cổ tích và kết thúc có hậu của chúng

Ta có thể thấy, toàn bài đang nói tới yếu tố khiến câu chuyện cổ tích được truyền từ đời này sang đời khác, đó chính là yếu tố “gây sợ hãi”.

37. C

Giải thích:

Từ “they” trong đoạn 2 đề cập đến _______

A. nhà nhân loại học

B. nhà nghiên cứu dân gian

C. chuyện

D. người kể chuyện

Căn cứ vào nghĩa của câu:

The universal appeal of these tales is frequently attributed to the idea that they contain cautionary messages: in the case of Little Red Riding Hood, to listen to your mother, and avoid talking to strangers.

(Sức hấp dẫn phổ biến của những câu chuyện này thường là do ý tưởng rằng chúng chứa đựng những thông điệp mang tính cảnh báo: trong trường hợp của Cô bé quàng khăn đỏ, hãy nghe lời mẹ và tránh nói chuyện với người lạ.)

→ they = tales

38. B

Giải thích:

Theo đoạn văn, Jamie Tehrani đã sử dụng phương pháp nào để kiểm tra ý kiến của mình về truyện cổ tích?

A. Ông so sánh hình thức truyền miệng và hình thức viết của những câu chuyện giống nhau

B. Ông đã xem xét nhiều dạng khác nhau của cùng một câu chuyện cơ bản

C. Ông đã xem những câu chuyện không liên quan từ nhiều quốc gia khác nhau

D. Ông đã so sánh sự phát triển của truyện cổ tích với sự phát triển của các khu vực trên thế giới

Dẫn chứng:

Tehrani’s analysis focused on Little Red Riding Hood in its many forms, which include another Western fairy tale known as The Wolf and the Kids. Checking for variants of these two tales and similar stories from Africa, East Asia, and other regions, he ended up with 58 stories recorded from oral traditions.

(Phân tích của Tehrani tập trung vào Cô bé quàng khăn đỏ dưới nhiều hình thức, bao gồm một câu chuyện cổ tích phương Tây khác có tên The Wolf and the Kids. Xem các biến thể của hai câu chuyện này và những câu chuyện tương tự từ châu Phi, Đông Á và các khu vực khác, ông đã có được 58 câu chuyện được ghi lại từ phong tục truyền miệng.)

39. D

Giải thích:

Từ “conserved" trong đoạn 4 chủ yếu có nghĩa là __________

A. quan trọng

B. khó hiểu

C. thú vị

D. duy trì

→ conserved: bảo toàn, duy trì= maintained

40. C

Giải thích:

Từ “gruesome” trong đoạn 6 gần nghĩa nhất với _________

A. bẩn thỉu

B. quyến rũ

C. ghê rợn

D. hấp dẫn

→ gruesome: kinh tởm, khủng khiếp = ghastly

41. A

Giải thích:

Điều nào sau đây KHÔNG đúng, theo đoạn văn?

A. Tất cả những câu chuyện cổ tích được Tehrani phân tích ban đầu đều được viết ra chứ không phải nói

B. Trong truyện cổ tích, các tình tiết của cốt truyện thể hiện sự khác biệt đáng kể trên toàn cầu

C. Tehrani bác bỏ ý kiến cho rằng những bài học bổ ích cho cuộc sống trong truyện cổ tích là lý do tồn tại của họ.

D. Nhiều lý thuyết khác nhau về ý nghĩa xã hội của truyện cổ tích đã được phát triển mà không có cơ sở thực tế

Dẫn chứng:

Tehrani’s analysis focused on Little Red Riding Hood in its many forms, which include another Western fairy tale known as The Wolf and the Kids. Checking for variants of these two tales and similar stories from Africa, East Asia, and other regions, he ended up with 58 stories recorded from oral traditions.

(Phân tích của Tehrani tập trung vào Cô bé quàng khăn đỏ dưới nhiều hình thức, bao gồm một câu chuyện cổ tích phương Tây khác có tên The Wolf and the Kids. Kiểm tra các biến thể của hai câu chuyện này và những câu chuyện tương tự từ châu Phi, Đông Á và các khu vực khác, ông đã kết thúc với 58 câu chuyện được ghi lại từ phong tục truyền miệng.)

=> những câu chuyện được truyền miệng không phải viết

Các đáp án khác

B. People of every culture tell each other fairy tales but the same story often takes a variety of forms in different parts of the world. (Người dân ở tất cả các nền văn hóa để kể cho nhau nghe những câu chuyện cổ tích nhưng cùng câu chuyện ấy, lại có những biến thể khác nhau ở những vùng khác nhau trên thế giới).

C. ‘It might be what we find interesting about this story is that it’s got this survival-relevant information in it,’ says anthropologist Jamie Tehrani at Durham University in the UK. But his research suggests otherwise. (Có thể thứ chúng ta cảm thấy thú vị đối với câu chuyện này là nó chứng đựng yếu tố sống còn.” Nhà nhân chủng học Jamie Tehrani ở ĐH Durham chia sẻ. Tuy nhiên, nghiên cứu của ông lại cho thấy 1 điều khác) → suggest otherwise = reject

D. That hasn’t stopped anthropologists, folklorists and other academics devising theories to explain the importance of fairy tales in human society. (Điều này không ngăn được những nhà nhân chủng học, những chuyên gia nghiên cứu về văn học dân gian cùng các học giả khác nghĩ ra những thuyết khác nhau để giải thích tầm quan trọng của chuyện cổ tích trong xã hội loại người)

42. A

Giải thích:

Điều nào sau đây có thể được suy ra từ đoạn văn?

A. Truyện cổ tích là cách học an toàn để đối phó với nỗi sợ hãi

B. Người ta thường tin rằng truyện cổ tích chứa đựng những thông điệp trái ngược nhau

C. Những giá trị thay đổi của xã hội chúng ta được chấp nhận rộng rãi hơn nhờ những câu chuyện cổ tích

D. Việc lưu giữ những câu chuyện cổ tích là do một người kể chuyện tuyệt vời.

Dẫn chứng:

Clasen believes that scary stories teach us what it feels like to be afraid without having to experience real danger, and so build up resistance to negative emotions.

(Clasen tin rằng những câu chuyện đáng sợ dạy chúng ta cảm giác sợ hãi mà không cần phải trải qua nguy hiểm thực sự, và do đó, xây dựng khả năng chống lại những cảm xúc tiêu cực.)

Các đáp án khác

B. Sai vì The universal appeal of these tales is frequently attributed to the idea that they contain cautionary messages (Yếu tố khiến những câu chuyện cổ tích trở nên vô cùng thu hút chính là vì nó chứa các thông điệp cảnh báo”, chứ không phải thông điệp trái ngược nhau.

C. Không đề cập trong đoạn văn

D. Sai vì “In an oral context, a story won’t survive because of one great teller. It also needs to be interesting when it’s told by someone who’s not necessarily a great storyteller” – “Trong ngữ cảnh truyền miệng, một câu chuyện sẽ chẳng thể sống sót khi có 1 người kể chuyện tuyệt vời. Nó vẫn sẽ hay khi được kể lại 1 người, mà người đó chẳng cần phải kể hay.”

 

43. B

Giải thích:

Kiến thức về thì

“2003” là thời gian ở quá khứ nên ta phải chia ở thì quá khứ

Sửa: becomes → became

Tạm dịch: Sau khi tốt nghiệp từ Columbia vào năm 2003, anh ta đã trở thành một học giả và du lịch đến Oxford.

44. B

Giải thích:

Kiến thức về từ quy chiếu

Ta quan sát, jellyfish là danh từ số nhiều (động từ chia are), nên ta không thể dùng its để quy chiếu cho danh từ số nhiều được, mà phải dùng their.

Sửa: its → their

Tạm dịch: Sứa không phải không có hại vì vết đốt của chúng có thể gây ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng ở một số người.

45. D

Giải thích:

Kiến thức về từ vựng

Ta cần phân biệt:

detective (n): thám tử

detection (n): sự phát hiện, sự khám phá

Cụm "earthquake

detection: phát hiện động đất"

Sửa: detective → detection

Tạm dịch: Một số người tin rằng hành vi của động vật có thể cung cấp một phương tiện thay thế khả thi để phát hiện động đất.

46. B

Giải thích:

Câu gốc: Đã mười năm kể từ khi tôi trở lại quê hương của mình.

A. Lần cuối cùng tôi về quê đã mười năm. → sai nghĩa, phải là "ten years ago"

B. Tôi đã không trở lại quê hương của tôi trong mười năm.

C. Tôi về quê ngoại đã mười năm. → sai nghĩa

D. Lần cuối tôi trở lại quê hương cách đây mười năm. → chia sai thì

47. B

Giải thích:

Câu gốc: “Đừng cho tay vào miệng nữa, Dan.” mẹ của Dan nói với anh ấy

A. Mẹ của Dan đã nhắc anh ấy cho tay vào miệng. → sai nghĩa

B. Mẹ của Dan đã bảo anh ta không được cho tay vào miệng nữa

C. Sai vì chưa chuyển your → his

D. Mẹ của Dan đe dọa anh cho tay vào miệng → sai nghĩa

48. D

Giải thích:

Câu gốc: Theo quy định của pháp luật, những người tiếp xúc gần với covid-19 phải được cách ly.

→ be required = must

A. Những người tiếp xúc gần với covid-19 có thể bị cô lập. → sai nghĩa

B. Những người tiếp xúc gần với covid-19 nên được cách ly. → sai nghĩa

C. Những người tiếp xúc gần với covid-19 sẽ bị cách ly.

→ sai nghĩa

D. Những người tiếp xúc gần với covid-19 phải được cách ly.

49. C

Giải thích:

Câu gốc: Cô ấy đã có một màn trình diễn tuyệt vời tại lễ hội. Cô ấy trở nên nổi tiếng hơn.

A. Nếu cô ấy không thể hiện một màn trình diễn tuyệt vời tại lễ hội, cô ấy sẽ không trở nên nổi tiếng hơn. → Dùng sai câu điều kiện, câu gốc ở QK thì không dùng L2

B. Giả sử rằng cô ấy đã có một màn trình diễn tuyệt vời tại lễ hội, cô ấy sẽ không trở nên nổi tiếng hơn. → sai nghĩa

C. Nếu cô ấy không có một màn trình diễn tuyệt vời tại lễ hội, cô ấy sẽ không trở nên nổi tiếng hơn.

D. Nếu cô ấy đã có một màn trình diễn tuyệt vời, cô ấy sẽ trở nên nổi tiếng hơn. → sai nghĩa, hành động này đã xảy ra nên dùng khẳng định ở đây không phù hợp

50. B

Giải thích:

Câu gốc: Tim bỏ học năm 14 tuổi. Giờ anh hối hận.

A. Miễn là Tim không bỏ học ở tuổi 14, thì bây giờ anh ấy sẽ không hối hận.

→ không có cấu trúc này

B. Tim ước rằng mình đã không bỏ học ở tuổi 14.

C. Nếu Tim không bỏ học ở tuổi 14, thì anh ấy sẽ không hối hận về điều đó.

→ "then" phải là "now"

D. Giá như Tim đừng bỏ học năm 14 tuổi. → sai th

 

Xem Thêm:

Đề minh họa số 01 môn Tiếng Anh tôt nghiệp THPT 2023

Đề minh họa số 02 môn Tiếng Anh tôt nghiệp THPT 2023

Đề minh họa số 03 môn Tiếng Anh tôt nghiệp THPT 2023

Đề minh họa số 04 môn Tiếng Anh tôt nghiệp THPT 2023

Đề minh họa số 05 môn Tiếng Anh tôt nghiệp THPT 2023

Đề minh họa số 06 môn Tiếng Anh tôt nghiệp THPT 2023

Đề minh họa số 07 môn Tiếng Anh tôt nghiệp THPT 2023

Đề minh họa số 08 môn Tiếng Anh tôt nghiệp THPT 2023

Đề minh họa số 09 môn Tiếng Anh tôt nghiệp THPT 2023

Đề minh họa số 10 môn Tiếng Anh tôt nghiệp THPT 2023

Đề minh họa số 11 môn Tiếng Anh tôt nghiệp THPT 2023

Đề minh họa số 12 môn Tiếng Anh tôt nghiệp THPT 2023

Đề minh họa số 13 môn Tiếng Anh tôt nghiệp THPT 2023

Đề minh họa số 14 môn Tiếng Anh tôt nghiệp THPT 2023

Đề minh họa số 15 môn Tiếng Anh tôt nghiệp THPT 2023

Đề minh họa số 16 môn Tiếng Anh tôt nghiệp THPT 2023

Đề minh họa số 17 môn Tiếng Anh tôt nghiệp THPT 2023

Đề minh họa số 18 môn Tiếng Anh tôt nghiệp THPT 2023

Đề minh họa số 19 môn Tiếng Anh tôt nghiệp THPT 2023

Đề minh họa số 20 môn Tiếng Anh tôt nghiệp THPT 2023