ĐỀ THI THAM KHẢO PHÁT TRIỂN MINH HỌA BGD 2024 ĐỀ 13 (Đề thi có … trang) |
KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN Môn thi thành phần: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề |
Họ, tên thí sinh: .....................................................................
Số báo danh: ..........................................................................
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố:
H = 1; He = 4; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba = 137.
Các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn, giả thiết các khí sinh ra không tan trong nước.
Câu 41. Chất nào sau đây phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo kết tủa vàng?
A. Etilen. B. Benzen. C. Propin. D. Butan.
Câu 42. Trong hợp chất nào sau đây, Crom có số oxi hóa +6?
A. NaCrO2. B. Cr2(SO4)3. C. Na2Cr2O7. D. Cr(OH)2.
A. MgSO4.H2O. B. CaSO4.2H2O. C. CaCO4.H2O. D. MgSO4.2H2O.
Câu 44. Phân tử khối của vinyl axetat là
Câu 45. Al tan được trong dung dịch nào sau đây?
A. KCl. B. KNO3. C. K2SO4. D. KOH.
Câu 46. Ca(HCO3)2 có thể phản ứng được với
A. KCl. B. HCl. C. KNO3. D. NaCl.
Câu 47. Trong peptit Gly – Ala-Val-Glu, amino axit đầu N là
A. Glu. B. Ala. C. Gly. D. Val.
Câu 48. Chất nào sau đây là đisaccarit?
A. Saccarozơ. B. Xenlulozơ. C. Tinh bột. D. Glucozơ.
Câu 49. Kim loại sắt tác dụng với lượng dư dung dịch chất nào sau đây tạo thành muối sắt(III)?
A. HCl loãng. B. CuSO4 . C. HNO3 loãng. D. H2SO4 loãng.
Câu 50. Kim loại nào sau đây tác dụng với nước ở nhiệt độ thường giải phóng khí H2?
Câu 52. Cách bảo vệ kim loại nào sau đây là phương pháp bảo vệ điện hóa?
A. Sắt được tráng thiếc (sắt tây). B. Phủ sơn lên bề mặt kim loại sắt.
C. Gắn các lá kẽm bên ngoài vỏ tàu bằng sắt. D. Đồ vật bằng sắt mạ niken.
Câu 53. Chất nào sau đây thuộc loại ancol no, đơn chức, mạch hở?
A. CH3OH. B. CH3COOH. C. C2H4(OH)2. D. C6H5-CH2-OH.
A. NaNO3. B. NaHCO3. C. Na2CO3. D. NaCl.
A. nhôm hiđroxit. B. nhôm oxit. C. natri aluminat. D. aluminat.
Câu 56. Kim loại nào sau đây có độ cứng lớn nhất?
A. Sắt. B. Bạc. C. Crom. D. Kẽm.
Câu 57. Chất nào sau đây có thể làm mềm nước cứng vĩnh cữu?
A. NaNO3. B. Na3PO4. C. KCl. D. HCl.
Câu 58. Al có khả năng khử được oxit nào dưới đây thành kim loại?
A. Na2O. B. CaO. C. MgO. D. CuO.
Câu 59. Chất nào sau đây là amin bậc 3?
A. Metylamin. B. Etylamin C. Đimetylamin. D. Trimetylamin.
Câu 60. Số nguyên tử cacbon trong phân tử tristearin là
Câu 61. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Kim loại Fe không tan trong dung dịch H2SO4 đặc, nguội.
B. Dung dịch FeCl3 phản ứng được với kim loại Fe.
C. Trong các phản ứng hóa học, ion Fe2+ chỉ thể hiện tính khử.
D. Kim loại Fe phản ứng với dung dịch HCl tạo ra muối sắt (II).
A. 16,20. B. 20,25. C. 12,96. D. 40,50.
Câu 63. Hiđro hóa hoàn toàn m gam triolein cần vừa đủ 13,44 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là
A. 17,68. B. 17,80. C. 53,40. D. 53,04.
Câu 64. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Trong máu người có một lượng nhỏ fructozơ với nồng độ hầu như không đổi khoảng 0,1 %.
B. Tinh bột bị hòa tan trong nước Svayde (dung dịch thu được khi hòa tan Cu(OH)2 trong amoniac).
C. Trong gỗ, xenlulozơ chiếm 40- 50% khối lượng; trong bông nõn có gần 98% xenlulozơ.
D. Thủy phân hoàn toàn saccarozơ trong môi trường axit ta chỉ thu được glucozơ.
Câu 68. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Trùng hợp stiren thu được Polistiren.
B. Trùng ngưng buta-1,3-đien với acrilonitrin có xúc tác Na được cao su buna-N.
C. Poli (etylen terephtalat) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp các monome tương ứng.
A. 2,24 lít. B. 4,48 lít. C. 6,72 lít. D. 3,36 lít.
Câu 70. Cho sơ đồ sau: C2H2 → X → Y → Z → CH3COOC2H5
A. C4H4, C4H6, C4H10 B. CH3CHO, C2H5OH, CH3COOH
C. C2H4, C2H6O2, C2H5OH D. C2H6, C2H5Cl, CH3COOH
(1) E + NaOH X + Y (2) F + NaOH Z + T
(3) X + HCl J + NaCl (4) Z + HCl G + NaCl
(a) F là hợp chất hữu cơ đa chức.
(b) 1 mol J khi tham gia phản ứng tráng gương (AgNO3/NH3) thu được 4 mol Ag.
(c) Đốt cháy T thu được số mol CO2 lớn hơn số mol H2O.
(d) Z có khả năng làm mất màu dung dịch brom.
(e) G là axit không no, đơn chức.
A. 0,112. B. 0,224. C. 0,672. D. 0,896.
Câu 73. Tiến hành thí nghiệm phản ứng của hồ tinh bột với iot theo các bước sau đây:
- Bước 1: Cho vài giọt dung dịch iot vào ống nghiệm đựng sẵn 2 ml dung dịch hồ tinh bột.
- Bước 2: Đun nóng dung dịch một lát, sau đó để nguội.
(1) Sau bước 1, dung dịch thu được có màu tím.
(4) Có thể dùng dung dịch iot để phân biệt hai dung dịch riêng biệt gồm hồ tinh bột và saccarozơ.
A. 5,72%. B. 6,30%. C. 6,75%. D. 6,82%.
A. 102. B. 160. C. 180. D. 218.
Câu 76. Cho các phát biểu sau:
(a) Đốt cháy este no, đơn chức mạch hở thì thu được số mol CO2 lớn hơn số mol H2O.
(b) Trùng hợp axit terephtalic với etylen glicol thu được tơ lapsan.
(c) Dung dịch alanin làm quỳ tím hóa xanh.
(d) Peptit Gly-Ala-Gly-Glu chứa 7 nguyên tử oxi.
(e) Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.
A. 5,50. B. 4,75. C. 6,72. D. 8,50.
Nồng độ mol/l của AgNO3 trong dung dịch X là
A. 0,400 M. B. 0,475 M. C. 0,625 M. D. 0,750M.
A. 37,5. B. 73,3. C. 60,5. D. 80,2.
A. 0,58 lít. B. 0,72 lít. C. 0,85 lít. D. 1,24 lít.
[SHARE] 40 đề Hóa Học, chuẩn cấu trúc soạn theo đề minh họa 2024
-----------------HẾT------------------
MA TRẬN ĐỀ THI
1. Phạm vi kiến thức - Cấu trúc:
- 10% kiến thức lớp 11; 90% kiến thức lớp 12
- Tỉ lệ kiến thức vô cơ : hữu cơ (50% : 50%)
- Các mức độ: nhận biết: 40%; thông hiểu: 20%; vận dụng: 30%; vận dụng cao: 10%.
- Số lượng câu hỏi: 40 câu.
2. Ma trận:
STT |
Nội dung kiến thức |
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
Tổng số câu |
1. |
Kiến thức lớp 11 |
4 |
||||
Dung dịch -Sự điện li |
Câu 79 |
|||||
Nhóm Nitơ-photpho |
Câu 77 |
|||||
Hidrocacbon |
Câu 41 |
|||||
Ancol-Phenol |
Câu 53 |
|||||
2. |
Este – Lipit |
Câu 60 |
Câu 44 |
Câu 63, Câu 70 |
4 |
|
3. |
Cacbohiđrat |
Câu 48 |
Câu 64 |
Câu 62 |
3 |
|
4. |
Amin – Amino axit - Protein |
Câu 47, Câu 59 |
Câu 67 |
3 |
||
5. |
Polime |
Câu 41 |
Câu 68 |
2 |
||
6. |
Tổng hợp hóa hữu cơ |
Câu 76, Câu 80 |
Câu 71, Câu 75 |
4 |
||
7. |
Đại cương về kim loại |
Câu 50, Câu 56 |
Câu 52 |
Câu 66, Câu 69 |
5 |
|
8. |
Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ |
Câu 43, Câu 54, Câu 57 |
Câu 65 |
4 |
||
9. |
Nhôm và hợp chất nhôm |
Câu 58 |
Câu 45, Câu 55 |
3 |
||
10. |
Sắt và crom và hợp chất |
Câu 42, Câu 49 |
Câu 61 |
3 |
||
11. |
Hóa học với môi trường |
Câu 51 |
1 |
|||
12. |
Tổng hợp hóa học vô cơ |
Câu 72, Câu 73 |
Câu 74, Câu 78 |
4 |
||
Số câu – Số điểm |
16 4,0 |
8 2,0 |
12 3,0 |
4 1,0 |
40 10,0 |
|
% Các mức độ |
40% |
20% |
30% |
10% |
100% |
HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 41. Chất nào sau đây phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo kết tủa vàng?
A. Etilen. B. Benzen. C. Propin. D. Butan.
Hướng dẫn giải
Chất phản ứng với AgNO3/NH3 tạo kết tủa vàng phải có liên kết ba đầu mạch
→ Propin: CH≡C-CH3
Câu 42. Trong hợp chất nào sau đây, Crom có số oxi hóa +6?
A. NaCrO2. B. Cr2(SO4)3. C. Na2Cr2O7. D. Cr(OH)2.
Hướng dẫn giải
A. NaCrO2: số oxi hóa của crom là +3
B. Cr2(SO4)3: số oxi hóa của crom là +3
C. Na2Cr2O7: số oxi hóa của crom là +6
D. Cr(OH)2: số oxi hóa của crom là +2
Câu 43. Thạch cao nung là một hợp chất của canxi, có nhiều ứng dụng trong đời sống như đúc tượng, bó bột khi gãy xương, làm phấn viết bảng…Công thức của thạch cao nung là
A. MgSO4.H2O. B. CaSO4.2H2O. C. CaCO4.H2O. D. MgSO4.2H2O.
Hướng dẫn giải
Thạch cao nung: CaSO4.H2O
Câu 44. Phân tử khối của vinyl axetat là
A. 88. B. 60. C. 74. D. 86.
Hướng dẫn giải
Vinyl axetat là CH3COOCH=CH2 → M = 86
Câu 45. Al tan được trong dung dịch nào sau đây?
A. KCl. B. KNO3. C. K2SO4. D. KOH.
Hướng dẫn giải
Al + KOH + H2O → KAlO2 + 3/2 H2
Câu 46. Ca(HCO3)2 có thể phản ứng được với
A. KCl. B. HCl. C. KNO3. D. NaCl.
Hướng dẫn giải
Ca(HCO3)2 + 2HCl → CaCl2 + 2CO2 + 2H2O
Câu 47. Trong peptit Gly – Ala-Val-Glu, amino axit đầu N là
A. Glu. B. Ala. C. Gly. D. Val.
Hướng dẫn giải
Amino axit đầu N là amino axit còn chứa nhóm –NH2 → Gly
Câu 48. Chất nào sau đây là đisaccarit?
A. Saccarozơ. B. Xenlulozơ. C. Tinh bột. D. Glucozơ.
Hướng dẫn giải
Saccarozo: đisaccarit
Xenlulozo, tinh bột: polisaccarit
Glucozo: monosaccarit
Câu 49. Kim loại sắt tác dụng với lượng dư dung dịch chất nào sau đây tạo thành muối sắt(III)?
A. HCl loãng. B. CuSO4 . C. HNO3 loãng. D. H2SO4 loãng.
Hướng dẫn giải
Fe tác dụng với các axit HNO3, H2SO4 đặc, nóng, dư sẽ tạo muối sắt (III) (chú ý HNO3, HSO4 đặc, nguội không tác dụng với Fe)
Câu 50. Kim loại nào sau đây tác dụng với nước ở nhiệt độ thường giải phóng khí H2?
A. Al. B. K. C. Ag. D. Fe.
Hướng dẫn giải
Các kim loại K, Na, Ca, Ba,...thường dễ tác dụng với H2O tạo dung dịch bazơ và giải phóng khí H2
Câu 51. Khi đốt rơm rạ trên các cánh đồng sau những vụ thu hoạch lúa sinh ra nhiều khói bụi, trong đó có khí X. Khí X nặng hơn không khí và gây hiệu ứng nhà kính. Khí X là
A. N2. B. O2. C. CO2. D. CO.
Hướng dẫn giải
Khí thoát ra là CO2 (M=44 > 29)
Câu 52. Cách bảo vệ kim loại nào sau đây là phương pháp bảo vệ điện hóa?
A. Sắt được tráng thiếc (sắt tây). B. Phủ sơn lên bề mặt kim loại sắt.
C. Gắn các lá kẽm bên ngoài vỏ tàu bằng sắt. D. Đồ vật bằng sắt mạ niken.
Hướng dẫn giải
Khi nối Zn với thép (thành phần chính là Fe) thì Zn sẽ bị ăn mòn trước, lớp vỏ tàu bằng théo sẽ được bào vệ
Câu 53. Chất nào sau đây thuộc loại ancol no, đơn chức, mạch hở?
A. CH3OH. B. CH3COOH. C. C2H4(OH)2. D. C6H5-CH2-OH.
Hướng dẫn giải
Ancol no, đơn chức, mạch hở có công thức chung là CnH2n+1OH
Câu 54. Natri hiđrocacbonat là chất rắn màu trắng, ít tan trong nước, dễ bị phân hủy. Natri hiđrocacbonat có công thức là
A. NaNO3. B. NaHCO3. C. Na2CO3. D. NaCl.
Hướng dẫn giải
Natri hiđrocacbonat là NaHCO3
Câu 55. Nhôm oxit tác dụng với dung dịch NaOH thu được sản phẩm X, tan được trong nước.Tên gọi của X là?
A. nhôm hiđroxit. B. nhôm oxit. C. natri aluminat. D. aluminat.
Hướng dẫn giải
Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O
(natri aluminat)
Câu 56. Kim loại nào sau đây có độ cứng lớn nhất?
A. Sắt. B. Bạc. C. Crom. D. Kẽm.