17. Đề thi thử bám sát cấu trúc đề minh họa TN THPT 2024 - Môn Hóa Học - Đề 17 - File word có lời giải
4/15/2024 4:54:51 PM
haophamha ...

 

ĐỀ THI THAM KHẢO

PHÁT TRIỂN MINH HỌA BGD 2024

ĐỀ 17

(Đề thi có … trang)

KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024

Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Môn thi thành phần: HÓA HỌC

Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đềhttps://docs.google.com/drawings/d/sIbGMplG3q7YviofZDsgvjg/image?parent=1vX7jQ5KJvdXhgYj2N8zhhO88LbntOs6l&rev=1&drawingRevisionAccessToken=VUwJsNGYLKLApQ&h=2&w=232&ac=1

Câu 41: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím hóa đỏ?

A. NaOH.                 B. NaCl.                 C. K2SO4.                 D. HCl.

Câu 42: Hóa chất nào sau đây có thể làm mềm cả nước cứng tạm thời lẫn nước cứng vĩnh cửu?

A. Na2CO3.                 B. Ca(OH)2.                 C. Ba(OH)2.                 D. NaOH.

Câu 43: Dung dịch nào sau đây hòa tan được CaCO3?

A. K2SO4.                B. NaOH.                C. HCl.                D. NaCl.

Câu 44: Điện phân (với điện cực trơ) dung dịch AgNO3, khi đó tại catot xảy ra quá trình

A. Khử H2O.                 B. Oxi hóa H2O.         C. Khử ion Ag+.         D. Oxi hóa ion Ag+.

Câu 45: Khử hoàn toàn 4,64 gam Fe3O4 cần khối lượng Al là

A. 1,08 gam.                 B. 4,05 gam.                 C. 1,44 gam.                 D. 1,62 gam.

Câu 46: Este nào sau đây có mùi thơm của hoa nhài?

A. Geranyl axetat.         B. Etyl butirat.         C. Etyl propionat.         D. Benzyl axetat.

Câu 47: Kim loại nào phản ứng với nước ở nhiệt độ thường?

A. Fe.                         B. Cu.                         C. Ag.                         D. K.

Câu 48: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch HNO3 (đặc, nóng) không sinh ra chất khí?

A. Fe(OH)2.                 B. FeO.                 C. Fe3O4.                 D. Fe2O3.

Câu 49: Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch CuSO4?

A. Ag.                         B. Al.                         C. Fe.                         D. Mg.

Câu 50: Dung dịch nào sau đây có phản ứng màu biure?

A. Gly-Ala.                 B. Natri stearat.         C. Glyxin.                 D. Anbumin.

Câu 51: Muối nào sau đây dễ bị phân hủy khi đun nóng?

A. NaCl.                 B. Ca(HCO3)2.         C. Na2SO4.                 D. CaCl2.

Câu 52: Chất nào sau đây không thủy phân trong môi trường axit?

A. Glucozơ.                 B. Saccarorơ.                 C. Xenlulozơ.                 D. Tinh bột.

Câu 53: Chất vừa làm dung dịch quỳ tím hóa đỏ vừa có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc là

A. CH3CHO.                 B. HCOOH.                 C. CH3COOH.         D. CH3OH.

Câu 54: Sục khí nào sau đây vào dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được kết tủa màu trắng?

A. O2.                         B. CO2.                 C. H2.                         D. HCl.

Câu 55: Đun nóng chất béo X với dung dịch NaOH thu được natri oleat và glixerol. Công thức của X là

A. (C17H35COO)3C3H5.                         B. (C17H31COO)3C3H5.

C. (CH3COO)3C3H5.                                 D. (C17H33COO)3C3H5.

Câu 56: Muốn bảo quản kim loại kiềm, người ta ngâm chìm chúng trong

A. Dầu hỏa.                 B. Dung dịch NaOH.        C. Nước.                 D. Dung dịch HCl.

Câu 57: Nhôm hiđroxit là chất rắn, màu trắng, kết tủa dạng keo. Công thức của nhôm hiđroxit là

A. NaAlO2.                 B. Al2(SO4)3.                 C. Al(OH)3.                 D. Al2O3.

Câu 58: Quặng nào sau đây có chứa oxit sắt?

A. Xiđerit.                 B. Manhetit.                 C. Boxit.                 D. Đolômit.

Câu 59: Hòa tan m gam Al trong dung dịch HNO3 dư, thu được 3,36 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất ở điều kiện tiêu chuẩn). Giá trị của m là

A. 4,05.                 B. 1,36.                 C. 2,7.                         D. 8,1.

Câu 60: Đốt cháy kim loại X trong oxi, thu được oxit Y. Hòa tan Y trong dung dịch HCl loãng dư, thu được dung dịch Z chứa hai muối. Kim loại X là

A. Mg.                 B. Fe.                         C. Cu.                         D. Al.

Câu 61: Cho 13,50 gam một amin đơn chức X tác dụng hết với dung dịch axit HCl, thu được 24,45

gam muối. Số công thức cấu tạo của X thỏa mãn chất trên là

A. 4.                         B. 1.                         C. 3.                         D. 2.

Câu 62: Đun nóng m gam dung dịch glucozơ nồng độ 20% với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 6,48 gam Ag. Giá trị của m là

A. 27,0.                 B. 54,0.                 C. 5,4.                         D. 1,08.

Câu 63: Polime X là chất rắn trong suốt, có khả năng cho ánh sáng truyền qua tốt nên được dùng chế

tạo thủy tinh hữu cơ plexiglas. X là

A. Poli(vinyl clorua).         B. Polietilen.                C. Poliacrilonitrin.         D. Poli(metyl metacrylat).

Câu 64: Thí nghiệm nào sau đây thu được muối sắt(III) sau khi phản ứng kết thúc?

A. Cho Fe(OH)2 vào dung dịch HCl dư.        B. Cho FeO vào dung dịch H2SO4 loãng.

C. Cho Fe vào dung dịch HNO3 loãng, dư.        D. Cho Fe vào dung dịch CuCl2.

Câu 65: Một chất X có chứa nguyên tố oxi, không khí chứa một lượng rất nhỏ khí X có tác dụng làm cho không khí trong lành. Khí X còn có tác dụng ngăn chặn tia tử ngoại của Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất có thể gây tổn hại đến sức khỏe con người. Chất X là

A. Ozon (O3).                 B. O2.                         C. SO2.                 D. CO2.

Câu 66: Ở điều kiện thường, X là chất kết tinh, không màu, có vị ngọt và là thành phần chủ yếu của đường mía. Thủy phân chất X nhờ xúc tác của axit, thu được hai chất hữu cơ Y và Z. Biết rằng chất Z không làm mất màu dung dịch Br2. Chất X và Y lần lượt là

A. Xenlulozơ và fructozơ.                         B. Saccarozơ và glucozơ.

C. Tinh bột và glucozơ.                         D. Saccarozơ và fructozơ.

Câu 67: Cho các este sau: etyl fomat (1); vinyl axetat (2); triolein (3); metyl acrylat (4); phenyl axetat (5). Dãy gồm các este đều phản ứng được với dung dịch NaOH dư, đun nóng sinh ra ancol là

        A. (3), (4), (5).                B. (1), (2), (3).                C. (1), (3), (4).                D. (2), (3), (5).

Câu 68: Cho 50 gam kim loại M vào 200 ml dung dịch AgNO3 1M đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được 18,8 gam muối khan. Kim loại M là

        A. Fe.                        B. Cu.                        C. Mg.                        D. Zn.

Câu 69: Cho các polime sau: polietilen; xenlulozơ; nilon-6,6; amilopectin; nilon-6; amilozơ. Số polime thiên nhiên là

        A. 3.                        B. 4.                        C. 2.                        D. 1.

Câu 70: A, B, C, D lần lượt là một trong 4 dung dịch không màu đựng trong các lọ riêng biệt (thứ tự ngẫu nhiên) gồm: NaHSO4, BaCl2, Na2CO3 và Mg(HCO3)2. Thực hiện thí nghiệm với 4 dung dịch trên, hiện tượng xuất hiện được ghi trong bảng dưới đây:

Mẫu thử

Thí nghiệm

Hiện tượng

A hoặc C

Tác dụng với dung dịch B

Có kết tủa xuất hiện

A hoặc D

Tác dụng với dung dịch C

Có khí CO2 thoát ra

A

Tác dụng với dung dịch D

Có kết tủa xuất hiện

Chất B là

        A. Na2CO3.                B. NaHSO4.                C. BaCl2.                D. Mg(HCO3)2.

Câu 71: Một nhà máy nước X cung cấp nước sinh hoạt cho toàn bộ người dân ở một thành phố Y (với dân số là 11 triệu người). Trước khi cung cấp nước cho người dân nhà máy thực hiện khử trùng nước bằng hóa chất clo. Lượng clo được bơm vào nước trong bể tiếp xúc theo tỉ lệ 6 g/m3. Nếu mỗi người dùng 7 lít nước/ngày thì khối lượng clo mà nhà máy nước X cần sử dụng để xử lý nước trong 4 tháng là (biết rằng mỗi tháng đều có 30 ngày)

        A. 7,92 tấn.                B. 51,03 tấn.                C. 55,44 tấn.                D. 17,29 tấn.

Câu 72: Hỗn hợp E gồm ankan X và amin no Y (mạch hở), trong đó số mol của X nhỏ hơn số mol của Y. Đốt cháy hoàn toàn E cần dùng vừa đủ 10,752 lít khí O2 (đktc), thu được 0,39 mol H2O và 13,66 gam hỗn hợp khí CO2, N2. Mặt khác, cho 13,3 gam hỗn hợp E tác dụng với dung dịch HCl loãng dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là

        A. 16,10.                B. 6,44.                C. 12,45.                D. 19,32.

Câu 73: Thực hiện các thí nghiệm như sau:

(1) Cho a mol Fe3O4 vào dung dịch chứa 8a mol H2SO4 loãng.

(2) Cho 2,6a mol Fe vào dung dịch chứa 3a mol H2SO4 loãng và 5a mol NaNO3 (biết NO là sản phẩm khử duy nhất).

(3) Cho hỗn hợp gồm 0,65a mol Fe và 0,25a mol Cu vào dung dịch chứa 1,9a mol AgNO3.

(4) Cho hỗn hợp chứa 0,8x mol Mg và 0,96 mol Cu vào dung dịch chứa 1,2x mol Fe(NO3)3, x mol Fe2(SO4)3 và 0,4x mol FeCl3.

(5) Cho 0,6x mol FeCl2 vào dung dịch chứa 0,6x mol NaHSO4 và 0,45x mol KNO3.

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được muối sắt(III) là

        A. 5.                        B. 2.                        C. 3.                        D. 4.

Câu 74: Thông thường khi một người uống rượu, có khoảng 15% lượng rượu được thải ra ngoài qua mồ hôi, hơi thở và nước tiểu; 85% được hấp thụ và chuyển hóa hết tại gan thành anđehit axetic nhờ hệ thống các enzim trong cơ thể. Nếu một người đàn ông uống hết 0,7 lít rượu (etanol) với độ cồn là 30o thì lượng anđehit axetic sinh ra tại gan là bao nhiêu gam? Biết khối lượng riêng của etanol là 0,8 g/ml.

        A. 151,21.                B. 136,59.                C. 160,69.                D. 148,35.

Câu 75: Điện phân dung dịch chứa CuSO4, Fe2(SO4)3 và NaCl bằng điện cực trơ, có màng ngăn xốp với cường độ dòng điện không đổi I = 5A. Lượng khí sinh ra từ quá trình điện phân và lượng kim loại bám vào catot ứng với mỗi thí nghiệm được cho ở bảng dưới đây:

Thời gian điện phân (giây)

t

2t

3t

Lượng kim loại bám vào catot (mol)

0

0,05

0,11

Lượng khí sinh ra từ bình điện phân (mol)

x

x + 0,05

2x + 0,02

Các khí sinh ra không tan trong dung dịch và hiệu suất quá trình điện phân là 100%. Biết tại catot, ion Fe2+ điện phân hết thành Fe trước khi H2O điện phân sinh ra khí H2. Giá trị của x là

        A. 0,075.                B. 0,035.                C. 0,045.                D. 0,060.

Câu 76: Tiến hành thí nghiệm khử oxit kim loại Y bằng khí X (được điều chế thông qua phản ứng đun nóng axit fomic HCOOH với axit H2SO4 đặc) mô tả như hình vẽ sau:

Cho các phát biểu sau:

(a) Khí X tan tốt trong nước tạo dung dịch trong suốt.

(b) Oxit kim loại Y có thể là Al2O3.

(c) Khí Z là là một trong những nguyên nhân gây nên hiệu ứng nhà kính.

(d) Cho khí Z vào dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch chứa hỗn hợp 2 muối.

(e) Khí X có thể gây ngộ độc cho con người

Số phát biểu đúng là

        A. 3.                        B. 2.                        C. 4.                        D. 1.

Câu 77: Cho các phát biểu sau:

(a) Hòa tan lòng trắng trứng vào nước, sau đó đun sôi, lòng trắng trứng sẽ đông tụ lại.

(b) Thủy phân hoàn toàn vinyl axetat bằng dung dịch NaOH thu được natri axetat và anđehit fomic.

(c) Cao su lưu hóa có tính đàn hồi, lâu mòn hơn cao su thường.

(d) Nước ép quả nho chín có phản ứng tráng bạc.

(e) Tơ tằm bền trong môi trường axit và môi trường kiềm.

Số phát biểu sai là

        A. 2.                        B. 1.                        C. 4.                        D. 3.

Câu 78: Cho từ từ dung dịch H3PO4 vào dung dịch X chứa NaOH 3 M, KOH 1M và CaCl2 2 M thấy khối lượng kết tủa lớn nhất khi số mol H3PO4 bằng 0,6. Nhỏ từ từ đến hết dung dịch chứa 0,24 mol H3PO4 vào 150 ml dung dịch X, thu được m gam kết tủa. Giá trị m là

        A. 36,44 gam.                B. 35,68 gam.                C. 34,92 gam.                D. 33,78 gam.

Câu 79: Hỗn hợp E gồm axit X hai chức, ancol Y đơn chức và este Z ba chức (X, Y, Z đều mạch hở và chỉ chứa một loại nhóm chức). Chia 53,64 gam hỗn hợp E thành 3 phần bằng nhau:

- Đốt cháy hết phần 1 cần dùng 0,59 mol O2, thu được CO2 và 10,8 gam H2O.

- Cho phần 2 tác dụng với Na dư, thu được 3,136 lít khí H2 (đktc).

- Đun nóng phần 3 với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 0,2 mol hỗn hợp T gồm hai ancol đều no và 16,84 gam hỗn hợp F gồm hai muối cacboxylat. Dẫn toàn bộ T đi qua bình đựng Na dư, thấy khối lượng bình tăng 7,49 gam.

Cho các nhận định sau:

(a) X có hai đồng phân cấu tạo thỏa mãn.

(b) Đun nóng Y với H2SO4 đặc ở 170oC thu được anken.

(c) Trong phân tử của Z có số nguyên tử hiđro gấp đôi số nguyên tử oxi.

(d) 1 mol X tác dụng tối đa với 2 mol Br2 trong dung dịch.

Số nhận định đúng là

        A. 1.                        B. 3.                        C. 3.                        D. 2.

Câu 80: Nung m gam hỗn hợp X gồm Mg, Mg(NO3)2, Fe(NO3)2 và FeCO3 trong bình kín (không có không khí). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn Y và 1,008 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm NO2 và CO2. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch HNO3, thu được dung dịch Z chỉ chứa các muối nitrat và 2,24 lít (đktc) hỗn hợp hai khí gồm NO và NO2 có tỷ khối hơi so với H2 là 17. Cho dung dịch NaOH dư vào Z thấy xuất hiện 0,112 lít khí và 11,72 gam kết tủa. Nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 8,4 gam chất rắn. Biết nguyên tử cacbon chiếm 3,75% khối lượng trong hỗn hợp X. Phần trăm khối lượng của Mg(NO3)2 trong hỗn hợp X gần nhất với

        A. 12%.                B. 14%.                C. 16%.                D. 18%.

[SHARE] 40 đề Hóa Học, chuẩn cấu trúc soạn theo đề minh họa 2024

MA TRẬN ĐỀ THI THỬ 2024

Lớp

STT

Nội dung

Mức độ

Tổng

NB

TH

VD

 

11

1

Độ tan – nồng độ – dung dịch

1LT

     

2

Phi kim

1LT

 

1BT

 

3

HC – Ancol – phenol – anđehit – axit

1LT

 

1LT

 

12

4

Este – chất béo

2LT

1LT

1BT

 

5

Cacbohiđrat

1LT

1BT + 1LT

   

6

Amin – amino axit – protein

1LT

1BT

1BT

 

7

Polime

1LT

1LT

   

8

Đại cương kim loại

3LT

 

1BT

 

9

Kim loại kiềm – kiềm thổ – nhôm

1BT + 5LT

1BT

   

10

Sắt, crom và hợp chất

2LT

1BT+ 2LT

1BT

 

11

Hóa học với môi trường

 

1LT

   

12

Tổng hợp vô cơ

 

1LT

1LT

 

13

Tổng hợp hữu cơ

   

1LT

 

14

Hóa học ứng dụng

 

1BT

1BT

 

Tổng

29c

12c

9c

40c

4,75đ

3,0đ

2,25đ

10đ

HƯỚNG DẪN GIẢI

41D

42A

43C

44C

45C

46D

47D

48D

49A

50D

51B

52A

53B

54B

55D

56A

57C

58B

59A

60B

61D

62A

63D

64C

65A

66B

67C

68B

69A

70C

71C

72A

73D

74B

75D

76B

77A

78C

79A

80B

Câu 41: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím hóa đỏ?

A. NaOH.                 B. NaCl.                 C. K2SO4.                 D. HCl.

Câu 42: Hóa chất nào sau đây có thể làm mềm cả nước cứng tạm thời lẫn nước cứng vĩnh cửu?

A. Na2CO3                B. Ca(OH)2.                 C. Ba(OH)2.                 D. NaOH.

Câu 43: Dung dịch nào sau đây hòa tan được CaCO3?

A. K2SO4.                B. NaOH.                C. HCl.                D. NaCl.

Câu 44: Điện phân (với điện cực trơ) dung dịch AgNO3, khi đó tại catot xảy ra quá trình

A. Khử H2O.                 B. Oxi hóa H2O.         C. Khử ion Ag+        D. Oxi hóa ion Ag+.

Câu 45: Khử hoàn toàn 4,64 gam Fe3O4 cần khối lượng Al là

A. 1,08 gam.                 B. 4,05 gam.                 C. 1,44 gam.                 D. 1,62 gam.

Câu 46: Este nào sau đây có mùi thơm của hoa nhài?

A. Geranyl axetat.         B. Etyl butirat.         C. Etyl propionat.         D. Benzyl axetat.

Câu 47: Kim loại nào phản ứng với nước ở nhiệt độ thường?

A. Fe.                         B. Cu.                         C. Ag.                         D. K.

Câu 48: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch HNO3 (đặc, nóng) không sinh ra chất khí?

A. Fe(OH)2.                 B. FeO.                 C. Fe3O4.                 D. Fe2O3.

Câu 49: Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch CuSO4?

A. Ag.                         B. Al.                         C. Fe.                         D. Mg.

Câu 50: Dung dịch nào sau đây có phản ứng màu biure?

A. Gly-Ala.                 B. Natri stearat.         C. Glyxin.                 D. Anbumin.

Câu 51: Muối nào sau đây dễ bị phân hủy khi đun nóng?

A. NaCl.                 B. Ca(HCO3)2        C. Na2SO4.                 D. CaCl2.

Câu 52: Chất nào sau đây không thủy phân trong môi trường axit?

A. Glucozơ.                 B. Saccarorơ.                 C. Xenlulozơ.                 D. Tinh bột.

Câu 53: Chất vừa làm dung dịch quỳ tím hóa đỏ vừa có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc là

A. CH3CHO.                 B. HCOOH.                 C. CH3COOH.         D. CH3OH.

Câu 54: Sục khí nào sau đây vào dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được kết tủa màu trắng?

Vẫn còn nội dung phía dưới, bạn hãy ấn nút để xem tiếp nhé...