ĐỀ THAM KHẢO PHÁT TRIỂN MINH HỌA BGD 2024 ĐỀ 08 (Đề thi có 04 trang) |
KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2024 Bài thi: Khoa học tự nhiên; Môn: Vật lí Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề |
Họ, tên thí sinh:……………………………………………….
Số báo danh:. ………………………………………………….
A. tăng 4 lần. B. giảm 2 lần. C. giảm 4 lần. D. tăng 2 lần.
A. 74 prôtôn và 182 nơtron.. B. 74 nuclôn và 108 nơtron.
C. 182 nuclôn và 108 nơtron. D. 182 nuclôn và 74 nơtron.
Câu 4. Khi nói về siêu âm, phát biểu nào sau đây sai?
A. Siêu âm có thể truyền được trong chất rắn. B. Siêu âm có tần số lớn hơn 20 KHz.
C. Siêu âm có thể truyền được trong chân không. D. Siêu âm có thể bị phản xạ khi gặp vật cản.
Câu 5. Điện trường không tác dụng lực điện vào hạt nào sau đây?
A. ion dương B. proton C. notrôn D. electron
Câu 6. Dòng điện trong chất khí là dòng dịch chuyển có hướng của các:
A. electron theo chiều điện trường
B. ion dương theo chiều điện trường và ion âm ngược chiều điện trường
C. ion dương theo chiều điện trường, ion âm và electron ngược chiều điện trường
D. ion dương ngược chiều điện trường, ion âm và electron theo chiều điện trường
Câu 7. Pha của dao động được dùng để xác định
A. biên độ dao động. B. tần số dao động. C. trạng thái dao động. D. chu kì dao động.
A. 3 Hz. B. 4Hz. C. 5 Hz. D. 6 Hz.
A. liti, heli, đơteri. B. đơteri, heli, liti. C. heli, liti, đơteri. D. đơteri, liti, heli.
Câu 10. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Thuyết sóng điện từ về ánh sáng không giải thích được hiện tượng quang điện.
B. Trong cùng một môi trường, ánh sáng truyền đi với vận tốc bằng vận tốc của sóng điện từ.
C. Ánh sáng có tính chất hạt, mỗi hạt ánh sáng được gọi là một phôtôn.
D. Thuyết lượng tử ánh sáng chứng tỏ ánh sáng có bản chất sóng.
Câu 11. Khi nói về phôtôn ánh sáng, phát biểu nào sau đây sai?
A. Trong chân không, phôtôn bay với tốc độ .
B. Mỗi lần một nguyên tử phát xạ thì chúng phát ra một phôtôn.
C. Phôtôn bay dọc theo các tia sáng.
D. Trong một chùm ánh sáng, các phôtôn có năng lượng bằng nhau.
A. luôn luôn đứng yên. B. dao động với biên độ bằng một bước sóng.
C. dao động với biên độ bằng một nửa bước sóng. D. dao động với biên độ lớn nhất.
Câu 13. Tia Rơn-ghen (tia X) có
A. cùng bản chất với sóng âm. B. cùng bản chất với tia tử ngoại.
C. tần số nhỏ hơn tần số của tia hồng ngoại.
D. điện tích âm nên nó bị lệch trong điện trường và từ trường.
Câu 14. Quang phổ phát xạ của chất khí ở áp suất thấp khi bị nung nóng phát ra
A. như nhau ở mọi nhiệt độ B. như nhau với mọi chất khí
C. là quang phổ liên tục D. là quang phổ vạch
Câu 15. Mạch điện nào sau đây có hệ số công suất lớn nhất?
A. Điện trở thuần R1 nối tiếp với điện trở thuần R2. B. Điện trở thuần R nối tiếp cuộn cảm L.
C. Điện trở thuần R nối tiếp tụ điện C. D. Cuộn cảm L nối tiếp với tụ điện C.
Câu 16. Phát biểu nào sau đây là đúng? Máy phát điện xoay chiều một pha
A. biến đổi điện năng thành cơ năng.
B. biến đổi năng lượng điện thành năng lượng cơ và ngược lại.
C. biến đổi cơ năng thành điện năng.
D. được sử dụng trong các nhà máy nhiệt điện, thủy điện.
Câu 18. Khi nói về sóng điện từ, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Sóng điện từ mang năng lượng.
B. Sóng điện từ tuân theo các quy luật giao thoa, nhiễu xạ.
C. Sóng điện từ là sóng ngang.
D. Sóng điện từ không truyền được trong chân không.
Câu 19. Pin quang điện hiện nay được chế tạo dựa trên hiện tượng vật lý nào sau đây?
A. quang điện trong B. quang điện ngoài C. giao thoa sóng D. tán sắc ánh sáng
A. 1,5 m. B. 0,5 m. C. 2 m. D. 1 m.
A. 101 cm. B. 173 cm. C. 98 cm. D. 25 cm.
A. lực từ tác dụng lên hạt mang điện chuyển động trong từ trường.
B. lực từ tác dụng lên dòng điện.
C. lực từ tác dụng lên hạt mang điện đặt đứng yên trong từ trường.
D. lực từ do dòng điện này tác dụng lên dòng điện kia.
A. năng lượng liên kết riêng của hạt nhân. B. khối lượng nghỉ của hạt nhân.
C. độ hụt khối của hạt nhân. D. năng lượng liên kết của hạt nhân.
A. 2,5 Hz. B. 0,25 Hz. C. D. 2 Hz.
Câu 30. . Trong nguyên tử hiđrô, bán kính Bo là r0 = 5,3.10−11 m. Bán kính quỹ đạo dừng N là
A. 47,7.10−11 m. B. 21,2.10−11 m. C. 84,8.10−11 m. D. 132,5.10−11 m.
A. và U = 100V. B. và U = 100V.
C. và U = 150V. D. và U = 150V.
A. 40 cm/s. B. 30 cm/s. C. 45 cm/s. D. 35 cm/s.
A. 11,25 g. B. 5,75 g. C. 10,5 g. D. 5,15 g.
A. 1,15ë. B. 1,45ë. C. 1,35ë. D. l,25ë.
ĐÁP ÁN
1-B |
2-C |
3-D |
4-C |
5-C |
6-C |
7-C |
8-C |
9-D |
10-D |
11-D |
12-D |
13-B |
14-D |
15-D |
16-C |
17-B |
18-D |
19-A |
20-D |
21-A |
22-D |
23-D |
24-A |
25-B |
26-B |
27-A |
28-C |
29-C |
30-C |
31-C |
32-A |
33-B |
34-C |
35-B |
36-A |
37-D |
38-C |
39-C |
40-B |
MA TRẬN ĐỀ
LỚP |
NỘI DUNG KIẾN THỨC |
LOẠI CÂU HỎI |
CẤP ĐỘ NHẬN THỨC |
||||||||||
LT |
BT |
NB |
TH |
VD |
VDC |
TỔNG |
|||||||
12 |
1. DAO ĐỘNG CƠ |
4 |
3 |
4 |
1 |
1 |
1 |
7 |
|||||
2. SÓNG CƠ HỌC |
3 |
3 |
3 |
1 |
1 |
1 |
6 |
||||||
3. ĐIỆN XOAY CHIỀU |
4 |
4 |
4 |
1 |
2 |
1 |
8 |
||||||
4. DAO ĐỘNG VÀ SÓNG ĐIỆN TỪ |
1 |
2 |
1 |
2 |
3 |
||||||||
5. SÓNG ÁNH SÁNG |
3 |
2 |
3 |
1 |
1 |
5 |
|||||||
6. LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG |
2 |
1 |
2 |
1 |
3 |
||||||||
7. HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ |
2 |
2 |
2 |
1 |
1 |
4 |
|||||||
11 |
8. ĐIỆN TÍCH - ĐIỆN TRƯỜNG |
1 |
1 |
1 |
|||||||||
9. DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI |
1 |
1 |
1 |
||||||||||
10. DÒNG ĐIỆN TRONG CÁC MT |
1 |
1 |
1 |
||||||||||
10. ĐIỆN TỪ |
1 |
1 |
1 |
||||||||||
11. QUANG HÌNH |
|||||||||||||
TỔNG |
22 |
18 |
22 |
8 |
6 |
4 |
40 |
||||||
TỈ LỆ% |
55 |
45 |
55 |
20 |
15 |
10 |
100 |
||||||
HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1. Đoạn mạch xoay chiều chỉ có tụ điện, điện dung của tụ không đổi. Điện áp xoay chiều giữa hai đầu đoạn mạch , tần số thay đổi được. Nếu tăng tần số của điện áp lên gấp đôi thì dung kháng của tụ sẽ
A. tăng 4 lần. B. giảm 2 lần. C. giảm 4 lần. D. tăng 2 lần.
Hướng dẫn
⟹ Chọn B
Câu 2. Hạt nhân Vonfram có
A. 74 prôtôn và 182 nơtron.. B. 74 nuclôn và 108 nơtron.
C. 182 nuclôn và 108 nơtron. D. 182 nuclôn và 74 nơtron.
Hướng dẫn
Số nuclôn trong hạt nhân Vonfram bằng số khối , số prôtôn trong hạt nhân bằng
Suy ra số nơtron bằng .
⟹ Chọn C
Câu 3. Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp thì cảm kháng và dung kháng của đoạn mạch lần lượt là và . Điện áp giữa hai đầu đoạn mạch trễ pha hơn cường độ dòng điện trong mạch khi
A. B. C. D.
Hướng dẫn
Phương pháp: Sử dụng biểu thức:
Cách giải:
Điện áp giữa hai đầu đoạn mạch trễ pha hơn cường độ dòng điện:
⟹ Chọn D
Câu 4. Khi nói về siêu âm, phát biểu nào sau đây sai?
A. Siêu âm có thể truyền được trong chất rắn. B. Siêu âm có tần số lớn hơn 20 KHz.
C. Siêu âm có thể truyền được trong chân không. D. Siêu âm có thể bị phản xạ khi gặp vật cản.
Hướng dẫn
Siêu âm có bản chất là sóng cơ học nên chỉ truyền được trong các môi trường vật chất, không truyền được trong chân không.
⟹ Chọn C
Câu 5. Điện trường không tác dụng lực điện vào hạt nào sau đây?
A. ion dương B. proton C. notrôn D. electron
Hướng dẫn
⟹ Chọn C
Câu 6. Dòng điện trong chất khí là dòng dịch chuyển có hướng của các:
A. electron theo chiều điện trường
B. ion dương theo chiều điện trường và ion âm ngược chiều điện trường
C. ion dương theo chiều điện trường, ion âm và electron ngược chiều điện trường
D. ion dương ngược chiều điện trường, ion âm và electron theo chiều điện trường
Hướng dẫn
Dòng điện trong chất khí là dòng dịch chuyển có hướng của các ion dương theo chiều điện trường, ion âm và electron ngược chiều điện trường.
⟹ Chọn C
Câu 7. Pha của dao động được dùng để xác định
A. biên độ dao động. B. tần số dao động. C. trạng thái dao động. D. chu kì dao động.
Hướng dẫn
Pha của dao động được dùng để xác định trạng thái dao động của vật ( vị trí và hướng chuyển động của vật).
⟹ Chọn C
Câu 8. Kích thích để con lắc lò xo dao động điều hoà theo phương ngang với biên độ 5 cm thì vật dao động với tần số 5 Hz. Treo hệ lò xo trên theo phương thẳng đứng rồi kích thích để con lắc lò xo dao động điều hoà với biên độ 3 cm thì tần số dao động của vật là
A. 3 Hz. B. 4Hz. C. 5 Hz. D. 6 Hz.
Hướng dẫn
Tần số dao động của con lắc lò xo chỉ phụ thuộc vào đặc tính của hệ (độ cứng của lò xo và khối lượng của vật), không phụ thuộc vào cách kích thích dao động, nên tần số dao động của vật vẫn là 5 Hz.
⟹ Chọn C
Câu 9. Hạt nhân heli có năng lượng liên kết 28,4 MeV; hạt nhân liti có năng lượng liên kết là 39,2 MeV; hạt nhân đơteri có năng lượng liên kết là 2,24 MeV. Sắp theo thứ tự tăng dần về tính bền vững của 3 hạt nhân này là
A. liti, heli, đơteri. B. đơteri, heli, liti. C. heli, liti, đơteri. D. đơteri, liti, heli.
Hướng dẫn
MeV/nuclôn.
MeV/nuclôn.
MeV/nuclôn.
Vậy thứ tự các hạt nhân tăng dần về tính bền vững là: đơteri, liti, heli.
⟹ Chọn D
Câu 10. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Thuyết sóng điện từ về ánh sáng không giải thích được hiện tượng quang điện.
B. Trong cùng một môi trường, ánh sáng truyền đi với vận tốc bằng vận tốc của sóng điện từ.
C. Ánh sáng có tính chất hạt, mỗi hạt ánh sáng được gọi là một phôtôn.
D. Thuyết lượng tử ánh sáng chứng tỏ ánh sáng có bản chất sóng.
Hướng dẫn
Các hiện tượng chứng tỏ ánh sáng có tính chất sóng là: nhiễu xạ, giao thoa, tán sắc,... Các hiện tượng chứng tỏ ánh sáng có tích chất hạt là: hiện tượng quang điện, khả năng đâm xuyên, tác dụng phát quang,...
⟹ Chọn D
Câu 11. Khi nói về phôtôn ánh sáng, phát biểu nào sau đây sai?
A. Trong chân không, phôtôn bay với tốc độ .
B. Mỗi lần một nguyên tử phát xạ thì chúng phát ra một phôtôn.
C. Phôtôn bay dọc theo các tia sáng.
D. Trong một chùm ánh sáng, các phôtôn có năng lượng bằng nhau.
Hướng dẫn
Trong một chùm ánh sáng đơn sắc, các phôtôn có năng lượng bằng nhau.
⟹ Chọn D
Câu 12. Trên một sợi dây đàn hồi đang có sóng dừng ổn định, bụng sóng là các điểm trên dây mà phần tử ở đó
A. luôn luôn đứng yên.
B. dao động với biên độ bằng một bước sóng.
C. dao động với biên độ bằng một nửa bước sóng.
D. dao động với biên độ lớn nhất.
Hướng dẫn
bụng sóng trong sóng dừng là các điểm trên dây mà phần tử ở đó luôn dao động với biên độ lớn nhất..
⟹ Chọn D
Câu 13. Tia Rơn-ghen (tia X) có
A. cùng bản chất với sóng âm.
B. cùng bản chất với tia tử ngoại.
C. tần số nhỏ hơn tần số của tia hồng ngoại.
D. điện tích âm nên nó bị lệch trong điện trường và từ trường.
Hướng dẫn