Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn LỊCH SỬ - Đề 17 - File word có lời giải
3/15/2025 7:09:51 PM
haophamha ...

 

ĐỀ THAM KHẢO

CHUẨN CẤU TRÚC MINH HỌA

ĐỀ 17

(Đề thi có … trang)

KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025

MÔN: LỊCH SỬ

Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề

Họ và tên:………………………………….

Số báo danh:………………………………

PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

Câu 1. Những thành tựu trong công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc có ý nghĩa nào sau đây?

A. Thể hiện sự đúng đắn của nhiều hệ tư tưởng.                

B. Góp phần định hình trật tự thế giới mới.

C. Chứng minh sức mạnh của phe xã hội chủ nghĩa.        

D. Là thành công của cách mạng giải phóng.

Câu 2. Năm 1406, nhân dân Đại Ngu khởi nghĩa chống quân xâm lược

        A. Tống.                        B. Minh.                                C. Triệu.                        D. Lương.

Câu 3. Liên Hợp Quốc có vai trò nào sau đây?

        A. Hóa giải hết mâu thuẫn giữa các quốc gia.                B. Thúc đẩy thắng lợi của chiến chống phát xít.

        C. Góp phần gìn giữ hòa bình, an ninh nhân loại.          D. Lãnh đạo cuộc đấu tranh chống khủng bố.

Câu 4. Nội dung nào sau đây là mục tiêu của Cộng đồng ASEAN?

A. Xây dựng khu vực hòa bình, thịnh vượng, nhất thể hóa.        

B. Thủ tiêu ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc.

C. Đoàn kết đối phó với các thách thức trong khu vực.

D. Làm cho nhân loại được bảo đảm về an ninh.

Câu 5. Bước vào thế kỉ XXI, tổ chức ASEAN đạt được thành tựu nào sau đây?

        A. Bước đầu đề ra được mục tiêu phát triển.               B. Giải quyết triệt để các vấn đề tranh chấp.

        C. Xây dựng thành công chế độ xã hội chủ nghĩa.         D. Xác định được các trụ cột trong hợp tác.

Câu 6. Nội dung nào sau đây là ý nghĩa của chiến thắng Ấp Bắc (1963) ở Việt Nam?

A. Làm phá sản hoàn toàn chiến lược Chiến tranh đặc biệt.

B. Chứng tỏ sự lãnh đạo đúng đắn của Chính phủ lâm thời.

C. Đẩy chính quyền Ngô Đình Diệm bước vào khủng hoảng.

D. Góp phần làm phá sản chiến lược Chiến tranh đặc biệt.

Câu 7. Quân dân Việt Nam mở chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 nhằm mục tiêu nào sau đây?

A. Giải phóng căn cứ Việt Bắc.                                B. Giải phóng vùng Tây Bắc.

C. Bảo vệ lãnh thổ miền Nam.                                D. Giành lại độc lập dân tộc.

Câu 8. Trong những năm 1965-1968, nhân dân miền Nam Việt Nam giành được chiến thắng nào sau đây?

A. Thúc đẩy chính quyền Bảo Đại sụp đổ.                        B. Làm lung lay ý chí xâm lược của Mĩ.

C. Giành quyền sống cho nhân dân thế giới.                     D. Xây dựng nền kinh tế kháng chiến tự chủ.

Câu 9. Công cuộc Đổi mới đất nước ở Việt Nam đạt được thành tựu nào sau đây?

A. Tình trạng lạm phát được triệt tiêu.                        B. Nhiều thành phần kinh tế giải thể.

C. Cơ cấu nền kinh tế thay đổi tích cực.                        D. Mở ra con đường lên chủ nghĩa xã hội.

Câu 10. Một trong những hoạt động đối ngoại của Nguyễn Ái Quốc vào những năm 40 của thế kỉ XX là

A. tạo dựng quan hệ giữa Việt Nam và phát xít Nhật.

B. đẩy mạnh hội nhập với khu vực và thế giới.

C. vận động Liên hợp quốc ủng hộ Việt Nam.

D. tranh thủ sự viện trợ của phe tư bản chủ nghĩa.

Câu 11. Năm 1972, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có hoạt động đối ngoại nào sau đây?

A. Gia nhập liên minh chống đế quốc.                        B. Thiết lập quan hệ đối ngoại với Mĩ.

C. Tiếp tục đàm phán với Hoa Kì ở Pari.                        D. Mở mặt trận ngoại giao với thực dân Pháp.

Câu 12. Năm 1941, Nguyễn Ái Quốc có hoạt động nào sau đây?

A. Phát động nhân dân tăng gia sản xuất.                        B. Chỉ đạo thành lập Chính phủ kháng chiến.

C. Sang Trung Quốc vận động sự giúp đỡ.                        D. Tham gia xây dựng lực lượng cách mạng.

Câu 13. Cuba đạt được thành tựu nào sau đây trong những năm đầu thế kỉ XXI?

A. Đánh bại các cuộc tấn công xâm lược.                        B. Lật đổ được chế độ độc tài thân Mĩ.

C. Đưa nhân dân lên làm chủ đất nước.                        D. Kiên định con đường xã hội chủ nghĩa.

Câu 14. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của chiến tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam vào thế kỉ XV?

A. Góp phần làm thay đổi tính chất xã hội.                        B. Giành quyền tự chủ cho chính quyền cách mạng.

C. Mở đầu kỷ nguyên độc lập, tự chủ lâu dài.                D. Đưa nhân dân lên làm chủ đất nước, xã hội.

Câu 15. Trong thời kì Chiến tranh lạnh, quan hệ quốc tế có biểu hiện nào sau đây?

A. Làm bùng nổ nhiều cuộc chiến tranh toàn cầu.        

B. Các dân tộc đều bị đẩy vào tình trạng chia cắt, nội chiến.

C. Mâu thuẫn giữa hai hệ thống xã hội đối lập phát triển.

D. Nhân dân thế giới luôn được sống trong hòa bình.

Câu 16. Nội dung nào sau đây là biểu hiện phát triển của tổ chức ASEAN?

A. Thành lập được nhà nước thống nhất chung.

B. Hoàn thiện hiến pháp và hệ thống chính sách, pháp luật.

C. Thu nhập của nhân dân không ngừng được nâng cao.

D. Trở thành đối tác chiến lược toàn diện của các cường quốc.

Câu 17. Cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập của Việt Nam năm 1979 thắng lợi có ý nghĩa nào sau đây?

A. Bảo vệ thành quả của công cuộc Đổi mới.                   B. Bồi đắp tinh thần yêu nước trong nhân dân.

C. Lật đổ ách thống trị của chủ nghĩa thực dân.                D. Kết thúc cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc.

Câu 18. Nội dung nào sau đây là ý nghĩa của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986?

A. Hoàn thành công cuộc tiến lên chế độ xã hội chủ nghĩa.

B. Chứng minh đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng.

C. Chấm dứt thời kì đất nước bị bao vây, cô lập.

D. Hệ thống chính quyền nhân dân ra đời và phát triển.

Câu 19. Trong thời kì 1954 – 1975, những thành tựu của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa có ý nghĩa nào sau đây?

A. Đánh đổ chế độ cai trị của chủ nghĩa thực dân.

B. Chứng minh sự thay đổi mục tiêu cách mạng là đúng.

C. Là chỗ dựa vững chắc của tiền tuyến miền Nam.

D. Thể hiện tính đúng đắn trong việc chớp thời cơ kháng chiến.

Câu 20. Nội dung nào sau đây thể hiện vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam trong năm 1946?

A. Sáng lập các hình thức mặt trận đoàn kết trong quần chúng nhân dân.

B. Củng cố, tăng cường sức mạnh của mặt trận đấu tranh ngoại giao.

C. Đàm phán, kí kết các Hiệp định thể hiện thiện chí hòa bình của dân tộc.

D. Đứng đầu Chính phủ cách mạng, thực hiện sách lược ngoại giao sáng tạo.

Câu 21. Sau Chiến tranh lạnh, quan hệ quốc tế có đặc điểm nào sau đây?

A. Có sự quá độ từ trật tự thế giới cũ để tiến tới một trật tự thế giới mới.

B. Trật tự thế giới mới nhanh chóng ra đời và chi phối quan hệ quốc tế.

C. Các cường quốc đạt được sự cân bằng về sức mạnh tổng hợp.

D. Hòa bình được củng cố bởi nguy cơ chiến tranh đã được loại bỏ.

Câu 22. Nội dung nào sau đây là đặc điểm chung của các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX?

A. Là các cuộc chiến tranh chính nghĩa vì lợi ích dân tộc.

B. Do nhân dân tiến hành với mục tiêu giải phóng xã hội.

C. Có sự kết hợp giữa mặt trận quân sự với ngoại giao.

D. Diễn ra trong điều kiện đất nước gặp nhiều khó khăn.

Câu 23. Thực tiễn công cuộc Đổi mới đất nước ở Việt Nam từ năm 1986 đến năm 2000 để lại bài học nào sau đây?

A. Coi trọng sự thống nhất về tư duy và hành động trong hệ thống chính trị.

B. Lấy lợi ích dân tộc là căn cứ để đề ra đường lối cách mạng dân tộc dân chủ.

C. Giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp.

D. Tiến hành cải cách nhà nước ở địa phương làm cơ sở cho cải cách ở Trung ương.

Câu 24. Trong thời kì 1954-1975, mặt trận đấu tranh ngoại giao có vai trò nào sau đây đối với cách mạng Việt Nam?

A. Phối hợp chặt chẽ với đấu tranh chính trị để thực hiện nhiệm vụ cách mạng.

B. Góp phần kết thúc thắng lợi các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xã hội.

C. Nâng cao uy tín và địa vị của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa trên thế giới.

D. Đánh dấu việc hoàn thành quá trình thiết lập quan hệ đối ngoại với Hoa Kì.

PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 1. Cho đoạn tư liệu sau đây:

        “Các mục tiêu của ASEAN là:

1. Duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh và ổn định và tăng cường hơn nữa các giá trị hướng tới hòa bình trong khu vực;

2. Nâng cao khả năng tự cường khu vực thông qua đẩy mạnh hợp tác chính trị, an ninh, kinh tế và văn hóa - xã hội;

3. Duy trì Đông Nam Á là một Khu vực không có vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt khác;”.

(https://asean.org/wp-content/uploads/images/archive/AC-Vietnam.pdf)

a) Duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh và ổn định ở châu Á và châu Âu là mục tiêu của ASEAN.

b) Việc hợp tác toàn diện giữa các quốc gia trong khu vực sẽ gia tăng ảnh hưởng của ASEAN.

c) Đông Nam Á sẽ không sử dụng các loại vũ khí nhất là vũ khí hạt nhân để duy trì hòa bình.

d) So với Liên hợp quốc, ASEAN có điểm khác biệt lớn nhất là chú trọng vào phát triển kinh tế.

Câu 2. Cho đoạn tư liệu sau đây:

        “Phong trào Đồng khởi cuối năm 1959 đầu năm 1960 đã giáng một đòn bất ngờ vào chiến lược Aixenhao, làm thất bại một hình thức thống trị điển hình của chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ. Đây là một cái mốc rất quan trọng chuyển cách mạng miền Nam sang thế tiến công, tạo cơ sở vững chắc để ta đánh thắng “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ”.

(Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 34, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr.214).

a) Tư liệu đề cập đến cuộc đấu tranh chống đế quốc Mĩ của nhân dân miền Bắc Việt Nam.

b) Đồng khởi đã giáng đòn nặng nề vào âm mưu xâm lược Việt Nam của đế quốc Mĩ.

c) Tính chất nổi bật của Cách mạng tháng Tám (1945) và phong trào Đồng khởi (1959 – 1960) là tính dân tộc.

d) Đặc điểm nổi bật của phong trào Đồng khởi là giữ vững, phát huy thế tiến công trên chiến trường miền Nam.

Câu 3. Cho đoạn tư liệu sau đây:

        “Đặc biệt, trong năm 2020, đại dịch Covid-19 gây ra nhiều thiệt hại về kinh tế - xã hội, song nhờ phát huy được sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, sự ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, sự tham gia đồng bộ, quyết liệt của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, sự đồng lòng ủng hộ của nhân dân, đất nước ta đã từng bước kiểm soát có hiệu quả đại dịch Covid-19; từng bước phục hồi sản xuất, kinh doanh và các hoạt động kinh tế - xã hội; ổn định đời sống nhân dân; góp phần củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; khẳng định bản lĩnh, ý chí, truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta, dân tộc ta”.

(https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ban-chap-hanh-trung-uong-dang/dai-hoi-dang/lan-thu-xiii/nghi-quyet-dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-xiii-cua-dang-3663).

a) Một trong những thành tựu của Việt Nam trong năm 2020 là khống chế được đại dịch HIV.

b) Việc kiểm soát, đẩy lùi , đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam.

c) Giải quyết được các vấn đề kinh tế-xã hội phức tạp đã giúp Việt Nam hoàn thành mục tiêu tiến lên chủ nghĩa xã hội.

d) Một trong những bài học rút ra từ việc giải quyết dịch bệnh Covid-19 là kết hợp giữa sức mạnh truyền thống với hiện tại và tương lai.

Câu 4. Cho đoạn tư liệu sau đây:

        “Giành được độc lập rồi, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nâng dân tộc mình lên một tầm văn hóa mới. Người đề nghị mở ngay chiến dịch chống giặc dốt. Người coi dốt nát cũng là một thứ giặc, xem thói quen và những truyền thống lạc hậu cũng là một loại kẻ thù. Người nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”[…] “Chúng ta có nhiệm vụ cấp bách là phải giáo dục lại nhân dân chúng ta… phải làm cho dân tộc chúng ta trở nên một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng đáng với nước Việt Nam độc lập”.

(https://tennguoidepnhat.net/2012/01/15/h%E1%BB%93-chi-minh-danh-nhan-van-hoa-c%E1%BB%A7a-th%E1%BA%BF-k%E1%BB%B7-xx/).

a) Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh dốt là một thứ giặc vì nhân dân dốt thì đất nước không thể hùng mạnh.

Vẫn còn nội dung phía dưới, bạn hãy ấn nút để xem tiếp nhé...