Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn LỊCH SỬ - Đề 24 - File word có lời giải
4/16/2025 7:18:33 AM
haophamha ...
ĐỀ THAM KHẢO
CHUẨN CẤU TRÚC MINH HỌA
ĐỀ 24
(Đề thi có … trang)
KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025
MÔN: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề
Họ và tên:………………………………….
Số báo danh:………………………………
PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1. Quốc gia nào sau đây ở châu Á đi theo con đường xã hội chủ nghĩa?
A. Ấn Độ. B. Thái Lan. C. Trung Quốc. D. Nhật Bản.
Câu 2. Vào năm 1258, nhân dân Đại Việt kháng chiến chống quân xâm lược
A. Nam Hán. B. Mông Cổ. C. Bắc Tống. D. Nam Tống.
Câu 3. Liên Hợp Quốc có hoạt động nào sau đây?
A. Lật đổ thực dân. B. Đánh bại đế quốc. C. Gìn giữ hòa bình. D. Thống nhất quốc gia.
Câu 4. Nội dung nào sau đây là mục tiêu của Cộng đồng chính trị - an ninh ASEAN?
A. Thúc đầy tăng trưởng nông nghiệp. B. Bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa.
C. Xây dựng nhà nước tư bản. D. Duy trì hòa bình ở khu vực.
Câu 5. Năm 1976, ASEAN đạt được thành tựu nào sau đây?
A. Thành lập cộng đồng liên kết khu vực. B. Hoàn thành kết nạp thành viên mới.
C. Mở rộng thành viên ra toàn khu vực. D. Thông qua các tôn chỉ và mục đích.
Câu 6. Nội dung nào sau đây là ý nghĩa của chiến thắng Vạn Tường (1965) ở Việt Nam?
A. Buộc Mĩ chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc.
B. Bảo vệ vững chắc căn cứ địa Việt Bắc.
C. Góp phần đánh bại chiến tranh cục bộ của Mĩ.
D. Làm phá sản Chiến tranh đặc biệt của Mĩ.
Câu 7. Quân dân Việt Nam mở chiến dịch Tây Bắc (1953) nhằm mục đích nào sau đây?
A. Tiêu diệt cơ quan đầu não của Pháp. B. Giải phóng thêm đất đai.
C. Thành lập nhà nước mới. D. Giải phóng Tây Nguyên, Nam Bộ.
Câu 8. Năm 1975, nhân dân miền Nam Việt Nam giành được chiến thắng nào sau đây?
A. Ấp Bắc. B. Thượng Lào. C. Điện Biên Phủ. D. Phước Long.
Câu 9. Công cuộc Đổi mới đất nước ở Việt Nam từ năm 1986 đạt được thành tựu nào sau đây?
A. Ổn định được các chiến trường. B. Giữ vững thế phản công cách mạng.
C. Có nhiều mặt hàng xuất khẩu lớn. D. Thành lập nhiều công ti độc quyền.
Câu 10. Một trong những hoạt động đối ngoại của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa vào năm 1972 là
A. đàm phán quyết liệt với Pháp. B. yêu cầu Anh chấm dứt chiến tranh.
C. Gia nhập tổ chức Liên hợp quốc. D. Đấu tranh với Mĩ ở Hội nghị Pari.
Câu 11. Năm 1995, Việt Nam có hoạt động đối ngoại nào sau đây?
A. Bình thường hóa quan hệ với Pháp. B. Gia nhập tổ chức ASEAN.
C. Đàm phán với thực dân Tây Ban Nha. D. Kí hiệp định đình chiến với Mĩ.
Câu 12. Năm 1941, Nguyễn Ái Quốc có hoạt động nào sau đây?
A. Tìm ra con đường giải phóng dân tộc đúng đắn.
B. Ra chỉ chị thành lập mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
C. Chủ trì Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
D. Phát động toàn quốc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Câu 13. Trung Quốc đạt được thành tựu nào sau đây về kinh tế trong những năm 90 của thế kỉ XX?
A. Hoàn thiện được nhà nước pháp quyền. B. Có tốc độ tăng trưởng cao và nhanh.
C. Đưa nhân dân lên làm chủ chính quyền. D. Thành lập được Hội đồng tương trợ kinh tế.
Câu 14. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)?
A. Giành thắng lợi nhanh chóng. B. Diễn ra lâu dài và gian khổ.
C. Bùng nổ khi nhà Minh sụp đổ. D. Thành lập được nhà nước dân chủ.
Câu 15. Sau Chiến tranh lạnh, quan hệ quốc tế có biểu hiện nào sau đây?
A. Mĩ chỉ đạo mọi mặt của thế giới. B. Mâu thuẫn giữa các nước được triệt tiêu.
C. Nhiều khối quân sự đối lập mới ra đời. D. Nhiều trung tâm quyền lực phát triển.
Câu 16. Nội dung nào sau đây là biểu hiện phát triển của tổ chức ASEAN?
A. Trở thành tổ chức liên kết toàn châu lục. B. Hình thành được tổ chức liên hiệp nhà nước.
C. Giải quyết triệt để tình trạng tranh chấp. D. Quan hệ giữa các thành viên được mở rộng.
Câu 17. Cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước của Việt Nam sau năm 1975 diễn ra trong bối cảnh nào sau đây?
A. Nền kinh tế tự nhiên phát triển mạnh. B. Có sự ủng hộ của toàn thế giới.
C. Đất nước đã hoàn toàn thống nhất. D. Kết thúc nhanh chóng và ôn hòa.
Câu 18. Nội dung nào sau đây là tác động của Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI năm 1986?
A. Đưa nhân dân bước vào kỷ nguyên độc lập và Đổi mới.
B. Góp phần đưa đất nước vượt qua khủng hoảng kinh tế.
C. Mở ra thời kì phát triển mới của cuộc giải phóng dân tộc.
D. Chấm dứt thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
Câu 19. Trong thời kì 1954 – 1960, những thành tựu của cách mạng miền Bắc có ý nghĩa nào sau đây?
A. Đánh đổ ách nô dịch của chủ nghĩa thực dân mới.
B. Đưa miền Bắc thành chiến trường và hậu phương lớn.
C. Khẳng định tính đúng đắn của con đường xã hội chủ nghĩa.
D. Góp phần mở rộng và nối liền hậu phương trong cả nước.
Câu 20. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930)?
A. Mở ra bước ngoặt vĩ đại cho cách mạng Việt Nam.
B. Chứng minh vai trò lãnh đạo, chỉ huy của Hồ Chí Minh.
D. Thể hiện sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Đông Dương.
C. Mở đầu cho việc giải quyết vấn đề khủng hoảng đường lối cứu nước.
Câu 21. Chiến tranh lạnh có đặc điểm nào sau đây?
A. Có sự căng thẳng, đối đầu giữa các hệ thống xã hội đối lập.
B. Hình thành đồng thời hai hệ thống xã hội mới đối lập.
C. Các cuộc chiến tranh châu lục bùng nổ và diễn ra quyết liệt.
D. Có sự thống nhất trong đa dạng về các hệ thống xã hội khác nhau.
Câu 22. Nội dung nào là đóng góp chung của các cuộc kháng chiến ở Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XX?
A. Để lại nhiều bài học, kinh nghiệm quý giá.
B. Lật đổ được ách thống trị của ngoại bang.
C. Chứng tỏ sự lãnh đạo đúng đắn của các triều đại.
D. Thể hiện bản chất ưu việt của chế độ quân chủ.
Câu 23. Công cuộc Đổi mới đất nước ở Việt Nam từ năm 1986 để lại kinh nghiệm nào sau đây?
A. Theo dõi sát chuyển biến của tình hình thế giới và có quyết sách hợp thời.
B. Cần tập trung xây dựng quan hệ liên minh bền chặt với các nước láng giềng.
C. Chú trọng mở rộng thị trường ở nước lớn, tránh đa dạng quan hệ thương mại.
D. Căn cứ vào tình hình thực tiễn để kịp thời đề ra chiến lược, con đường mới.
Câu 24. Ở Việt Nam, trong những năm 1953-1954, mặt trận đấu tranh ngoại giao có vai trò nào sau đây?
A. Kịp thời phát huy thành quả thắng lợi của mặt trận quân sự và chính trị.
B. Dẫn đến những thắng lợi quyết định trên mặt trận quân sự và chính trị.
C. Trực tiếp đánh bại âm mưu chiến lược của thực dân Pháp và đế quốc Mĩ.
D. Thúc đẩy cuộc đấu tranh giành độc lập, hòa bình nhanh chóng kết thúc.
PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Cho đoạn tư liệu sau đây:
“Với nỗ lực và sự hợp tác mạnh mẽ giữa các quốc gia, tiến trình thực hiện Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs) đã mang lại cơ hội thay đổi cuộc sống cho hàng trăm triệu người trên khắp thế giới, trong đó có người dân ở những quốc gia nghèo nhất. Tuy nhiên việc hoàn thành MDGs vẫn là một quá trình cam go [...]”.
a) Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ là một trong những chương trình hoạt động tiêu biểu của Liên hợp quốc.
b) Việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ đã giải quyết triệt để tình trạng đói nghèo trong xã hội.
c) Giống như tổ chức ASEAN, Liên hợp quốc hướng tới sự hợp tác và phát triển đồng đều giữa các quốc gia thành viên.
d) Dấu ấn của Việt Nam trong tiến trình hoạt động của Liên hợp quốc là sáng kiến chung sống hòa bình giữa các quốc gia.
Câu 2. Cho đoạn tư liệu sau đây:
“Sau 60 ngày đêm quyết tử để Tổ quốc quyết sinh, được lệnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đêm ngày 17-2-1947, các chiến sỹ trung đoàn Thủ đô anh dũng vượt qua vòng vây dày đặc của quân địch tổ chức vượt sông Hồng rút quân an toàn lên chiến khu. Một cuộc rút lui thần kỳ mà lịch sử mãi mãi ghi nhận như một cuộc rút lui để bảo tồn lực lượng, một cuộc ra đi nhưng đã hẹn trước ngày trở về”.
a) Đoạn tư liệu phản ánh về cuộc chiến đấu 60 ngày đêm trong các đô thị của quân dân Việt Nam trên khắp miền chiến trường Bắc vào đầu năm 1946.
Vẫn còn nội dung phía dưới, bạn hãy ấn nút để xem tiếp nhé...
b) Cuộc chiến đấu trong các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 là cuộc chiến đấu chống Pháp đầu tiên ở Việt Nam, góp phần làm thất bại âm mưu của thực dân Pháp.
c) Một trong những điểm nổi bật của cuộc chiến đấu trong các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 ở Việt Nam là có sự phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng chính trị và vũ trang.
d) Cuộc chiến đấu trong các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 đã bảo vệ những nhân tố mang tính tiền đề để Việt Nam kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp.
Câu 3. Cho đoạn tư liệu sau đây:
“Cách đây 70 năm, vào chiều 06-3-1946, tại Hà Nội, Hiệp định Sơ bộ Việt - Pháp được ký kết trước sự chứng kiến của đại diện Trung Hoa dân quốc, Anh, Mỹ. Đây là một trong những sách lược đúng đắn, sáng tạo, kịp thời của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhằm bảo vệ nền độc lập, tự chủ của dân tộc trong tình thế đất nước “ngàn cân treo sợi tóc”. Hiệp định Sơ bộ có ý nghĩa giá trị lịch sử và hiện thực sâu sắc”.
a) Hiệp định Sơ bộ năm 1946 được kí kết là thắng lợi lớn của nhân dân Việt Nam trên chiến trường.
b) Hiệp định Sơ bộ năm 1946 thể hiện sự lãnh đạo đúng đắn, kịp thời của Đảng Cộng sản Đông Dương trong vấn đề phát huy thắng lợi trên mặt trận quân sự.
c) Với việc kí Hiệp định Sơ bộ, Việt Nam và Pháp đã thể hiện rõ ý đồ muốn giải quyết cuộc chiến tranh ở Đông Dương bằng biện pháp hoà bình.
d) Một trong những ý nghĩa của Hiệp định Sơ bộ là góp phần giữ vững độc lập chủ quyền của Việt Nam.
Câu 4. Cho đoạn tư liệu sau đây:
“Năm 1941, Người về nước, triệu tập Hội nghị lần thứ 8 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, quyết định đường lối cứu nước, thành lập Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội (Việt Minh), tổ chức lực lượng vũ trang giải phóng, chính sách căn cứ địa, lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa từng phần và chuẩn bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước”.
a) Đoạn tư liệu phản ánh về một trong những đóng góp của Nguyễn Ái Quốc trong việc chuẩn bị đường lối cho cách mạng Việt Nam.
b) Mặt trận Việt Minh và Đảng Cộng sản Đông Dương là những tổ chức chính trị lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam.
c) Với việc sáng lập mặt trận Việt Minh và lãnh đạo công cuộc xây dựng lực lượng cách mạng, Nguyễn Ái Quốc đã hoàn chỉnh sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc.
d) Cống hiến to lớn của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam những năm trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 là đề ra đường lối của cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
HƯỚNG DẪN GIẢI
PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
BẢNG ĐÁP ÁN
1.C
2.B
3.C
4.D
5.D
6.C
7.B
8.D
9.C
10.D
11.B
12.C
13.B
14.B
15.D
16.D
17.C
18.B
19.C
20.A
21.A
22.A
23.A
24.A
Câu 1.Chọn C.
Câu 2.Chọn B.
Câu 3. Chọn C.
Câu 4.Chọn D.
Câu 5.Chọn D.
Câu 6.Chọn C.
Câu 7.Chọn B.
Câu 8.Chọn D.
Câu 9.Chọn C.
Câu 10.Chọn D.
Câu 11.Chọn B.
Câu 12.Chọn C.
Câu 13.Chọn B.
Câu 14.Chọn B.
Câu 15.Chọn D.
Câu 16.Chọn D.
Câu 17.Chọn C.
Câu 18.Chọn B.
Câu 19.Chọn C.
Câu 20.Chọn A.
Câu 21.Chọn A.
A. Có sự căng thẳng, đối đầu giữa các hệ thống xã hội đối lập.
=>Đúng vì, có sự đối lập giữa hai hệ thống: TBCN và XHCN
B. Hình thành đồng thời hai hệ thống xã hội mới đối lập.
=>Sai vì, không đồng thời.
C. Các cuộc chiến tranh châu lục bùng nổ và diễn ra quyết liệt.
=>Sai vì là chiến tranh cục bộ.
D. Có sự thống nhất trong đa dạng về các hệ thống xã hội khác nhau.
=>Sai vì không thống nhất.
Câu 22.Chọn A.
A. Để lại nhiều bài học, kinh nghiệm quý giá.
=>Đúng vì từ các cuộc kháng chiến đó, nhân dân ta đúc rút ra được nhiều bài học vận dụng vào thời kì sau.
B. Lật đổ được ách thống trị của ngoại bang.
=>Sai vì không phải là chung.
C. Chứng tỏ sự lãnh đạo đúng đắn của các triều đại.
=>Sai vì có triều đại sai lầm.
D. Thể hiện bản chất ưu việt của chế độ quân chủ.
=> Sai vì có triều đại hạn chế.
Câu 23.Chọn A.
A. Theo dõi sát chuyển biến của tình hình thế giới và có quyết sách hợp thời.
=> Đúng vì đó là điều rút ra từ thực tiễn.
B. Cần tập trung xây dựng quan hệ liên minh bền chặt với các nước láng giềng.
=>Sai vì không liên minh trong mọi thời điểm.
C. Chú trọng mở rộng thị trường ở nước lớn, tránh đa dạng quan hệ thương mại.
=>Sai vì đa dạng.
D. Căn cứ vào tình hình thực tiễn để kịp thời đề ra chiến lược, con đường mới.
=>Sai vì kiên định con đường XHCN.
Câu 24.Chọn A.
A. Kịp thời phát huy thành quả thắng lợi của mặt trận quân sự và chính trị.
=>Đúng vì kí Hiệp định Giơ ne vơ đã kết thúc thắng lợi...
B. Dẫn đến những thắng lợi quyết định trên mặt trận quân sự và chính trị.
=>Sai vì ngược lại.
C. Trực tiếp đánh bại âm mưu chiến lược của thực dân Pháp và đế quốc Mĩ.
=>Sai vì không trực tiếp.
D. Thúc đẩy cuộc đấu tranh giành độc lập, hòa bình nhanh chóng kết thúc.
=>Sai vì không nhanh chóng.
PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1.
Nội dung
Đúng
Sai
a
Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ là một trong những chương trình hoạt động tiêu biểu của Liên hợp quốc.
Đ
b
Việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ đã giải quyết triệt để tình trạng đói nghèo trong xã hội.
S
c
Giống như tổ chức ASEAN, Liên hợp quốc hướng tới sự hợp tác và phát triển đồng đều giữa các quốc gia thành viên.
S
d
Dấu ấn của Việt Nam trong tiến trình hoạt động của Liên hợp quốc là sáng kiến chung sống hòa bình giữa các quốc gia.
S
c) Giống như tổ chức ASEAN, Liên hợp quốc hướng tới sự hợp tác và phát triển đồng đều giữa các quốc gia thành viên.
=> Sai vì không đồng đều.
d) Dấu ấn của Việt Nam trong tiến trình hoạt động của Liên hợp quốc là sáng kiến chung sống hòa bình giữa các quốc gia.
=>Sai vì không phải sáng kiến của VN.
Câu 2.
Nội dung
Đúng
Sai
a
Đoạn tư liệu phản ánh về cuộc chiến đấu 60 ngày đêm trong các đô thị của quân dân Việt Nam trên khắp miền chiến trường Bắc vào đầu năm 1946.
S
b
Cuộc chiến đấu trong các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 là cuộc chiến đấu chống Pháp đầu tiên ở Việt Nam, góp phần làm thất bại âm mưu của thực dân Pháp.
S
c
Một trong những điểm nổi bật của cuộc chiến đấu trong các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 ở Việt Nam là có sự phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng chính trị và vũ trang.
Đ
d
Cuộc chiến đấu trong các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 đã bảo vệ những nhân tố mang tính tiền đề để Việt Nam kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp.
Đ
c) Một trong những điểm nổi bật của cuộc chiến đấu trong các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 ở Việt Nam là có sự phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng chính trị và vũ trang.
=>Đúng vì nhân dân phối hợp với lực lượng vũ trang.
d) Cuộc chiến đấu trong các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 đã bảo vệ những nhân tố mang tính tiền đề để Việt Nam kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp.
=>Đúng vì bảo vệ Trung ương Đảng, Chính phủ...
Câu 3.
Nội dung
Đúng
Sai
a
Hiệp định Sơ bộ năm 1946 được kí kết là thắng lợi lớn của nhân dân Việt Nam trên chiến trường.
S
b
Hiệp định Sơ bộ năm 1946 thể hiện sự lãnh đạo đúng đắn, kịp thời của Đảng Cộng sản Đông Dương trong vấn đề phát huy thắng lợi trên mặt trận quân sự.
S
c
Với việc kí Hiệp định Sơ bộ, Việt Nam và Pháp đã thể hiện rõ ý đồ muốn giải quyết cuộc chiến tranh ở Đông Dương bằng biện pháp hoà bình.
S
d
Một trong những ý nghĩa của Hiệp định Sơ bộ là góp phần giữ vững độc lập chủ quyền của Việt Nam.
Đ
c) Với việc kí Hiệp định Sơ bộ, Việt Nam và Pháp đã thể hiện rõ ý đồ muốn giải quyết cuộc chiến tranh ở Đông Dương bằng biện pháp hoà bình.
=>Sai vì Pháp muốn chiến tranh.
d) Một trong những ý nghĩa của Hiệp định Sơ bộ là góp phần giữ vững độc lập chủ quyền của Việt Nam.
=>Đúng vì đẩy được quân Trung Hoa, có thời gian chuẩn bị lực lượng...
Câu 4.
Nội dung
Đúng
Sai
a
Đoạn tư liệu phản ánh về một trong những đóng góp của Nguyễn Ái Quốc trong việc chuẩn bị đường lối cho cách mạng Việt Nam.
Đ
b
Mặt trận Việt Minh và Đảng Cộng sản Đông Dương là những tổ chức chính trị lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam.
Đ
c
Với việc sáng lập mặt trận Việt Minh và lãnh đạo công cuộc xây dựng lực lượng cách mạng, Nguyễn Ái Quốc đã hoàn chỉnh sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc.
S
d
Cống hiến to lớn của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam những năm trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 là đề ra đường lối của cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
S
c) Với việc sáng lập mặt trận Việt Minh và lãnh đạo công cuộc xây dựng lực lượng cách mạng, Nguyễn Ái Quốc đã hoàn chỉnh sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc.
=> Sai vì đó không thể hiện đầy đủ sự chuyển hướng.
d) Cống hiến to lớn của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam những năm trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 là đề ra đường lối của cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
=>Sai vì chưa có chiến tranh bảo vệ Tổ quốc XHCN mà đề ra.