Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn LỊCH SỬ - Đề 21 - File word có lời giải
4/1/2025 10:23:04 AM
haophamha ...

 

ĐỀ THAM KHẢO

CHUẨN CẤU TRÚC MINH HỌA

ĐỀ 21

(Đề thi có … trang)

KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025

MÔN: LỊCH SỬ

Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề

Họ và tên:………………………………….

Số báo danh:………………………………

PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

Câu 1. Trong những năm 1945 – 1949, nhân dân các nước Đông Âu thực hiện nhiệm vụ nào sau đây?

A. Bảo vệ chế độ quân chủ chuyên chế.                B. Thành lập nhà nước thuộc địa.        

C. Đấu tranh chống phân biệt chủng tộc.                D. Tiến hành cách mạng dân chủ.

Câu 2. Từ thế kỉ II TCN đến cuối thế kỉ XIX, cuộc đấu tranh vũ trang lớn đầu tiên, mở đầu quá trình giành lại độc lập tự chủ lâu dài của người Việt trong thời kì Bắc thuộc là

A. kháng chiến chống quân Thanh.                B. kháng chiến chống quân Xiêm.        

C. khởi nghĩa Lam Sơn.                        D. khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

Câu 3. Ngay sau Trật tự hai cực I-an-ta sụp đổ, quốc gia nào sau đây trở thành siêu cường duy nhất, ra sức thiết lập trật tự thế giới đơn cực?

        A. Mĩ.                B. Áo.                C. Anh.                D. Đức.

Câu 4. Trong giai đoạn 1976 – 1999, tổ chức ASEAN có hoạt động nào sau đây?

A. Thông qua bản Hiến chương.                 B. Tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh.        

C. Bước đầu xây dựng nguyên tắc hoạt động.                D. Bước đầu xây dựng mục tiêu hoạt động.

Câu 5. Hiện nay, Cộng đồng ASEAN gặp phải thách thức nào sau đây?

A. Sự đa dạng về tôn giáo.                        B. Kinh tế không phát triển.        

C. Bị bao vây, cấm vận bởi Mĩ.                D. Bạo loạn, lật đổ liên tục diễn ra.

Câu 6. Tháng 8 -1945, Đảng Cộng sản Đông Dương có hoạt động nào sau đây?

A. Trực tiếp đánh phát xít Đức.                               C. Lãnh đạo cải cách ruộng đất.                

C. Tổ chức Hội nghị toàn quốc.                D. Tổ chức Hội nghị thành lập.

Câu 7. Giai đoạn 1951 – 1953, quân dân Việt Nam có hoạt động nào sau đây?

A. Chống Chiến tranh đặc biệt.                B. Thực hiện bầu cử Quốc hội.        

C. Mở chiến dịch Hoà Bình.                D. Xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Câu 8. Năm 1978, Quân dân Việt Nam tiến hành Chiến tranh bảo vệ biên giới phía Tây Nam nhằm thực hiện nhiệm vụ chiến lược nào sau đây?

A. Bảo vệ vững chắc Tổ quốc.                B. Xây dựng chế độ quân chủ.

C. Chống chế độ thực dân, phong kiến.                D. Mở đầu quá trình hội nhập quốc tế.

Câu 9. Công cuộc Đổi mới ở Việt Nam giai đoạn 1986 – 1995 có nội dung nào sau đây?

A. Thực hiện nông nghiệp hoá.                B. Đẩy mạnh hiện đại hoá.        

C. Hội nhập quốc tế toàn diện.                D. Phát huy yếu tố con người.

Câu 10. Nội dung nào sau đây là hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong những năm 1954 – 1975?

A. Tổ chức phong trào Đông Du.                B. Thực hiện đối ngoại mềm mỏng với Pháp.

C. Đẩy mạnh đối ngoại nhân dân.                D. Thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô.

Câu 11. Năm 1976, Việt Nam chính thức gia nhập

A. tổ chức SEV.                                B. tổ chức Thương mại thế giới.        

C. Liên hợp quốc.                        D. Phong trào Không liên kết.

Câu 12. Năm 1918, Nguyễn Tất Thành có hoạt động nào sau đây?

A. Soạn thảo Tuyên ngôn Độc Lập.                B. Tham gia Quốc tế Cộng sản.

C. Thành lập Mặt trận Việt Minh.                D. Tham gia Đảng Xã hội Pháp.

Câu 13. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 thành công có ý nghĩa nào sau đây?

A. Chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống hoàn chỉnh trên thế giới.        

B. Mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc thuộc địa, lệ thuộc.        

C. Xoá bỏ hệ thống kinh tế bóc lột của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.                

D. Hoàn thành cuộc đấu tranh chống áp bức, bóc lột trên thế giới.

Câu 14. Nội dung nào sau đây là bài học lịch sử của các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III TCN đến cuối thế kỉ XIX)?

A. Tranh thủ ủng hộ của cộng đồng quốc tế.                    B. Lãnh đạo đấu tranh phải là Đảng Cộng sản.

C. Cần phát triển khối đại đoàn kết dân tộc.                      D. Kết hợp chặt chẽ của bộ đội ba thứ quân.

Câu 15. Nội dung nào sau đây là biểu hiện trực tiếp chứng tỏ Liên hợp quốc có vai trò duy trì hoà bình, an ninh quốc tế?

A. Thực hiện bảo vệ môi trường phát triển ổn định, bền vững.

B. Thúc đẩy hợp tác quốc tế về kinh tế, tài chính, thương mại.

C. Thúc đẩy sự bình đẳng trong giáo dục đào tạo trẻ em.

D. Làm trung gian hoà giải các cuộc khủng hoảng quốc tế.

Câu 16. Kể từ khi thành lập đến nay, tổ chức ASEAN có vai trò nào sau đây?

A. Triệt để xoá bỏ mọi bất đồng và bất bình đẳng giữa các quốc gia thành viên.

B. Xây dựng khu vực Đông Nam Á thành siêu quốc gia thống nhất trong ổn định.  

C. Góp phần xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định cùng phát triển.

D. Đưa Đông Nam Á trở thành khu vực có nền kinh tế phát triển mạnh nhất thế giới.

Câu 17. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng (1975) của quân dân Việt Nam đã

A. đánh bại hoàn toàn chiến lược Chiến tranh cục bộ của đế quốc Mĩ.                         

B. góp phần xoá bỏ hoàn toàn ách thống trị thực dân kiểu mới của Mĩ.

C. chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.

D. hoàn thiện thống nhất đất nước về mặt nhà nước ngay trong kháng chiến.

Câu 18. Thành công bước đầu của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay đã

A. triệt để xoá bỏ mọi áp bức, bóc lột và bất công trong quá trình phát triển đất nước.

B. kết hợp được cơ chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa với tập trung, bao cấp.

C. chứng minh tính khả thi của mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

D. hoàn thành quá trình chuyển đổi số quốc gia và cách mạng khoa học – công nghệ.

Câu 19. Trong thời kỳ Đổi mới, Việt Nam tích cực, chủ động hội nhập khu vực và thế giới nhằm mục đích nào sau đây?

A. Bước đầu xây dựng quan hệ hợp tác đa phương.        

B. Tăng cường chống chủ nghĩa thực dân kiểu mới.

C. Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.        

D. Đoàn kết với tổ chức Đồng minh chống phát xít. 

Câu 20. Trong giai đoạn (1945 – 1946), Chủ tịch Hồ Chí Minh có vai trò nào sau đây đối với cách mạng Việt Nam?

A. Hoàn thành việc xoá bỏ mọi tàn dư của chế độ phong kiến.                

B. Tạo dựng bước đầu quan hệ đối ngoại với Quốc tế cộng sản.

C. Tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho toàn thể dân tộc.        

D. Góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp để bảo vệ chế độ mới.

Câu 21. Nhận xét nào sau đây là đúng về tình hình thế giới sau Chiến tranh lạnh?

A. Trật tự quyền lực thế giới được định hình ngay sau Chiến tranh lạnh.

B. Các mạng lưới liên minh giữa các nhóm nước ngày càng giảm sút.

C. Các nước không chỉ chú trọng gắn kết nhau theo ý thức hệ như trước.

D. Những hiệp ước quốc tế được ký kết để phân chia khu vực ảnh hưởng.

Câu 22. Chủ trương nào sau đây của Đại hội đại biểu lần thứ II (2-1951) Đảng Cộng sản Đông Dương được vận dụng trong kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 – 1975)?

A. Xác định hình thái chiến tranh là từ đấu tranh chính trị tiến lên tổng tiến công.

B. Thực hiện chiến tranh bảo vệ Tổ quốc bằng cuộc tổng tiến công và nổi dậy.

C. Tiến hành công cuộc Đổi mới ở Việt Nam ngay khi chiến tranh kết thúc.

D. Gây dựng cơ sở cho chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam ngay trong chiến tranh.

Câu 23. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam giai đoạn 1986 đến nay có điểm khác nào sau đây với giai đoạn 1960 - 1975?

A. Diễn ra trong bối cảnh nội bộ phe xã hội chủ nghĩa xuất hiện mâu thuẫn.

B. Thừa nhận sự tồn tại của sản xuất hàng hoá là thành tựu chung của nhân loại.        

C. Thực hiện kế hoạch hoá, tập trung quan liêu và bao cấp trong cơ chế quản lý.                

D. Mục đích là tiến nhanh, tiến mạnh và tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội.

Câu 24. Từ thực tiễn hoạt động đối ngoại ở Việt Nam 30 năm đầu thế kỉ XX cho thấy

A. cách mạng muốn thành công phải do Đảng của giai cấp tư sản lãnh đạo.

B. hoạt động quân sự, chính trị độc lập với hoạt động ngoại giao cá nhân.

C. lực lượng xã hội tiến bộ tiếp nhận những khuynh hướng cứu nước mới.

D. ngoại giao nhà nước và nhân dân được tiến hành đồng bộ ngay từ sớm.

PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 1. Cho đoạn tư liệu sau đây:

“1. Liên hợp quốc được xây dựng trên nguyên tắc bình đẳng chủ quyền của tất cả các quốc gia thành viên.

2. Tất cả các quốc gia thành viên Liên hợp quốc đều phải làm tròn những nghĩa vụ mà họ phải đảm nhận theo Hiến chương này để được đảm bảo hưởng toàn bộ các quyền và ưu đãi do tư cách thành viên mà có;

3. Tất cả các thành viên của Liên hợp quốc giải quyết các tranh chấp quốc tế của họ bằng biện pháp hoà bình, sao cho không tổn hại đến hoà bình, an ninh quốc tế và công lý;

4. Tất cả các quốc gia thành viên Liên hợp quốc từ bỏ đe dọa bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế nhằm chống lại sự bất khả xâm phạm về lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào cũng như bằng cách khác trái với những mục đích của Liên hợp quốc”.

(Trích Điều 2, Hiến chương Liên hợp quốc, ngày 24-10-1945).

a) Đoạn tư liệu đề cập đến những nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc thể hiện trong bản Hiến chương.

b) Theo Hiến chương của Liên hợp quốc bình đẳng chủ quyền chỉ dành cho các các cường quốc trên thế giới.

c) Vì tất cả các quốc gia thành viên từ bỏ đe dọa bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế nên Liên hợp quốc chi phối được Trật tự thế giới hai cực I-an-ta.

d) Việc Liên hợp quốc chống lại sự bất khả xâm phạm về lãnh thổ và độc lập chính trị chứng tỏ sự phân tuyến triệt để của trật tự thế giới hình thành sau Chiến tranh lạnh.

Câu 2. Cho đoạn tư liệu sau đây:

““Hỡi đồng bào yêu quý!

Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta [Việt Nam] đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng lên đem sức ta mà tự giải phóng cho ta.

Nhiều dân tộc bị áp bức trên thế giới đang ganh nhau tiến bước giành quyền độc lập. Chúng ta không thể chậm trễ.

Tiến lên! Tiến lên! Dưới lá cờ Việt Minh, đồng bào hãy dũng cảm tiến lên!”.

                (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 3, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.596).

a) Đoạn tư liệu đề cập đến thời cơ cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam đã xuất hiện.

b) Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 là cuộc chiến tranh bảo vệ và giữ nước của nhân dân Việt Nam.

c) Thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa (8-1945) đã hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân được Đảng vô sản đề ra đầu năm 1930.

d) Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 là cuộc chiến tranh giải phóng và giữ nước của nhân dân Việt Nam góp phần thực hiện nhiệm vụ của thời đại.

Câu 3. Cho đoạn tư liệu sau đây:

“Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng khẳng định: Từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội phải trải qua thời kỳ quá độ là một tất yếu khách quan, và độ dài của thời kỳ đó phụ thuộc vào điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội của mỗi nước. Thời kỳ quá độ ở nước ta, do tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội từ một nền sản xuất nhỏ, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, đương nhiên phải rất lâu dài và khó khăn”.

(Phùng Hữu Phú, Lê Hữu Nghĩa, Vũ Văn Hiền, Nguyễn Viết Thông, Một số vấn đề lý luận – thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam qua 30 năm đổi mới, NXB Chính trị quốc gia, 2016, tr.45).

a) Đoạn tư liệu đề cập đến công cuộc Đổi mới ở Việt Nam là thời kỳ quá độ diễn ra lâu dài và sẽ gặp nhiều khó khăn.

b) Công cuộc Đổi mới ở Việt Nam có bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa lấy thay đổi tư duy là khâu đột phá.

c) Đặc điểm lớn nhất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là bắt đầu từ sản xuất nhỏ, theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp và kinh tế thị trường có quản lý của Nhà nước.

d) Thực tiễn công cuộc Đổi mới ở Việt Nam cho thấy thời kỳ quá độ là tất yếu khách quan, tuân theo quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.

Câu 4. Cho đoạn tư liệu sau đây:

“Nền ngoại giao Việt Nam hiện đại mang hồn dân tộc, rất kiên định về nguyên tắc, nhưng ứng xử tinh tế và linh hoạt; phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng với các mặt trận quân sự, chính trị và các ngành khác, kết hợp thế và lực góp phần xoay chuyển tình thế từ yếu thành mạnh; gắn lợi ích dân tộc với lợi ích giai cấp, dân tộc với quốc tế, dân tộc với thời đại; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại thành sức mạnh tổng hợp”.

(Nguyễn Đình Bin, Ngoại giao Việt Nam 1945 – 2000, Nxb. Chính trị Quốc gia-Sự thật, Hà Nội, 2000, trang 18).

a) Đoạn tư liệu đề cấp đến đặc điểm điển hình của ngoại giao Việt Nam hiện đại với nguyên tắc nhất quán là bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc.

Vẫn còn nội dung phía dưới, bạn hãy ấn nút để xem tiếp nhé...