Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn LỊCH SỬ - Đề 31 - File word có lời giải
5/4/2025 9:23:10 AM
haophamha ...

 

ĐỀ THAM KHẢO

CHUẨN CẤU TRÚC MINH HỌA

ĐỀ 31

(Đề thi có … trang)

KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025

MÔN: LỊCH SỬ

Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề

Họ và tên:………………………………….

Số báo danh:………………………………

PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

Câu 1. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia nào sau phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa?

        A. Ấn Độ.                B. Trung Quốc.                C. Hà Lan.                D. Nhật Bản.

Câu 2. Cuộc khởi nghĩa nào sau đây chống sự xâm lược, đô hộ của nhà Minh (thế kỉ XV)?

        A. Tây Sơn.                B. Bà Triệu.                C. Lam Sơn.                        D. Phùng Hưng.

Câu 3. Một trong những mục tiêu của Liên hợp quốc là

A. thực hiện bình đẳng về chủng tộc.                B. đảm bảo cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội.

C. ưu tiên sự phát triển thủ công nghiệp.                D. giải quyết mọi công việc trên cơ sở Hiến pháp.

Câu 4. Thành viên thứ sáu gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là

        B. Mi-an-ma.                B. Hàn Quốc.                C. Bru-nây.                D. Triều Tiên.

Câu 5. Nguy cơ nào sau đây Cộng đồng ASEAN phải đối mặt trong quá trình phát triển?

A. Chia rẽ về vấn đề Biển Đông.                B. Xung đột tôn giáo liên tục xảy ra.        

C. Kinh tế bị bao vây, cấm vận.                D. Chủ nghĩa khủng bố hoàng hành.

Câu 6. Trong thời kì 1945-1975, thắng lợi quân sự nào sau đây của quân dân Việt Nam đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp?

A. Chiến dịch Biên giới thu - đông.                B. Chiến dịch Tây Nguyên.         

C. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông.                D. Chiến dịch Điện Biên Phủ.                        

Câu 7. Nội dung nào sau đây là nhiệm vụ của nhân dân miền Bắc Việt Nam trong giai đoạn 1954 – 1960?        

A. Chống phát xít Nhật xâm lược.                B. Xây dựng nền kinh tế thị trường.        

C. Hoàn thành cải cách ruộng đất.                D. Giành chính quyền toàn quốc.

Câu 8. Trong những năm 1975 - 1979, nhân dân Việt Nam tiến hành nhiệm vụ nào sau đây?

A. Xây dựng chính phủ kháng chiến.                B. Đấu tranh bảo vệ chủ quyền.        

C. Lật đổ ách thống trị của thực dân cũ.                D. Kháng chiến chống quân Tống.        

Câu 9. Trong giai đoạn 1986 - 1996, nền kinh tế ở Việt Nam chuyển dịch theo hướng nào sau đây?

A. Đa dạng, nhiều thành phần.                B. Phát triển sang bao cấp, tập trung.        

C. Thu hẹp phát triển thương nghiệp.                D. Xoá bỏ hàng rào thuế quan.

Câu 10. Đầu thế kỉ XX, Phan Bội Châu thực hiện hoạt động đối ngoại nào sau đây?

A. Thành lập Đảng Cộng sản Pháp.                B. Tìm kiếm sự ủng hộ từ Nhật Bản.

C. Tố cáo tội ác của quân phiệt Nhật.                D. Phơi bày tội ác của phát xít Đức.

Câu 11. Việt Nam thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với quốc gia nào sau đây trong giai đoạn 2008 - 2023?        

        A. Ba Lan.                B. Ấn Độ.                C. Phần Lan.                D. Thuỵ Sỹ.

Câu 12. Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 có ý nghĩa nào sau đây?

A. Tiếp tục mở rộng phạm vi ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội ra toàn cầu.        

B. Đánh dấu chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống duy nhất trên thế giới.

C. Làm cho chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống duy nhất trên thế giới.        

D. Xoá bỏ hoàn toàn tình trạng áp bức, bóc lột trên phạm vi toàn thế giới.

Câu 13. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn?

A. Vận dụng cách đánh linh hoạt, sáng tạo.                B. Thế lực ngoại xâm luôn bị động đối phó.

C. Hệ thống xã hội chủ nghĩa luôn giúp đỡ.                D. Nhận được viện trợ về khí tài của Liên Xô.

Câu 14. Trật tự thế giới hai cực I-an-ta suy yếu do chịu tác động từ nhân tố nào sau đây?

A. Sự sụp đổ về hệ thống của phe tư bản chủ nghĩa.

B. Sự lớn mạnh của các cường quốc tầm trung.        

C. Chiến thắng chủ nghĩa phát xít của nhân dân tiến bộ.                

D. Vị thế, ảnh hưởng của Mỹ không thay đổi.

Câu 15. Từ năm 1976 các nước ASEAN đưa Hội nghị thượng đỉnh thay thế cho Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao cơ là chế hoạch định chính sách cao nhất đã

A. góp phần quyết định vào việc thành lập ngay Cộng đồng ASEAN.                

B. tạo cơ chế giải quyết việc thành lập liên minh quân sự trong khu vực.

C. thúc đẩy kinh tế của các quốc gia trong khu vực phát triển đồng đều.                

D. đánh dấu bước ngoặt trong quá trình phát triển của tổ chức ASEAN.

Câu 16. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam đưa Đảng Cộng sản Đông Dương trở thành

A. Đảng lãnh đạo.                                                B. Đảng cầm quyền.

C. Nhà nước vô sản.                                                D. Mặt trận thống nhất.

Câu 17. Các hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong thời kì 1954 – 1975 có ý nghĩa nào sau đây?

A. Góp phần từng bước đánh bại kẻ thù xâm lược.

B. Hoàn thành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.

C. Đánh bại lực lượng đô hộ phát xít và phong kiến.

D. Mở đầu sự đoàn kết giữa ba nước Đông Dương.

Câu 18. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) có đặc điểm nào sau đây?

A. Công tác ngoại giao do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.

B. Đối tác là các nước đang đấu tranh giải phóng dân tộc.        

C. Mục đích là giành độc lập, chống ách áp bức của phát xít.        

D. Chịu tác động lớn từ khuynh hướng dân chủ tư sản.

Cho bảng thông tin sau đây và trả lời các câu hỏi từ 19 đến 21:

Thời gian

Sự kiện

8-9-1945

Chủ tịch Hồ Chí Minh kí Sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ - cơ quan chuyên trách xoá mù chữ; chỉ đạo tổ chức dạy học theo nội dung, phương pháp mới theo tinh thần dân tộc, dân chủ.

6-3-1946

Chủ tịch Hồ Chí Minh kí với đại diện chính phủ Pháp bản Hiệp định Sơ bộ.

14-9-1946

Chủ tịch Hồ Chí Minh kí với đại diện chính phủ Pháp bản Tạm ước.

19-12-1946

Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

Từ 11 đến 19-2-1951

Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương.

Năm 1950

Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ động thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô, Trung Quốc,…; tham gia chỉ đạo trực tiếp chiến dịch Biên giới thu – đông.

Trong những năm 1953 – 1954.

Chủ tịch Hồ Chí Minh họp bàn và chỉ đạo cuộc Tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ.

Câu 19. Chủ tịch Hồ Chí Minh có hoạt động nào sau đây trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954)?

A. Tham gia họp bàn, chỉ đạo các chiến dịch quân sự quan trọng.

B. Lãnh đạo và tổ chức nhân dân tiến hành công cuộc Đổi mới.        

C. Chuẩn bị về tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản.        

D. Xây dựng hệ thống giáo dục tiến bộ gắn với phát triển kinh tế tri thức.

Câu 20. Chủ tịch Hồ Chí Minh có cống hiến nào sau đây đối với dân tộc Việt Nam?

A. Là nhà báo, nhà kinh tế, chính trị học và chế tạo máy vĩ đại của Việt Nam.

B. Trực tiếp thúc đẩy nhanh công cuộc Đổi mới toàn diện, đồng bộ ở Việt Nam.

C. Tổ chức và thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ ở Việt Nam.

D. Đặt nền móng cho giáo dục Việt Nam về các giá trị dân tộc, hiện đại, nhân văn.

Câu 21. Thực tiễn những hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh trong những năm kháng chiến chống Pháp cho thấy

A. lập trường yêu nước gắn với tư tưởng trung quân của Hồ Chí Minh.

B. sự thay đổi về đường lối chiến lược cách mạng của Hồ Chí Minh.

C. quá trình phát triển và hiện thực hóa tư tưởng Hồ Chí Minh.

D. vai trò, sức mạnh áp đảo và quyết định của người lãnh đạo tối cao.

Câu 22. Nội dung nào sau đây là điểm tương đồng giữa Liên hợp quốc và tổ chức ASEAN?

A. Cạnh tranh về kinh tế không còn tồn tại trong nội bộ của các tổ chức.

B. Ra đời trong xu thế khu vực hoá và toàn cầu hoá xuất hiện trên thế giới.

C. Quá trình kết nạp thành viên kéo dài do thời gian giành độc lập khác nhau.

D. Chịu tác động to lớn vì sự đối đầu trực tiếp giữa hai khối quân sự đối lập.

Câu 23. Nội dung nào sau đây là điểm tương đồng giữa Đại hội đại biểu lần thứ II (2-1951) của Đảng Cộng sản Đông Dương và Đại hội đại biểu lần thứ III (9-1960) của Đảng Lao động Việt Nam?

A. Xác định hình thái chiến tranh là từ đấu tranh chính trị tiến lên tổng tiến công.

B. Khẳng định đường lối của cách mạng là nhiệm vụ kháng chiến và kiến quốc.

C. Diễn ra trong bối cảnh không còn sự mâu thuẫn giữa hai hệ thống xã hội đối lập.

D. Có chủ trương gây dựng cơ sở cho chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong chiến tranh.

Câu 24. Nội dung nào sau đây là điểm tương đồng trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam thời kì trước Đổi mới (1960 – 1985) và trong quá trình Đổi mới (1986 – 2024)?

A. Kết quả lớn nhất là giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

B. Bước đầu định hình con đường xã hội chủ nghĩa với việc ưu tiên đầu tư cho công nghiệp nặng.

C. Mục tiêu là tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội để không bị chệch hướng.

D. Diễn ra trong bối cảnh khởi động Chiến tranh lạnh và cục diện hai cực, hai phe lên tới đỉnh điểm.

PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 1. Cho đoạn tư liệu sau đây:

        "Thế giới sau chiến tranh lạnh không phải là đa cực mà là đơn cực. Mỹ là siêu cường duy nhất có sức mạnh quân sự, chính trị, kinh tế không ai có thể thách thức và là tay chơi quyết định trong bất cứ cuộc xung đột nào ở bất cứ nơi nào trên thế giới mà Mỹ dính líu vào".

        (The Unipolar Moment, Foreign affairs, số 1/1991).

a) Đoạn tư liệu đề cập đến trật tự thế giới được thiết lập ngay sau Chiến tranh lạnh là Trật tự hai cực thế giới I-an-ta do Mĩ và Liên Xô cùng chi phối.

b) Cục diện thế giới sau Chiến tranh lạnh đã và đang trải qua nhiều biến động gắn với quá trình hình thành trật tự thế giới mới theo sự phát triển sức mạnh tổng hợp quốc gia.

c) Thực tiễn sau Chiến tranh lạnh cho thấy cán cân sức mạnh kinh tế thay đổi dẫn đến cán cân sức mạnh chính trị cũng thay đổi trong quan hệ quốc tế.

d) Cùng với sự suy giảm vị thế của Mỹ là sự vươn lên mạnh mẽ của Nhật Bản và nhiều nước châu Âu đã làm thay đổi mục tiêu, chiến lược của các cường quốc.

Câu 2. Cho đoạn tư liệu sau đây:

        “Chiến dịch diễn ra qua 3 đợt: Đợt 1, từ ngày 16 đến 20-9; đợt 2, từ ngày 21-9 đến 8-10; đợt 3, từ ngày 9 đến 14-10-1950. Kết quả, ta loại khỏi chiến đấu gần 10 tiểu đoàn địch (trong đó diệt 7 tiểu đoàn Âu - Phi và 1 tiểu đoàn ngụy), khoảng hơn 8.000 tên (trong đó bắt 3.576 tên, có chỉ huy đồn Đông Khê và toàn bộ ban chỉ huy 2 binh đoàn Le Page, Charton); thu hơn 3.000 tấn vũ khí, phương tiện chiến tranh (trong đó có 58 khẩu pháo cối các loại), giải phóng hoàn toàn khu vực biên giới từ Cao Bằng đến Đình Lập”.

                (Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Lịch sử Tổ chức quân sự Việt Nam, Tập 3 (1930-1954), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2015, tr.417, 418).

a) Đoạn tư liệu đề cập đến chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950 của quân đội nhân dân Việt Nam diễn ra qua ba đợt.

b) Chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950 là chiến dịch phản công lớn đầu tiên của quân dân Việt Nam nhằm kết thúc ngay chiến tranh.

c) Thắng lợi của Chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950 chuyển cuộc kháng chiến của quân dân Việt Nam từ hình thái chiến tranh du kích tiến lên chiến tranh chính quy.

d) Chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950 có ý nghĩa bản lề quan trọng, là bước ngoặt của cuộc chiến tranh nhân dân Việt Nam, đẩy quân Pháp vào thế phòng ngự bị động.

Câu 3. Cho đoạn tư liệu sau đây:

        “Giai đoạn 1996 - 2000: Đây là giai đoạn đánh dấu bước phát triển quan trọng của kinh tế thời kỳ mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mặc dù cùng chịu tác động của khủng hoảng tài chính - kinh tế khu vực (giai đoạn 1997 - 1999) và thiên tai nghiêm trọng xảy ra liên tiếp, đặt nền kinh tế nước ta trước những thử thách khốc liệt, tuy nhiên, Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá. GDP bình quân của cả giai đoạn 1996 - 2000 đạt 7%; trong đó, nông, lâm, ngư nghiệp tăng 4,1%; công nghiệp và xây dựng tăng 10,5%; các ngành dịch vụ tăng 5,2%”.

        (Võ Hồng Phúc, Những thành tựu về kinh tế - xã hội qua 20 năm đổi mới (1986 - 2005), trong Việt Nam 20 năm đổi mới, Nxb. Chính trị quốc gia, H, 2006, tr. 144).

a) Đoạn tư liệu phản ánh trực tiếp những thành tựu mọi mặt của Việt Nam trong công cuộc Đổi mới đất nước những năm 1996 – 2000.

b) Giai đoạn 1996 – 2000 là giai đoạn đầu tiên Việt Nam tiến hành công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và mở đầu thời kì Đổi mới.

c) Trong thời kì Đổi mới (1996 – 2000) ở Việt Nam thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được xây dựng và hoàn thiện.

d) Những năm 1996 – 2000, cơ cấu kinh tế ở Việt Nam chuyển biến tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, gắn sản xuất với thị trường.

Câu 4. Cho đoạn tư liệu sau đây:

        “Theo Người, bất cứ lịch sử xâm chiếm thực dân nào thì từ đầu đến cuối đều được viết bằng máu của những người bản xứ. Vì thế, để giải phóng mình, các dân tộc bị áp bức không có con đường nào khác là con đường cách mạng bạo lực. Hồ Chí Minh cho rằng, bạo lực cách mạng để đập tan bạo lực phản cách mạng của thực dân Pháp, giành chính quyền về tay nhân dân. Thắng Pháp là chúng ta đã thắng Mỹ một phần vì khi đó Mỹ là kẻ thù nguy hiểm nhưng còn đang giấu mặt. Người đã nhiều lần chỉ rõ bản chất của đế quốc Mỹ là “chết thì chết, nết không chừa””.

(Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 6, Nxb. Chính trị quốc gia, Tr.201).

a) Đoạn tư liệu đề cập đến quan điểm của Hồ Chí Minh về bạo lực các mạng để đập tan lực lượng kẻ thù, giành chính quyền về tay nhân dân.

b) Tư tưởng cách mạng và tư tưởng quân sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã góp phần làm nên thắng lợi trọn vẹn cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Vẫn còn nội dung phía dưới, bạn hãy ấn nút để xem tiếp nhé...