Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn LỊCH SỬ - Đề 35 - File word có lời giải
5/16/2025 9:57:07 PM
haophamha ...
ĐỀ THAM KHẢO 2025
THEO HƯỚNG BỘ GIÁO DỤC ĐỀ SỐ 35
KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025
MÔN: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề
PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1. Trong những năm 1918-1920, quốc gia nào sau đây thực hiện nhiệm vụ chống lại sự can thiệp của 14 nước đế quốc?
A. Nga Xô viết. B. Tây Ban Nha. C. Hàn Quốc. D. Nhật Bản.
Câu 2. Trong những năm 1784 – 1785, Nguyễn Huệ lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân xâm lược
A. Minh. B. Đường. C. Xiêm. D. Lương.
Câu 3. Hội nghị Ianta (2-1945) có nội dung nào sau đây?
A. Giữ nguyên hiện trạng của Mông Cổ. B. Thái Lan trở thành nước tự do, trung lập.
C. Lào trở thành nước xã hội chủ nghĩa. D. Nhật Bản được phổ biến vũ khí hạt nhân.
Câu 4. Bối cảnh lịch sử dẫn đến sự thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là
A. các nước Đông Nam Á đã hoàn thành công nghiệp hóa.
B. nhiều quốc gia Đông Nam Á đã giành được độc lập.
C. xu thế toàn cầu hoá xuất hiện, phát triển mạnh mẽ.
D. Liên Xô và Mĩ tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.
Câu 5. Một trong ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN là
A. Cộng đồng Kinh tế – Giáo dục. B. Cộng đồng Chính trị - An ninh.
C. Cộng đồng năng lượng. D. Cộng đồng môi trường.
Câu 6. Trong thời kì 1945-1975, thắng lợi của chiến dịch nào ở Việt Nam đánh bại ý chí xâm lược của thực dân Pháp?
A. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng. B. Chiến dịch Biên giới.
C. Chiến dịch Điện Biên Phủ. D. Chiến dịch Hồ Chí Minh.
Câu 7. Một trong những chiến thắng của quân dân miền Nam Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống Chiến lược Chiến tranh cục bộ (1965-1968) của đế quốc Mĩ là
A. Phay Khắt. B. Vạn Tường. C. Ba Gia. D. Nà Ngần.
Câu 8. Trong những năm 1979 - 1989, quân dân Việt Nam thực hiện một trong những nhiệm vụ nào sau đây?
A. Đấu tranh giải phóng giai cấp. B. Đánh đổ đế quốc và phong kiến.
C. Đấu tranh bảo vệ biên giới phía Bắc. D. Xoá bỏ chế độ quân chủ chuyên chế.
Câu 9. Từ khi đổi mới đất nước đến năm 2016, Việt Nam đã đạt được thành tựu nào sau đây?
A. Xoá bỏ triệt để ngành kinh tế thủ công nghiệp.
B. Hoàn thành công cuộc công nghiệp hoá đất nước.
C. Hoàn thành công tác chuyển đổi số quốc gia.
D. Hình thành hệ thống lí luận về chủ nghĩa xã hội.
Câu 10. Đầu thế kỉ XX, nhà yêu nước tiêu biểu nào sau đây hoạt động đối ngoại tích cực với mục đích giành độc lập cho Việt Nam?
A. Lê Hoàn. B. Nguyễn Trãi. C. Phan Bội Châu. D. Trần Quốc Tuấn.
Câu 11. Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp khi đang hoạt động ở quốc gia nào sau đây?
A. Pháp. B. Hàn Quốc. C. Đức. D. Liên Xô.
Câu 12. Một trong những mục đích của công cuộc cải cách, mở cửa ở Trung Quốc (từ năm 1978 đến nay) là
A. ổn định tình hình về chính trị - xã hội. B. xoá bỏ mọi bất bình đẳng trong xã hội.
C. phát triển nền kinh tế bao cấp, tập trung. D. đưa đất nước tiến lên tư bản chủ nghĩa.
Câu 13. Nội dung nào sau đâyphản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)?
A. Khôi phục hoàn toàn độc lập, tự chủ quốc gia. B. Chấm dứt sự thống trị lâu dài của thực dân Pháp.
C. Hoàn thành cách mạng giải phóng giai cấp. D. Xoá bỏ hoàn toàn nền kinh tế tự cấp, tự túc.
Câu 14. Nội dung nào sau đây là biểu hiện của xu thế đa cực sau Chiến tranh lạnh?
A. Nền kinh tế nhất thể hoá trên thế giới. B. Sự thống nhất về thể chế chính trị.
C. Các liên minh quân sự đối lập xuất hiện. D. Sự đa dạng về chính trị và văn hoá.
Câu 15. Quá trình mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN (1967 – 1999) có ý nghĩa nào sau đây?
A. Đánh dấu sự phát triển từ hợp tác nội khối sang hợp tác ngoại khối của ASEAN.
B. Làm cho khu vực Đông Nam Á trở thành trung tâm kinh tế, tài chính số một thế giới.
C. Góp phần đưa ASEAN trở thành tổ chức siêu chính phủ ở khu vực Đông Nam Á
D. Thể hiện sự phát triển của đối thoại, hợp tác giữa các nước trong khu vực Đông Nam Á.
Câu 16. Nội dung nào sau đây là tác động củaCách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?
A. Trực tiếp xoá bỏ hoàn toàn chủ nghĩa thực dân.
B. Góp phần làm suy yếu thế lực chủ nghĩa đế quốc.
C. Xây dựng được nền kinh tế số trong chiến tranh.
D. Hoàn thành công nghiệp hoá trong chiến tranh.
Câu 17. Nội dung nào sau đây là vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975)?
A. Đánh giá đúng vai trò lãnh đạo của các tổ chức chính trị.
B. Góp phần xoá bỏ nền kinh tế quan liêu, bao cấp, tập trung.
C. Hoàn thành lãnh đạo cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ.
D. Góp phần hoạch định và bổ sung đường lối kháng chiến.
Câu 18. Nội dung nào sau đây là sự sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc về xác định lực lượng cách mạng đượcthể hiện trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (1930)?
A. Đánh giá đúng vai trò lãnh đạo cách mạng của giai cấp công nhân.
B. Lực lượng của cách mạng không bao gồm các giai cấp bóc lột.
C. Chỉ có nông dân, công nhân là lực lượng của cuộc cách mạng.
D. Đánh giá đúng khả năng cách mạng của tiểu tư sản, tư sản dân tộc.
Cho đoạn tư liệu sau đây và trả lời các câu hỏi từ 19 đến 21:
“Thực hiện chủ trương đẩy mạnh tiến công địch trên mặt trận ngoại giao, ngày 3-11-1968, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra Tuyên bố về giải pháp chính trị cho miền Nam gồm 5 điểm nêu rõ: Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam quyết phấn đấu để thực hiện quyền độc lập thiêng liêng của mình: độc lập, dân chủ, hòa bình, trung lập và phồn vinh, tiến tới thống nhất Tổ quốc; công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam phải do nhân dân miền Nam Việt Nam tự giải quyết theo Cương lĩnh Mặt trận Dân tộc Giải phóng, không có sự can thiệp của nước ngoài; việc thống nhất Việt Nam sẽ do nhân dân hai miền giải quyết từng bước, bằng biện pháp hòa bình, nước ngoài không được can thiệp; miền Nam Việt Nam thực hiện chính sách ngoại giao hòa bình, trung lập; không liên minh quân sự với nước ngoài dưới bất kỳ hình thức nào, đặt quan hệ hữu nghị với tất cả các nước…”.
(Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: Biên niên sự kiện Lịch sử Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, t. II, tr. 585 - 586)
Câu 19. Đoạn tư liệu đề cập đến hoạt động đối ngoại của tổ chức nào sau đây ở Việt Nam thời kì 1954 - 1975?
A. Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.
B. Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.
C. Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam.
D. Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân.
Câu 20. Các hoạt động đối ngoại của lực lượng cách mạng ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1960 - 1969 nhằm mục đích chủ yếu nào sau đây?
A. Giải phóng và thống nhất đất nước. B. Xây dựng nền kinh tế thị trường.
C. Xoá bỏ sự thống trị của Mĩ và Pháp. D. Hoàn thành công cuộc Đổi mới đất nước.
Câu 21. Thực tiễn chính sách ngoại giao của lực lượng cách mạng ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1960 – 1969 cho thấy
A. ngoại giao trở thành một mặt trận chiến lược ngay sau phong trào Đồng khởi.
B. sự thống nhất trong chủ trương và hành động với chính sách hòa bình, trung lập.
C. cuộc kháng chiến chống ngoại xâm kết thúc bằng một chiến thắng ngoại giao lớn.
D. ngoại giao góp phần hoàn thành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa trong kháng chiến.
Câu 22. Sau Chiến tranh lạnh, Mỹ một trong số những trung tâm quyền lực trên thế giới vì lí do nào sau đây?
A. Chiếm ưu thế về sức mạnh cứng và sức mạnh mềm.
B. Liên Xô không còn tồn tại nên Mỹ không còn đối thủ.
C. Cuộc chạy đua vũ trang đã chấm dứt trên phạm vi thế giới.
D. Việc giải quyết những vấn đề toàn cầu không có bất đồng.
Câu 23. Nhận xét nào sau đây là đúng về thựctiễn 30 nămchiến tranh giải phóng dân tộc (1945-1975) ở Việt Nam?
A. Chịu sự tác động trực tiếp của hai cuộc chiến tranh có phạm vi thế giới.
B. Thực hiện nhiệm vụ chống đế quốc và chính quyền tư sản giải phóng dân tộc.
C. Lực lượng nòng cốt là công - nông - binh với giai cấp lãnh đạo là nông dân.
D. Là quá trình tiến hành chiến tranh giải phóng và chiến tranh vệ quốc vĩ đại.
Câu 24. Nhận định nào sau đây là đúng về công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam từ năm 1960 đến nay?
A. Luôn đổi mới toàn diện, đồng bộ trong đó trọng tâm, đi đầu là đổi mới kinh tế với bước đi phù hợp.
B. Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với sự phát triển toàn diện, đồng bộ.
C. Có sự điều chỉnh, bổ sung, phát triển về đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa phù hợp với xu thế.
D. Tiến hành trọng tâm đổi mới về kinh tế, mở rộng hội nhập quốc tế toàn diện ngay trong chiến tranh.
PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Cho đoạn tư liệu sau đây:
“Hội nghị đã quyết định thành lập một tổ chức quốc tế (Liên Hợp Quốc) để duy trì hoà bình và an ninh thế giới dựa trên nền tảng sự nhất trí giữa 5 cường quốc: Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc. Hội nghị đã thoả thuận rằng từ 2 đến 3 tháng sau khi chiến tranh kết thúc ở châu Âu, Liên Xô sẽ tham gia chiến tranh chống Nhật với điều kiện giữ nguyên trạng nước Cộng hoà nhân dân Mông Cổ và khôi phục lại những quyền lợi của nước Nga bị mất trong chiến tranh Nga – Nhật (1904)”.
(Nguyễn Anh Thái (Chủ biên), Lịch sử thế giới hiện đại, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2021, tr.211).
a) Đoạn tư liệu cung cấp thông tin về quyết định thành lập tổ chức Liên hợp quốc tại Hội nghị Ianta của các cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh.
b) Tổ chức Liên hợp quốc chính thức thành lập được quyết định bởi nội dung của Hội nghị Ianta giữa các cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh.
c) Quan điểm sự nhất trí giữa 5 cường quốc về duy trì hoà bình và an ninh thế giới trong đoạn tư liệu cho thấy sự phân tuyến và chi phối bởi các cường quốc trong quan hệ quốc tế.
d) Chiến tranh lạnh và sự đối đầu hai cực được khởi động qua thoả thuận Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á khi chiến tranh ở châu Âu kết thúc với điều kiện giữ nguyên trạng Mông Cổ.
Câu 2. Cho đoạn tư liệu sau đây:
“Tháng Tám năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam đã nhất tề đứng lên tạo thành cơn bão táp cách mạng, lật nhào ách thống trị của phát xít Nhật, giành lại quyền độc lập cho dân tộc. Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Từ những giá trị và tầm vóc to lớn đó, Cách mạng Tháng Tám và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được khẳng định là một trong những “chiến công hiển hách và thắng lợi có ý nghĩa lịch sử và thời đại của dân tộc Việt Nam” trong thế kỷ XX”.
Vẫn còn nội dung phía dưới, bạn hãy ấn nút để xem tiếp nhé...
a) Đoạn tư liệu cung cấp thông tin về kết quả và ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.
b) Sự ra đời của Nhà nước dân chủ nhân dân ở Việt Nam là bước nhảy vọt to lớn, là cuộc cải biến xã hội vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
c) Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam thắng lợi đã hoàn thành triệt để nhiệm vụ cơ bản của cách mạng, kiến tạo hòa bình cho khu vực và thế giới.
d) Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là sự thể nghiệm thành công đầu tiên chủ nghĩa Mác - Lê-nin tại một nước thuộc địa ở châu Á.
Câu 3. Cho đoạn tư liệu sau đây:
“Nhằm đẩy mạnh công cuộc xây dựng, phát triển đất nước, Đại hội VI của Đảng đã quyết định sự nghiệp đổi mới, trước hết là đổi mới tư duy lý luận, tư duy kinh tế; coi đó là cơ sở khoa học để xác định đúng chính sách và cơ chế lãnh đạo, quản lý đất nước. Vấn đề quan trọng hàng đầu là phải nhận thức đúng các quy luật khách quan, những đặc trưng cơ bản của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; nhất là quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, quy luật giá trị và sản xuất hàng hóa, quy luật phân phối theo lao động,… để điều chỉnh vấn đề cải tạo xã hội chủ nghĩa”.
a) Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam là đại hội khởi đầu về đổi mới tư duy lý luận, tư duy kinh tế và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
b) Tư duy mới là cơ sở để Đảng quyết định thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam từ năm 1986.
c) Thực tiễn lịch sử cho thấy, nhờ giữ vững nguyên tắc Nhà nước lãnh đạo, Đảng quản lý, nhân dân làm chủ trong quá trình đổi mới đã giúp Việt Nam có được cơ đồ, tiềm lực và vị thế như hiện nay.
d) Lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam về đường lối đổi mới được hình thành và không ngừng được bổ sung, hoàn thiện trong suốt quá trình đổi mới ở Việt Nam.
Câu 4. Cho đoạn tư liệu sau đây:
“Ngày 7-12-1946, trước tình hình quân Pháp tiếp tục phá hoại Tạm ước 14-9, khiêu khích quân sự, gây đổ máu ở Hà Nội, Hải Phòng, Lạng Sơn, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra “Lời kêu gọi gửi Quốc hội và Chính phủ Pháp” yêu cầu Quốc hội và Chính phủ Pháp “hạ lệnh cho đương cục Pháp khôi phục tình trạng trước ngày 20-11-1946, để cùng Chính phủ Việt Nam thi hành Tạm ước, để xây đắp sự cộng tác Pháp - Việt thân thiện và lâu dài”14. Ngày 13-12-1946, trong tuyên bố với phóng viên báo Paris - Sài Gòn, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ quan điểm thiện chí của Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam đối với nước Pháp, nhân dân và quân đội Pháp: “Đồng bào tôi và tôi thành thực muốn hòa bình. Chúng tôi không muốn chiến tranh... Cuộc chiến tranh này chúng tôi muốn tránh bằng đủ mọi cách. Chúng tôi tha thiết với nền độc lập, nhưng nước Việt Nam độc lập ở khối Liên hiệp Pháp... Nhưng cuộc chiến tranh ấy, nếu người ta buộc chúng tôi phải làm thì chúng tôi sẽ làm... dân tộc Việt Nam đã sẵn sàng chịu đựng tất cả, chứ không chịu mất tự do””.
a) Đoạn tư liệu đề cập đến quan điểm thiện chí của hoà bình của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua hoạt động đối ngoại ngay sau Cách mạng năm 1945.
b) Với những ứng xử ngoại giao khôn khéo, linh hoạt trên cơ sở giữ vững độc lập dân tộc, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nỗ lực cho hòa bình, hợp tác, hữu nghị giữa Việt Nam và Pháp.
c) Thiện chí hoà bình với Pháp thể hiện tư tưởng ngoại giao tâm công vừa mềm dẻo vừa cứng rắn của Hồ Chí Minh góp phần đánh thắng kẻ thù kết thúc chiến tranh.
d) Quan điểm ngoại giao của Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống Pháp là luôn hướng tới mục tiêu cuối cùng với việc sớm kết thúc chiến tranh bằng những thắng lợi liên tục.
PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
BẢNG ĐÁP ÁN
1.A
2.C
3.A
4.B
5.B
6.C
7.B
8.C
9.D
10.C
11.A
12.A
13.A
14.D
15.D
16.B
17.D
18.D
19.B
20.A
21.B
22.A
23.D
24.C
Câu 1.Chọn A.
Câu 2.Chọn C.
Câu 3. Chọn A.
Câu 4.Chọn B.
Câu 5.Chọn B.
Câu 6.Chọn C.
Câu 7.Chọn B.
Câu 8.Chọn C.
Câu 9.Chọn D.
Câu 10.Chọn C.
Câu 11.Chọn A.
Câu 12.Chọn A.
Câu 13.Chọn A.
Câu 14.Chọn D.
Câu 15.Chọn D.
Câu 16.Chọn B.
Câu 17.Chọn D.
Câu 18.Chọn D.
Câu 19.Chọn B.
Câu 20.Chọn A.
Câu 21.Chọn B.
A. ngoại giao trở thành một mặt trận chiến lược ngay sau phong trào Đồng khởi.
=>Sai vì, ngay sau Đồng khởi chưa nâng lên thành mặt trận chiến lược.
B. sự thống nhất trong chủ trương và hành động với chính sách hòa bình, trung lập.
=>Đúng vì, chính sách hoà bình trung lập là chủ trương và hành động xuyên suốt của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.
C. cuộc kháng chiến chống ngoại xâm kết thúc bằng một chiến thắng ngoại giao lớn.
=> Sai vì, kháng chiến chống Mĩ, kết thúc bằng giải pháp quân sự.
D. ngoại giao góp phần hoàn thành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa trong kháng chiến.
=>Sai vì, cách mạng XHCN chưa hoàn thành ngay trong kháng chiến.
Câu 22. Chọn A.
A. Chiếm ưu thế về sức mạnh cứng và sức mạnh mềm.
=>Đúng vì, Mỹ chiếm ưu thế về sức mạnh tổng hợp (kinh tế, quân sự, KHKT, …) sau Chiến tranh lạnh.
B. Liên Xô không còn tồn tại nên Mỹ không còn đối thủ.
=> Sai vì, vẫn còn đối thủ khác.
C. Cuộc chạy đua vũ trang đã chấm dứt trên phạm vi thế giới.
=>Sai vì, vẫn còn chạy đua vũ trang.
D. Việc giải quyết những vấn đề toàn cầu không có bất đồng.
=> Sai vì, có bất đồng.
Câu 23. Chọn D.
A. Chịu sự tác động trực tiếp của hai cuộc chiến tranh có phạm vi thế giới.
=> Sai vì, không chịu tác động trực tiếp từ Chiến tranh thế giới thứ nhất.
B. Thực hiện nhiệm vụ chống đế quốc và chính quyền tư sản giải phóng dân tộc.
=>Sai vì, chống chính quyền tư sản không phải là nhiệm vụ xuyên suốt giải phóng dân tộc.
C. Lực lượng nòng cốt là công - nông - binh với giai cấp lãnh đạo là nông dân.
=>Sai vì, giai cấp nông dân không là lãnh đạo, binh không là nòng cốt.
D. Là quá trình tiến hành chiến tranh giải phóng và chiến tranh vệ quốc vĩ đại.
=>Đúng vì, là đặc điểm của kháng chiến chống Pháp và Mĩ.
Câu 24.Chọn C.
A. Luôn đổi mới toàn diện, đồng bộ trong đó trọng tâm, đi đầu là đổi mới kinh tế với bước đi phù hợp. =>Sai vì, giai đoạn 1960 – 1985 không có đặc điểm này.
B. Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với sự phát triển toàn diện, đồng bộ.
-> Sai vì, giai đoạn 1960 – 1985 không có đặc điểm này.
C. Có sự điều chỉnh, bổ sung, phát triển về đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa phù hợp với xu thế.
=>Đúng vì, trong quá trình xây dựng CNXH, đường lối có sự điều chỉnh, bổ sung, phát triển …
D. Tiến hành trọng tâm đổi mới về kinh tế, mở rộng hội nhập quốc tế toàn diện ngay trong chiến tranh. =>Sai vì, đây không là đặc điểm của giai đoạn 1960 – 1975 (giai đoạn chiến tranh…).
PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1.
Nội dung
Đúng
Sai
a
Đoạn tư liệu cung cấp thông tin về quyết định thành lập tổ chức Liên hợp quốc tại Hội nghị Ianta của các cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh.
Đ
b
Tổ chức Liên hợp quốc chính thức thành lập được quyết định bởi nội dung của Hội nghị Ianta giữa các cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh.
S
c
Quan điểm sự nhất trí giữa 5 cường quốc về duy trì hoà bình và an ninh thế giới trong đoạn tư liệu cho thấy sự phân tuyến và chi phối bởi các cường quốc trong quan hệ quốc tế.
Đ
d
Chiến tranh lạnh và sự đối đầu hai cực được khởi động qua thoả thuận Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á khi chiến tranh ở châu Âu kết thúc với điều kiện giữ nguyên trạng Mông Cổ.
S
c) Quan điểm sự nhất trí giữa 5 cường quốc về duy trì hoà bình và an ninh thế giới trong đoạn tư liệu cho thấy sự phân tuyến và chi phối bởi các cường quốc trong quan hệ quốc tế.
=>Đúng vì, sự nhất trí giữa 5 cường quốc trong quy định của HN Ianta cho thấy sự phân tuyến trong quan hệ quốc tế giữa phe TBCN với XHCN, quan hệ bị chi phối bởi 5 cường quốc,…
d) Chiến tranh lạnh và sự đối đầu hai cực được khởi động qua thoả thuận Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á khi chiến tranh ở châu Âu kết thúc với điều kiện giữ nguyên trạng Mông Cổ.
=>Sai vì, Chiến tranh lanh chưa khởi động.
Câu 2.
Nội dung
Đúng
Sai
a
Đoạn tư liệu cung cấp thông tin về kết quả và ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.
Đ
b
Sự ra đời của Nhà nước dân chủ nhân dân ở Việt Nam là bước nhảy vọt to lớn, là cuộc cải biến xã hội vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
Đ
c
Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam thắng lợi đã hoàn thành triệt để nhiệm vụ cơ bản của cách mạng, kiến tạo hòa bình cho khu vực và thế giới.
S
d
Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là sự thể nghiệm thành công đầu tiên chủ nghĩa Mác - Lê-nin tại một nước thuộc địa ở châu Á.
Đ
c) Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam thắng lợi đã hoàn thành triệt để nhiệm vụ cơ bản của cách mạng, kiến tạo hòa bình cho khu vực và thế giới.
=>Sai vì, chưa hoàn thành triệt để.
d) Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là sự thể nghiệm thành công đầu tiên chủ nghĩa Mác - Lê-nin tại một nước thuộc địa ở châu Á.
=>Đúng vì, CMT8 là cuộc CM vận dụng lý luận của CN Mác – Lê-nin và thành công đầu tiên ở nước một châu Á thuộc địa là Việt Nam.
Câu 3.
Nội dung
Đúng
Sai
a
Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam là đại hội khởi đầu về đổi mới tư duy lý luận, tư duy kinh tế và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
S
b
Tư duy mới là cơ sở để Đảng quyết định thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam từ năm 1986.
Đ
c
Thực tiễn lịch sử cho thấy, nhờ giữ vững nguyên tắc Nhà nước lãnh đạo, Đảng quản lý, nhân dân làm chủ trong quá trình đổi mới đã giúp Việt Nam có được cơ đồ, tiềm lực và vị thế như hiện nay.
S
d
Lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam về đường lối đổi mới được hình thành và không ngừng được bổ sung, hoàn thiện trong suốt quá trình đổi mới ở Việt Nam.
Đ
c) Thực tiễn lịch sử cho thấy, nhờ giữ vững nguyên tắc Nhà nước lãnh đạo, Đảng quản lý, nhân dân làm chủ trong quá trình đổi mới đã giúp Việt Nam có được cơ đồ, tiềm lực và vị thế như hiện nay.
=>Sai vì, không đúng vai trò của Nhà nước và Đảng.
d) Lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam về đường lối đổi mới được hình thành và không ngừng được bổ sung, hoàn thiện trong suốt quá trình đổi mới ở Việt Nam.
=>Đúng vì, lý luận về đường lối đổi mới được hình thành, bổ sung, và tiếp tục hoàn thiện.
Câu 4.
Nội dung
Đúng
Sai
a
Đoạn tư liệu đề cập đến quan điểm thiện chí của hoà bình của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua hoạt động đối ngoại ngay sau Cách mạng năm 1945.
Đ
b
Với những ứng xử ngoại giao khôn khéo, linh hoạt trên cơ sở giữ vững độc lập dân tộc, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nỗ lực cho hòa bình, hợp tác, hữu nghị giữa Việt Nam và Pháp.
Đ
c
Thiện chí hoà bình với Pháp thể hiện tư tưởng ngoại giao tâm công vừa mềm dẻo vừa cứng rắn của Hồ Chí Minh góp phần đánh thắng kẻ thù kết thúc chiến tranh.
Đ
d
Quan điểm ngoại giao của Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống Pháp là luôn hướng tới mục tiêu cuối cùng với việc sớm kết thúc chiến tranh bằng những thắng lợi liên tục.
S
c) Thiện chí hoà bình với Pháp trong đoạn tư liệu thể hiện tư tưởng ngoại giao công tâm vừa mềm dẻo vừa cứng rắn của Hồ Chí Minh góp phần đánh thắng kẻ thù kết thúc chiến tranh.
=>Đúng vì, tư tưởng ngoại giao là niềm tin vào bản tính hướng thiện của con người và sự gắn kết qua các giá trị nhân văn phổ quát của nhân loại tiến bộ, …
d) Quan điểm ngoại giao của Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống Pháp là luôn hướng tới mục tiêu cuối cùng với việc sớm kết thúc chiến tranh bằng những thắng lợi liên tục.
=>Sai vì, không có quan điểm sớm kết thúc chiến tranh bằng những thắng lợi liên tục.