Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Vật Lí - Đề 32 - File word có lời giải
4/21/2025 8:09:06 PM
haophamha ...

 

ĐỀ THI THỬ

CHUẨN CẤU TRÚC MINH HỌA

ĐỀ 32

(Đề thi có 04 trang)

KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025

MÔN: VẬT LÍ

Thời gian làm bài 50 phút; không kể thời gian phát đề

-Bộ 50 đề chuẩn cấu trúc minh họa 100% file word kèm ma trận và lời giải chi tiết ( 100k/50Đề ) - LH Zalo 0915347068

Họ, tên thí sinh:        

Số báo danh:        

Cho biết: ð = 3,14; T (K) = t (0C) + 273; R = 8,31 J/(mol.K); NA = 6,02.1023 hạt/mol.

PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

Câu 1. Một bình đun nước tự động ngắt điện khi nước đã sôi. Khi đun nước, nắp bình được đậy kín và che kín miệng bình. Sau khi nước sôi, ta nhấn nút để mở miệng bình thì một luồng hơi nước bắn ra mạnh và nhanh. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là lượng nước trong bình

        A. có nhiệt độ tăng quá cao (cao hơn nhiệt độ sôi) gây ra áp suất lớn.

        B. hóa hơi một phần và nhiệt độ khí trong bình tăng cao gây áp suất lớn.

        C. bắt đầu hóa hơi và nhiệt độ của nước tiếp tục tăng cao gây áp suất lớn.

        D. được đun nóng liên tục nên áp suất của nước trong bình tăng cao và tràn ra ngoài khi mở nắp miệng bình.

Câu 2. Vật chất ở thể rắn có

        A. các phân tử chuyển động nhiệt hỗn loạn, không có vị trí cân bằng xác định.

        B. thể tích xác định nhưng không có hình dạng xác định.

        C. lực tương tác giữa các phân tử rất mạnh giữ cho các phân tử có trật tự.

        D. thể tích không xác định nhưng có hình dạng xác định.

Sử dụng các thông tin sau cho Câu 3 và Câu 4: Một bạn học sinh làm thí nghiệm đo nhiệt nóng chảy riêng của nước đá. Bạn sử dụng 0,65 kg nước đá ở 0 °C và nguồn cung cấp nhiệt có công suất 1 000 W, hiệu suất 98 %. Bạn học sinh theo dõi và vẽ đồ thị biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của nước đá theo thời gian như hình bên dưới.

Câu 3. Nhiệt nóng chảy riêng của nước đá thu được từ thí nghiệm trên xấp xỉ bằng

        A. 3,34.105 J/kg.        B. 3,32.105 J/kg.        C. 3,38.105 J/kg.        D. 3,02.105 J/kg.

Câu 4. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4 200 J/(kg.K). Khoảng thời gian kể từ thời điểm nước đá tan hoàn toàn đến thời điểm nước bắt đầu sôi xấp xỉ bằng

        A. 279 giây.        B. 493 giây.        C. 216 giây.        D. 436 giây.

Câu 5. Vào những ngày thời tiết lạnh buốt hoặc vào buổi tối khi sương xuống, chúng ta cần mặc thêm áo ấm khi đi ra đường để ngăn

        A. cơ thể mất nhiệt quá nhanh.

        B. hơi lạnh truyền vào trong cơ thể.

        C. tia cực tím từ Mặt Trời.

        D. cơ thể truyền nhiệt ra môi trường.

Câu 6. Hệ thức nào sau đây không thỏa mãn định luật Boyle?

        A. .        B. .        C. .        D. .

Câu 7. Một khối khí lí tưởng thực hiện quá trình biến đổi trạng thái có đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của áp suất theo thể tích là đường hypebol như hình bên. Thể tích của khối khí ở trạng thái (2) là

        A. 1,5 ℓ.        

        B. 4,5 ℓ.

        C. 1 ℓ.

        D. 4 ℓ.

Câu 8. Một khối khí chứa trong xi lanh nhận một nhiệt lượng 100 J, khối khí nở ra và sinh một công 70 J đẩy pit tông di chuyển. Bỏ qua ma sát giữa pit tông và xi lanh. Nội năng của khối khí đã

        A. tăng thêm 30 J.        B. tăng thêm 170 J.        C. tăng thêm 100 J.        D. giảm bớt 30 J.

Câu 9. Một bạn nhân viên chuẩn bị pha một tách cà phê nóng và bạn cần làm ấm tách thủy tinh đến 60 °C. Biết nhiệt độ ban đầu và khối lượng của cái tách lần lượt là 20 °C và 150 g. Nhiệt dung riêng của thủy tinh và nước lần lượt là 840 J/(kg.K) và 4 200 J/(kg.K). Bạn dùng nước nóng từ máy pha cà phê có nhiệt độ 80 °C. Bỏ qua sự truyền nhiệt ra môi trường. Lượng nước nóng cần dùng để làm ấm tách thủy tinh là

        A. 0,06 kg.        B. 0,015 kg.        C. 150 g.        D. 120 g.

Câu 10. Một bình đựng 10 lít khí hydrogen ở áp suất 50 atm và nhiệt độ 27 °C. Do nắp bình không được vặn thật kín nên khi nhiệt độ của khối khí tăng thêm 10 °C thì có một lượng khí thoát ra ngoài, nhưng áp suất khí trong bình vẫn không đổi. Lấy 1 atm = 105 Pa, khối lượng phân tử khí hydrogen là 2 amu. Khối lượng khí hydrogen thoát ra ngoài xấp xỉ bằng

        A. 1,48 g.        B. 0,74 g.        C. 0,65 g.        D. 1,29 g.

Câu 11. Khối khí trong xilanh của một động cơ nhiệt (xem là khí lí tưởng) có áp suất là 0,8.105 Pa và nhiệt độ là 50 °C. Sau khi bị nén, thể tích của khối khí giảm 5 lần, áp suất tăng lên đến 7.105 Pa. Nhiệt độ của khối khí ở cuối quá trình nén xấp xỉ bằng

        A. 292 °C.

        B. 565 °C.

        C. 523 K.

        D. 88 °C.

Câu 12. Một nam châm điện được mắc vào nguồn điện và kim nam châm được treo như hình bên dưới. Biết kim nam châm chỉ di chuyển trong mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng tiết diện của lõi sắt non của nam châm điện. Khi đóng công tắc K thì nam châm sẽ

        A. bị hút sang trái.

        B. bị đẩy sang phải.

        C. bị đẩy sang phải rồi bị hút sang trái.

        D. bị hút sang trái rồi bị đẩy sang phải.

Câu 13. Phóng xạ là hiện tượng hạt nhân không bền vững

        A. phát ra các tia phóng xạ khi bị bắn phá bằng các hạt nhân khác.

        B. phát ra các tia phóng xạ khi điều kiện môi trường (nhiệt độ, áp suất,…) thay đổi.

        C. tự phát ra các tia phóng xạ và biến đổi thành một hạt nhân khác.

        D. phát ra các bức xạ điện từ khi tương tác với các hạt nhân khác.

Câu 14. Một đoạn dây dẫn dài 50 cm mang dòng điện 10 A được đặt trong từ trường đều có các đường sức từ vuông góc với đoạn dây dẫn. Biết lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn là 0,3 N. Độ lớn cảm ứng từ của từ trường đều bằng

        A. 0,06 T.        B. 0,6 T.        C. 0,6 mT.        D. 0,03 T.

Câu 15. Một khung dây dẫn kín gồm 500 vòng, diện tích mỗi vòng là 8,5 cm2 được đặt trong từ trường đều có vector cảm ứng từ hợp với mặt phẳng khung dây một góc 30° và độ lớn cảm ứng từ tăng từ 0,03 T đến 0,12 T trong 15 ms. Độ lớn suất điện động cảm ứng trong khung dây dẫn kín xấp xỉ bằng

        A. 2,6 V.        B. 2,2 V.        C. 2,6 mV.        D. 1,3 V.

Câu 16. Một đoạn mạch điện có điện trở 5 Ù, cường độ dòng điện xoay chiều chạy trong mạch có biểu thức ) (mA). Nhiệt lượng tỏa ra trên đoạn mạch trong khoảng thời gian 2 phút là

        A. 600 J.        B. 0,1.104 J.        C. 10 J.        D. 6.104 J.

Câu 17. Bom nhiệt hạch dùng phản ứng:  +    + . Biết khối lượng của các nguyên tử  và  lần lượt là 2,0141 u; 3,0160 u; 4,0026 u và 1,0087 u. Lấy 1 uc2 = 931,5 MeV. Năng lượng toả ra của quá trình phản ứng hạt nhân được xác định bởi biểu thức ÄE = ( – ) với  và  lần lượt là tổng khối lượng của các hạt trước và sau phản ứng. Nếu có 1 kg helium được tạo thành do vụ nổ của bom nhiệt hạch thì năng lượng tỏa ra xấp xỉ bằng

        A. 2,63.1024 MeV.        B. 2,63.1027 MeV.        C. 2,63.1024 J.        D. 2,63.1027 J.

Câu 18. Trong việc điều trị bệnh ung thư bằng phương pháp xạ trị hiện nay, người ta thường sử dụng máy gia tốc hạt trong việc tạo ra các hạt mang năng lượng cao để bắn phá các tế bào ung thư. Tuy nhiên, trước khi máy gia tốc hạt ra đời thì việc điều trị ung thư trong các bệnh viện trước đây lại sử dụng một nguồn phát ra tia gamma như đồng vị phóng xạ  (có chu kì bán rã là 5,27 năm, mỗi năm xem như có 365 ngày). Các tia gamma phát ra từ quá trình phóng xạ của  được sử dụng để tiêu diệt tế bào ung thư. Số lượng hạt nhân  chứa trong một nguồn phóng xạ có độ phóng xạ là 5 800 Ci tại bệnh viện xấp xỉ bằng

        A. 1,39.1012 hạt.        B. 1,43.1019 hạt.        C. 5,96.1017 hạt.        D. 5,15.1022 hạt.

PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 1. Một bạn học sinh dùng ấm điện có công suất không đổi để cung cấp nhiệt lượng cho một khối nước đá ở 0 °C, có khối lượng m (kg). Sau khi đun được một khoảng thời gian ngắn, bạn bắt đầu theo dõi và thu được đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của nhiệt độ của nước đá theo nhiệt lượng cung cấp như hình bên dưới. Bỏ qua sự truyền nhiệt ra môi trường và ấm điện. Xem sự bay hơi của nước trong quá trình nóng chảy và tăng nhiệt độ là không đáng kể. Biết nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 3,34.105 J/kg; nhiệt dung riêng và nhiệt hóa hơi riêng của nước lần lượt là 4 200 J/(kg.K) và 2,3.106 J/kg.

        a) Nhiệt lượng nước đá nhận vào để nóng chảy hoàn toàn là 660 kJ.

        b) Khối lượng nước đá ban đầu m = 2 kg.

        c) Nhiệt lượng nước nhận vào để hóa hơi hoàn toàn (tính từ thời điểm nước bắt đầu sôi) là 600 kJ.

        d) Nếu công suất của ấm điện là 1 000 W thì khoảng thời gian từ thời điểm bắt đầu đun đến thời điểm nước vừa hóa hơi hoàn toàn là 2 100 giây.

Câu 2. Một chiếc xe khách chạy trên đường cao tốc Bắc – Nam hướng đi từ Hà Nội đến thành phố Hồ Chí Minh trong ngày hè. Xe đi vào sáng sớm với nhiệt độ ngoài trời là 27 °C. Thể tích khối khí chứa trong mỗi lốp xe là 120 lít và áp suất trong các lốp xe là 240 kPa. Xem nhiệt độ của khối khí trong lốp xe gần bằng với nhiệt độ ngoài trời, khối khí chứa trong các lốp xe là khí lí tưởng.

        a) Số mol khí chứa trong mỗi lốp xe xấp xỉ bằng 11,6 mol.

        b) Đến giữa trưa xe “dừng chân” ở Cam Lộ - Quảng Trị, nhiệt độ ngoài trời và nhiệt độ khối khí trong mỗi lốp được xem bằng nhau và bằng 45 °C. Nếu thể tích và số mol của khối khí chứa trong mỗi lốp xe không đổi thì áp suất của khối khí trong mỗi lốp xe và động năng tịnh tiến trung bình của mỗi phân tử khí khi đó lần lượt là 254,4 kPa và 3,73.1022 J.

        c) Thực tế khi sử dụng nhiệt kế hồng ngoại đo nhiệt độ của lốp, người ta thấy nhiệt độ của lốp xe có thể cao hơn nhiệt độ ngoài trời và nhiệt độ bề mặt đường. Nguyên nhân là trong quá trình chuyển động, lốp xe chịu tác dụng của lực ma sát với mặt đường; lốp xe bị biến dạng liên tục trong quá trình chuyển động; hấp thụ nhiệt từ mặt trời,…

        d) Khi kiểm tra, nhiệt độ của khối khí trong mỗi lốp xe tăng đến 65 °C và thể tích lốp xe không thay đổi, để áp suất khối khí trong lốp xe giảm còn 240 kPa (không thay đổi nhiệt độ và thể tích khối khí trong mỗi lốp xe) thì cần xả bỏ một lượng khí có số mol xấp xỉ bằng 1,3 mol.

Câu 3. Một khung dây dẫn kín phẳng có N vòng, diện tích mỗi vòng là S (m2), có thể quay đều với tần số góc ù (rad/s) quanh trục Ä như hình bên.

        Biết tại thời điểm t = 0 thì góc hợp bởi vector cảm ứng từ và vector pháp tuyến của khung dây dẫn là  (rad); điện trở của khung dây dẫn là r (Ù).

        Chọn chiều dương là chiều quay của khung dây.

        a) Từ thông xuyên qua diện tích S của mỗi vòng dây dẫn tại thời điểm t (s) có dạng là  (Wb).

        b) Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung dây dẫn kín tại thời điểm t (s) có dạng là  (V).

        c) Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong khung dây dẫn kín là dòng điện xoay chiều có cường độ dòng điện biến thiên điều hòa theo thời gian với chu kì  (s).

        d) Nếu nối hai đầu của khung dây dẫn vào điện trở R (Ù) thì cường độ dòng điện chạy trong mạch tại thời điểm t (s) có dạng là  (A).

Câu 4. Máy cán vật liệu thô thành lá vật liệu có độ dày được điều chỉnh tự động là một sản phẩm ứng dụng tính chất đâm xuyên của tia phóng xạ như hình bên dưới. Biết rằng, với một nguồn phóng xạ mới, chùm tia phóng xạ sẽ giảm độ phóng xạ đi  lần khi đi qua lá thép có độ dày tiêu chuẩn  mm. Nếu người ta cài đặt máy để cán được lá thép có độ dày  thì độ phóng xạ khi qua lá thép sẽ giảm  lần.

        a) Nguyên lí hoạt động của máy cán vật liệu có độ dày được điều chỉnh tự động là: Ở độ dày tiêu chuẩn của lá vật liệu, đầu thu sẽ nhận một độ phóng xạ xác định, do đó mức tín hiệu ở đầu thu cũng xác định. Khi đó, hệ thống máy tính sẽ không gửi tín hiệu điều chỉnh vị trí con lăn. Nếu lá vật liệu có độ dày khác độ dày tiêu chuẩn thì tín hiệu đầu thu sẽ thay đổi (do độ phóng xạ tới đầu thu bị thay đổi). Thông qua hệ thống máy tính, một tín hiệu điều chỉnh vị trí con quay cán vật liệu sẽ được gửi đi nhằm đưa độ dày của lá vật liệu trở về giá trị tiêu chuẩn .

        b) Nếu người ta cài đặt máy để cán được lá thép có độ dày 8 mm thì độ phóng xạ khi qua lá thép sẽ giảm 10 lần.

        c) Khi độ dày lá thép thay đổi từ 6 mm sang 8 mm thì độ phóng xạ tới đầu thu sẽ giảm 2 lần.

        d) Nếu thay nguồn phóng xạ mới bằng một nguồn cùng loại đã sử dụng một khoảng thời gian bằng chu kì bán rã của nguồn phóng xạ và giữ nguyên tín hiệu ở đầu thu đã cài đặt để sản xuất lá thép có độ dày tiêu chuẩn  thì độ dày  của lá vật liệu được sản xuất ra sẽ bằng 4 mm.

PHẦN III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.

Câu 1. Một lò nung sử dụng điện có công suất 1 000 W được dùng để nấu chảy 1 lượng vàng 24K (được xem là vàng nguyên chất) đang ở nhiệt độ 25 °C. Biết 1 lượng vàng có khối lượng 37,5 g; nhiệt độ nóng chảy, nhiệt nóng chảy riêng và nhiệt dung riêng của vàng lần lượt là 1 064 °C, 0,64.105 J/kg và 128 J/(kg.K). Bỏ qua sự tỏa nhiệt ra môi trường. Thời gian cần thiết để nấu chảy hoàn toàn lượng vàng trên là bao nhiêu giây (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị)?

Câu 2. Một bình kín có thể tích thực là 0,2 m3 chứa một lượng khí lí tưởng ở nhiệt độ 27 °C và áp suất 3.105 Pa. Số phân tử khí chứa trong bình là x.1025 phân tử. Giá trị của x là bao nhiêu (làm tròn kết quả đến hàng phần trăm)?

Câu 3. Một khung dây dẫn kín hình vuông có cạnh bằng 10 cm gồm 100 vòng, được đặt cố định trong từ trường đều có vectơ cảm ứng từ  vuông góc với mặt phẳng khung dây. Trong khoảng thời gian  s, độ lớn của cảm ứng từ tăng đều từ 0,1 T đến 0,5 T. Độ lớn của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung dây bằng bao nhiêu V?

Câu 4. Dòng điện xoay chiều chạy trong một đoạn mạch có đồ thị biểu diễn sự biến thiên của cường độ dòng điện theo thời gian như hình vẽ bên. Trong 1 giây đầu tiên, dòng điện đổi chiều bao nhiêu lần?

Câu 5. Xét đồng vị không bền của nickel là  phát ra tia phóng xạ  và biến thành hạt nhân con . Biết rằng khối lượng của các hạt nhân trên lần lượt là  = 65,9297 amu và  = 65,9289 amu; khối lượng của electron là 0,0006 amu. Năng lượng toả ra của quá trình phóng xạ được xác định bởi biểu thức ÄE = ( – ) với  và  lần lượt là tổng khối lượng của các hạt trước và sau phản ứng.

        Lấy 1 uc2 = 931,5 MeV. Năng lượng tỏa ra của quá trình phóng xạ trên bằng bao nhiêu MeV (làm tròn kết quả đến hàng phần trăm)?

Câu 6. Tại một thời điểm, mẫu chất phóng xạ A có chu kì bán rã là 2 ngày và có 6,4.1011 hạt nhân nguyên tử trong mẫu. Mẫu chất phóng xạ B có chu kì bán rã là 3 ngày và có 16.1010 hạt nhân nguyên tử trong mẫu. Sau bao nhiêu ngày nữa thì số hạt nhân nguyên tử chưa phóng xạ của hai mẫu đó bằng nhau?

---Hết---

BỘ 50 ĐỀ THI THỬ TN THPT 2025 - MÔN VẬT LÝ - THEO CẤU TRÚC MỚI CỦA ĐỀ MINH HỌA - FILE WORD ĐẦY ĐỦ CÓ LỜI GIẢI CHI TIẾT - CẬP NHẬT LIÊN TỤC

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Vật Lí - Đề MINH HỌA - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Vật Lí - Đề 01- File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Vật Lí - Đề 02- File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Vật Lí - Đề 03- File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Vật Lí - Đề 04- File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Vật Lí - Đề 05- File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Vật Lí - Đề 06 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Vật Lí - Đề 07 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Vật Lí - Đề 08 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Vật Lí - Đề 09 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Vật Lí - Đề 10 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Vật Lí - Đề 11 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Vật Lí - Đề 12 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Vật Lí - Đề 13 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Vật Lí - Đề 14 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Vật Lí - Đề 15 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Vật Lí - Đề 16 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Vật Lí - Đề 17 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Vật Lí - Đề 18 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Vật Lí - Đề 19 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Vật Lí - Đề 20 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Vật Lí - Đề 21 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Vật Lí - Đề 22 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Vật Lí - Đề 23 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Vật Lí - Đề 24 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Vật Lí - Đề 25 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Vật Lí - Đề 26 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Vật Lí - Đề 27 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Vật Lí - Đề 28 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Vật Lí - Đề 29 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Vật Lí - Đề 30 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Vật Lí - Đề 31 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Vật Lí - Đề 32 - File word có lời giải

Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Vật Lí - Đề 33 - File word có lời giải

 

HƯỚNG DẪN GIẢI

Cho biết: ð = 3,14; T (K) = t (0C) + 273; R = 8,31 J/(mol.K); NA = 6,02.1023 hạt/mol.

PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. 

Câu 1. Một bình đun nước tự động ngắt điện khi nước đã sôi. Khi đun nước, nắp bình được đậy kín và che kín miệng bình. Sau khi nước sôi, ta nhấn nút để mở miệng bình thì một luồng hơi nước bắn ra mạnh và nhanh. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là lượng nước trong bình

        A. có nhiệt độ tăng quá cao (cao hơn nhiệt độ sôi) gây ra áp suất lớn.

        B. hóa hơi một phần và nhiệt độ khí trong bình tăng cao gây áp suất lớn.

        C. bắt đầu hóa hơi và nhiệt độ của nước tiếp tục tăng cao gây áp suất lớn.

        D. được đun nóng liên tục nên áp suất của nước trong bình tăng cao và tràn ra ngoài khi mở nắp miệng bình.

Hướng dẫn giải

        Khi đun nước, nắp bình được đậy kín và che kín miệng bình, nhiệt độ của lượng nước trong bình tăng đến nhiệt độ sôi thì nước bắt đầu hóa hơi. Trong khi đó, nhiệt độ của khối khí trong bình cũng tăng, do bình được đậy kín nên áp suất của khối khí tăng. Sau khi nước sôi, ta nhấn nút để mở miệng bình thì khối khí ở áp suất cao sẽ đẩy lượng hơi nước ra ngoài.

Câu 2. Vật chất ở thể rắn có

        A. các phân tử chuyển động nhiệt hỗn loạn, không có vị trí cân bằng xác định.

        B. thể tích xác định nhưng không có hình dạng xác định.

        C. lực tương tác giữa các phân tử rất mạnh giữ cho các phân tử có trật tự.

        D. thể tích không xác định nhưng có hình dạng xác định.

Hướng dẫn giải

        Vật chất ở thể rắn có lực tương tác giữa các phân tử rất mạnh giữ cho các phân tử dao động quanh vị trí cân bằng cố định (có trật tự). Do đó, vật chất ở thể rắn có hình dạng và thể tích xác định, rất khó bị nén.

Sử dụng các thông tin sau cho Câu 3 và Câu 4: Một bạn học sinh làm thí nghiệm đo nhiệt nóng chảy riêng của nước đá. Bạn sử dụng 0,65 kg nước đá ở 0 °C và nguồn cung cấp nhiệt có công suất 1 000 W, hiệu suất 98 %. Bạn học sinh theo dõi và vẽ đồ thị biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của nước đá theo thời gian như hình bên dưới.

Câu 3. Nhiệt nóng chảy riêng của nước đá thu được từ thí nghiệm trên xấp xỉ bằng

        A. 3,34.105 J/kg.        B. 3,32.105 J/kg.        C. 3,38.105 J/kg.        D. 3,02.105 J/kg.

Hướng dẫn giải

        Từ độ thị, ta xác định được khoảng thời gian cung cấp nhiệt để lượng nước đá nóng chảy hoàn toàn là  giây.

        Nhiệt lượng nước đá thu vào để nóng chảy hoàn toàn:

   J.

        Nhiệt nóng chảy riêng của nước đá thu được từ thí nghiệm trên là:

 J/kg.

Câu 4. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4 200 J/(kg.K). Khoảng thời gian kể từ thời điểm nước đá tan hoàn toàn đến thời điểm nước bắt đầu sôi xấp xỉ bằng

        A. 279 giây.        B. 493 giây.        C. 216 giây.        D. 436 giây.

Hướng dẫn giải

        Khoảng thời gian  (s) kể từ thời điểm nước đá tan hoàn toàn đến thời điểm nước bắt đầu sôi là:

        Ta có:    giây.

Câu 5. Vào những ngày thời tiết lạnh buốt hoặc vào buổi tối khi sương xuống, chúng ta cần mặc thêm áo ấm khi đi ra đường để ngăn

        A. cơ thể mất nhiệt quá nhanh.

        B. hơi lạnh truyền vào trong cơ thể.

        C. tia cực tím từ Mặt Trời.

        D. cơ thể truyền nhiệt ra môi trường.

Hướng dẫn giải

        Vào những ngày thời tiết lạnh buốt hoặc vào buổi tối khi sương xuống, chúng ta cần mặc thêm áo ấm khi đi ra đường để ngăn cơ thể mất nhiệt quá nhanh. Vì nhiệt độ cơ thể lúc này cao hơn nhiệt độ môi trường nên có xu hướng tỏa nhiệt làm nhiệt độ cơ thể giảm nhanh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Câu 6. Hệ thức nào sau đây không thỏa mãn định luật Boyle?

        A. .        B. .        C. .        D. .

Hướng dẫn giải

        Hệ thức của định luật Boyle:  hay .

        Từ , ta có thể biến đổi thành:  hay .

Câu 7. Một khối khí lí tưởng thực hiện quá trình biến đổi trạng thái có đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của áp suất theo thể tích là đường hypebol như hình bên. Thể tích của khối khí ở trạng thái (2) là

        A. 1,5 ℓ.        

        B. 4,5 ℓ.

        C. 1 ℓ.

        D. 4 ℓ.

Hướng dẫn giải

        Trong hệ tọa độ p – V, đường hypebol là đường đẳng nhiệt.

        Áp dụng định luật Boyle, ta có:   

                          ℓ.

        Thể tích của khối khí ở trạng thái (2) là  ℓ.

Câu 8. Một khối khí chứa trong xi lanh nhận một nhiệt lượng 100 J, khối khí nở ra và sinh một công 70 J đẩy pit tông di chuyển. Bỏ qua ma sát giữa pit tông và xi lanh. Nội năng của khối khí đã

        A. tăng thêm 30 J.        B. tăng thêm 170 J.        C. tăng thêm 100 J.        D. giảm bớt 30 J.

Hướng dẫn giải

        Theo nguyên lí I nhiệt động lực học, ta có:

 J.

        Vậy nội năng của khối khí đã tăng thêm 30 J.

Câu 9. Một bạn nhân viên chuẩn bị pha một tách cà phê nóng và bạn cần làm ấm tách thủy tinh đến 60 °C. Biết nhiệt độ ban đầu và khối lượng của cái tách lần lượt là 20 °C và 150 g. Nhiệt dung riêng của thủy tinh và nước lần lượt là 840 J/(kg.K) và 4 200 J/(kg.K). Bạn dùng nước nóng từ máy pha cà phê có nhiệt độ 80 °C. Bỏ qua sự truyền nhiệt ra môi trường. Lượng nước nóng cần dùng để làm ấm tách thủy tinh là

        A. 0,06 kg.        B. 0,015 kg.        C. 150 g.        D. 120 g.

Hướng dẫn giải

        Nhiệt lượng do nước nóng tỏa ra bằng nhiệt lượng tách thủy tinh thu vào, ta có:

  

                         

                          kg.

        Vậy lượng nước nóng cần dùng để làm ấm tách thủy tinh là 0,06 kg.

Câu 10. Một bình đựng 10 lít khí hydrogen ở áp suất 50 atm và nhiệt độ 27 °C. Do nắp bình không được vặn thật kín nên khi nhiệt độ của khối khí tăng thêm 10 °C thì có một lượng khí thoát ra ngoài, nhưng áp suất khí trong bình vẫn không đổi. Lấy 1 atm = 105 Pa, khối lượng phân tử khí hydrogen là 2 amu. Khối lượng khí hydrogen thoát ra ngoài xấp xỉ bằng

Vẫn còn nội dung phía dưới, bạn hãy ấn nút để xem tiếp nhé...