Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Vật Lí - Đề 34 - File word có lời giải
5/4/2025 9:13:10 AM
haophamha ...

 

ĐỀ THI THỬ

CHUẨN CẤU TRÚC MINH HỌA

ĐỀ 34

(Đề thi có 04 trang)

KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025

MÔN: VẬT LÍ

Thời gian làm bài 50 phút; không kể thời gian phát đề

Họ, tên thí sinh: ……………………………………………

Số báo danh: ……………………………………………….

Cho biết: 

PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

Câu 1: Chuyển động của các nguyên tử, phân tử được gọi là

        A. chuyển động cơ.        B. chuyển động quang. C. chuyển động nhiệt. D. chuyển động từ.

Câu 2: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy?

        A. Bỏ cục nước đá vào một cốc nước.        B. Đốt một ngọn nến.

        C. Đốt một ngọn đèn dầu.        D. Đúc một cái chuông đồng.

Câu 3: Nhiệt dung riêng của đồng là 380 J/(kg.K), có nghĩa là nhiệt lượng cần thiết để làm cho

        A. 1 g đồng nóng lên thêm 1oC là 380 J.        B. 1 g đồng nóng lên thêm 2oC là 380 J.

        C. 1 kg đồng nóng lên thêm 1oC là 380 J.        D. 1 kg đồng nóng lên thêm 2C là 380 J.

Câu 4: Cho biết nhiệt dung riêng của nước là 4180 J/(kg.K). Nhiệt lượng cần thiết để làm cho 2 kg nước tăng nhiệt độ từ 20oC lên 30oC là

        A. 83,6 kJ.        B. 83600 kJ.        C. 41800 kJ.        D. 41,8 kJ.

Câu 5: Cho biết nước đóng băng ở nhiệt độ 0oC trong thang đo Celsius, 273 K trong thang đo Kelvin; một vật có nhiệt độ tăng 1oC tương ứng tăng 1 K. Nhiệt độ vào một ngày mùa đông ở Quảng Ngãi là 15oC thì nhiệt độ này tương ứng với

        A. 85 K.                B. 300 K.        C. 288 K.        D. 258 K.

Câu 6: Ở cùng một nhiệt độ, các loại phân tử khí khác nhau trong không khí chuyển động với

        A. cùng tốc độ.        B. tốc độ khác nhau.        C. cùng thế năng.        D. thế năng khác nhau.

Câu 7: Trong hệ toạ độ thể tích – nhiệt độ tuyệt đối (V – T) với trục hoành là trục nhiệt độ tuyệt đối và trục tung là trục thể tích của khí, đường biểu diễn quá trình đẳng áp là

        A. đường thẳng song song với trục hoành.

        B. đường thẳng xiên góc, kéo dài đi qua gốc toạ độ.

        C. đường thẳng song song với trục tung.        

        D. một nhánh của hypebol.

Câu 8: Trong hiện tượng nào sau đây cả ba thông số trạng thái của một lượng khí đều thay đổi?

        A. Không khí bị đun nóng trong một bình thép kín.

        B. Không khí bên trong quả bóng bàn bị bẹp được nhúng vào nước phồng lên như cũ.        

        C. Không khí trong một quả bóng bay bị em bé bóp bẹp.

        D. Không khí trong một quả bóng bay được đặt trong một căn phòng có nhiệt độ không đổi.

Câu 9: Một lượng khí có thể tích 200 cm3 ở nhiệt độ 16oC và áp suất 740 mmHg. Thể tích của lượng khí này ở điều kiện chuẩn là

        A. 18,4 cm3.        B. 1,84 m3.        C. 184 cm3.        D. 1,02 m3.

Câu 10: Trường hợp nào trong hình sau đây xác định đúng chiều dòng điện cảm ứng trong khung dây dẫn?

                        A.                        B.                C.                D.

Câu 11: Lõi máy biến áp nóng lên khi hoạt động chủ yếu là do

        A. tác dụng nhiệt của dòng điện xoay chiều chạy trong cuộn dây sơ cấp.

        B. tác dụng nhiệt của dòng điện xoay chiều chạy từ cuộn sơ cấp sang cuộn thứ cấp.

        C. tác dụng nhiệt của dòng điện cảm ứng xuất hiện trong lõi thép khi có từ thông biến thiên qua lõi thép.

        D. tác dụng nhiệt của dòng điện xoay chiều chạy trong cuộn thứ cấp nối với mạch ngoài.

Câu 12: Một đoạn dây dẫn dài 2 cm nằm trong từ trường, dòng điện chạy qua có cường độ 1 A. Một nam châm tạo từ trường có độ lớn cảm ứng từ là 0,5 T và hợp với dây dẫn một góc 30°. Lực từ tác dụng lên dây dẫn có độ lớn là

        A. 10.10-2 N.        B. 0,5.10-2 N.        C. 1,0.10-2 N.        D. 50.10-2 N.

Câu 13: Một dòng điện đặt vuông góc với đường sức từ trong từ trường, chiều của lực từ tác dụng vào dòng điện sẽ không thay đổi khi

        A. đổi chiều dòng điện ngược lại.

        B. đổi chiều cảm ứng từ ngược lại.

        C. đồng thời đổi chiều dòng điện và đổi chiều cảm ứng từ.         

        D. quay dòng điện một góc 90° xung quanh đường sức từ.

Câu 14: Một máy phát sóng điện từ đang phát sóng theo phương thẳng đứng hướng lên. Biết tại điểm M trên phương truyền vào thời điểm , vectơ cảm ứng từ đang cực đại và hướng về phía Tây. Vào thời điểm đó, vectơ cường độ điện trường đang có

        A. độ lớn bằng không.                B. độ lớn cực đại và hướng về phía Đông.

        C. độ lớn cực đại và hướng về phía Bắc.        D. độ lớn cực đại và hướng về phía Nam.

Câu 15: Hạt nhân nguyên tử gồm

        A. electron và proton.        B. neutron và proton.         C. neutron và electron. D. electron và pozitron.

Câu 16: Một hạt nhân có độ hụt khối càng lớn thì hạt nhân đó

        A. có năng lượng liên kết càng lớn.        B. có năng lượng liên kết không đổi.         

        C. có năng lượng liên kết càng nhỏ.         D. càng bền vững.

Câu 17: Phần lớn năng lượng giải phóng trong phản ứng phân hạch là

        A. năng lượng toả ra do phóng xạ của các mảnh.

        B. động năng các neutron phát ra.

        C. động năng của các mảnh.        

        D. năng lượng các photon của tia γ.

Câu 18: Máy phát điện xoay chiều có stato là nam châm điện có thể thay đổi được cường độ dòng điện qua nam châm. Rôto là cuộn dây có số vòng và tiết diện không thay đổi. Khi rôto quay ổn định, thay đổi cường độ dòng điện qua nam châm điện, dùng tesla kế đo cảm ứng từ B (mT) qua cuộn dây và dùng vôn kế đo suất điện động E (V) ở hai đầu cuộn dây. Kết quả được biểu diễn bởi đồ thị như hình bên.

        Chấp nhận sai số dưới 10% thì biểu thức nào sau đây mô tả mối liên hệ giữa suất điện động E (mV) giữa hai đầu cuộn dây và cảm ứng từ B (mT)?

        A. E = 110B.                B. E = 0,7B.        C. E = 0,09B.        D. E = 240B.

PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b)c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 1: Đổ một lượng chất lỏng thứ nhất có khối lượng m, nhiệt dung riêng c, nhiệt độ t1 vào một chất lỏng thứ hai có khối lượng 2m, nhiệt dung riêng , nhiệt độ t2 với t2 > t1. Hai chất lỏng không tác dụng hóa học với nhau.

        a) Nhiệt độ của chất lỏng thứ nhất giảm xuống.

        b) Nhiệt độ của chất lỏng thứ hai tăng lên.

        c) Cho rằng chỉ có sự trao đổi nhiệt giữa hai chất lỏng là đáng kể thì nhiệt độ của hai chất lỏng khi bắt đầu có cân bằng nhiệt là .

        d) Môi trường (cốc đựng chất lỏng, không khí) có nhiệt độ nhỏ hơn cả t1 và t2, sự trao đổi nhiệt giữa hai chất lỏng với môi trường là đáng kể, thì nhiệt độ của hai chất lỏng khi bắt đầu có cân bằng nhiệt lớn hơn .

Câu 2: Đoạn văn sau đây có nội dung dựa theo bài “Công dụng của bong bóng cá” trong sách Vật lí vui của Ia. I.Perelman (NXB Giáo Dục, năm 2010).

Quan niệm sau đây về cơ chế nổi lên và chìm xuống của cá đã được nhà khoa học Borenli người Italia nêu lên từ năm 1685. Muốn nổi lên, cá làm cho bóng bóng trong bụng phồng lên để lực đẩy Archimede tác dụng lên cá trở thành lớn hơn trọng lượng cá. Ngược lại, muốn chìm xuống, cá làm cho bong bóng xẹp xuống để lực đẩy Archimede tác dụng lên cá trở thành nhỏ hơn trọng lượng cá.

Mọi người đều nghĩ quan niệm trên là đúng. Phải hơn 200 năm sau mới có người đưa ra một quan niệm khác về cơ chế này. Cá không thể chủ động làm thay đổi thể tích của bong bóng cá vì khi giải phẫu bong bóng cá, người ta không thấy có mô cơ. Sự thay đổi thể tích của bóng bóng cá do đó là tự động tuân theo các định luật về chất khí, cụ thể là định luật Boyle.

        Dựa vào đoạn văn trên và các kiến thức đã học về chất khí, hãy xác định xem ý nào đúng, ý nào sai trong các ý sau đây.

        a) Bong bóng cá không có tác dụng gì trong việc làm cho cá nổi lên hoặc chìm xuống.

        b) Chỉ cần dùng định luật Boyle là giải thích được cơ chế nổi lên và chìm xuống của cá.

        c) Khi cá dùng vây và đuôi để bơi lên thì bong bóng cá phồng lên làm cho lực đẩy Archimede tác dụng lên cá tăng giúp cá bơi lên mạnh hơn. Khi cá dùng vây và đuôi để lặn xuống thì bong bóng cá xẹp xuống làm cho lực đẩy Archimede tác dụng lên cá giảm giúp cá lặn xuống mạnh hơn.

        d) Cá chủ động bơi lên hoặc lặn xuống được chủ yếu là nhờ lực của vây và đuôi. Bong bóng cá chỉ có tác dụng hỗ trợ thêm cho việc bơi lên hoặc lặn xuống của cá.

Câu 3: Nối hai đầu cuộn dây dẫn kín với điện kế và cho chuyển động rơi tự do qua một nam châm như hình bên. Biết cảm ứng từ, đường sức từ của nam châm được mô tả như hình vẽ và khi bắt đầu chuyển động, kim điện kế chỉ vạch số 0. 

        a) Cuộn dây rơi tự do nên kim điện kế không bị lệch khỏi vạch số 0 khi đi qua đầu trên của nam châm.

        b) Thời điểm cuộn dây rơi đến giữa nam châm thì kim điện kế bị lệch xa nhất khỏi vạch số 0.

        c) Thời điểm cuộn dây rơi ra khỏi đầu dưới của nam châm thì kim điện kế chỉ vạch số 0.

        d) Chiều dòng điện cảm ứng xuất hiện tại thời điểm cuộn dây đi vào nam châm và cuộn dây đi ra khỏi nam châm là như nhau.

Câu 4: Hình bên mô tả một viên pin NanoTritium vừa mới sản xuất, là một loại pin hạt nhân tạo ra dòng điện từ các hạt beta phát ra từ nguồn phóng xạ Tritium. Tritium  là một đồng vị phóng xạ của hidro, mỗi hạt  phát ra một hạt electron và biến đổi thành một hạt  với chu kì bán rã 12,3 năm. Pin  có công suất cực thấp, tuổi thọ rất cao do City Labs phát triển, thường được sử dụng cho các nhiệm vụ đòi hỏi yêu cầu cao như thiết bị y tế đặc biệt hoặc các chuyến du hành vũ trụ dài ngày,... Suất điện động của pin tỉ lệ thuận với độ phóng xạ. Lấy , khối lượng mol của Tritium là  và một năm có 365 ngày Chỉ ra câu đúng, câu sai trong các câu sau. 

        a) Mỗi hạt  có 1 proton và 3 neutron.

        b) Hạt  là hạt .

        c) Khối lượng tối thiểu của đồng vị phóng xạ  được cho vào pin là .

        d) Công suất của pin giảm đi 2 lần so với lúc pin vừa mới được sản xuất sau thời gian 6,15 năm.

PHẦN III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.

Câu 1: Người ta thực hiện công 1000 J để nén khí trong một xilanh. Khí truyền ra môi trường xung quanh nhiệt lượng 200 J. Độ biến thiên nội năng của khí trong xi lanh là bao nhiêu J?

Câu 2: Một cốc cách nhiệt ban đầu chứa nước đá. Đổ nước từ từ vào cốc sao cho nhiệt độ của toàn bộ các vật trong cốc tại mỗi thời điểm là như nhau, biết tốc độ dòng chảy không đổi. Cho đồ thị khối lượng nước đá phụ thuộc thời gian được thể hiện như hình vẽ bên. Bỏ qua thất thoát nhiệt ra môi trường không khí và quá trình cân bằng nhiệt diễn ra tức thời. Cho biết nhiệt dung riêng của nước là 4,2 J/(g.oC), nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 32 J/g. Niệt độ ban đầu (lúc ) của nước đổ vào cốc là bao nhiêu độ C (kết quả làm tròn đến hàng phần trăm)?

Câu 3: Một xi lanh đặt nằm ngang chứa 100 cm3 khí lí tưởng ở nhiệt độ 22°C, dưới áp suất bằng áp suất khí quyển bên ngoài. Người ta đun nóng khí trong xi lanh một cách từ từ làm cho pit-tông chuyển động chậm gần như thẳng đều. Coi ma sát giữa pit-tông và xi lanh là không đáng kể. Khi nhiệt độ của khí trong xi lanh lên đến 69°C thì lượng khí này có thể tích bằng bao nhiêu cm3 (kết quả làm tròn đến hàng đơn vị)?

Câu 4: Giữa hai cực của một nam châm hình móng ngựa có một điện trường đều. Véctơ cảm ứng từ thẳng đứng và có độ lớn 0,55 T. Người ta treo một dây dẫn thẳng chiều dài 25 cm, khối lượng 50 g nằm ngang trong từ trường bằng hai dây dẫn mảnh nhẹ. Tìm góc lệch của dây treo so với phương thẳng đứng khi cho dòng điện 2,2 A chạy qua dây. Cho g = 10m/s2. Góc lệch của dây treo so với phương thẳng đứng khi cho dòng điện 2,2 A chạy qua dây bằng bao nhiêu độ (kết quả làm tròn đến hàng phần chục)?

Câu 5: Lúc ban đầu , một mẫu phóng xạ nguyên chất có khối lượng 40 mg. Chu kì bán rã của chất phóng xạ trong mẫu là 10 giờ. Sau thời gian mấy giờ thì khối lượng chất phóng xạ còn lại chưa phân rã trong mẫu là 10 mg?

Câu 6: Technitium là đồng vị phóng xạ đánh dấu được sử dụng trong chẩn đoán và điều trị các bệnh liên quan đến tuyến giáp, cơ tim, phổi, gan... Một bệnh nhân được tiêm liều dược chất chứa technitium với độ phóng xạ 400 MBq. Cho chu kì bán rã của technitium là 6,01 giờ. Khối lượng chất technitium có trong liều dược chất phóng xạ đó là bao nhiêu nanogram (kết quả làm tròn đến hàng phần trăm)?

HƯỚNG DẪN GIẢI

PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

Câu 1: Chuyển động của các nguyên tử, phân tử được gọi là

        A. chuyển động cơ.        B. chuyển động quangC. chuyển động nhiệt. D. chuyển động từ.

Hướng dẫn giải

        Chuyển động của các nguyên tử, phân tử được gọi là chuyển động nhiệt.

Câu 2: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy?

        A. Bỏ cục nước đá vào một cốc nước.        B. Đốt một ngọn nến.

        C. Đốt một ngọn đèn dầu.        D. Đúc một cái chuông đồng.

Hướng dẫn giải

        Đốt một ngọn đèn dầu, ngọn đèn cháy sáng. Trong trường hợp này là sự đốt cháy chứ không có sự nóng chảy.

Câu 3: Nhiệt dung riêng của đồng là 380 J/(kg.K), có nghĩa là nhiệt lượng cần thiết để làm cho

        A. 1 g đồng nóng lên thêm 1oC là 380 J.        B. 1 g đồng nóng lên thêm 2oC là 380 J.

        C. 1 kg đồng nóng lên thêm 1oC là 380 J.        D. 1 kg đồng nóng lên thêm 2C là 380 J.

Hướng dẫn giải

        Nhiệt dung riêng của đồng là 380 J/(kg.K), có nghĩa là nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1 kg đồng nóng lên thêm 1oC là 380 J.

Câu 4: Cho biết nhiệt dung riêng của nước là 4180 J/(kg.K). Nhiệt lượng cần thiết để làm cho 2 kg nước tăng nhiệt độ từ 20oC lên 30oC là

        A. 83,6 kJ.        B. 83600 kJ.        C. 41800 kJ.        D. 41,8 kJ.

Hướng dẫn giải

        Nhiệt lượng cần thiết để làm cho 2 kg nước tăng nhiệt độ từ 20oC lên 30oC là

Câu 5: Cho biết nước đóng băng ở nhiệt độ 0oC trong thang đo Celsius, 273 K trong thang đo Kelvin; một vật có nhiệt độ tăng 1oC tương ứng tăng 1 K. Nhiệt độ vào một ngày mùa đông ở Quảng Ngãi là 15oC thì nhiệt độ này tương ứng với

        A. 85 K.                B. 300 K.        C. 288 K.        D. 258 K.

Hướng dẫn giải

        Dựa vào dữ kiện của đề ta có 

Câu 6: Ở cùng một nhiệt độ, các loại phân tử khí khác nhau trong không khí chuyển động với

        A. cùng tốc độ.        B. tốc độ khác nhau.        C. cùng thế năng.        D. thế năng khác nhau.

Hướng dẫn giải

        Ở cùng một nhiệt độ, các loại phân tử khí khác nhau trong không khí chuyển động với cùng động năng. Nhưng động năng phân tử phụ thuộc vào cả tốc độ lẫn khối lượng của phân tử khí nên các phân tử khí khác nhau, tức có khối lượng khác nhau thì phải có tốc độ khác nhau.

Câu 7: Trong hệ toạ độ thể tích – nhiệt độ tuyệt đối (V – T) với trục hoành là trục nhiệt độ tuyệt đối và trục tung là trục thể tích của khí, đường biểu diễn quá trình đẳng áp là

        A. đường thẳng song song với trục hoành.

        B. đường thẳng xiên góc, kéo dài đi qua gốc toạ độ.

        C. đường thẳng song song với trục tung.        

        D. một nhánh của hypebol.

Hướng dẫn giải

        Trong hệ toạ độ thể tích – nhiệt độ tuyệt đối (V – T) với trục hoành là trục nhiệt độ tuyệt đối và trục tung là trục thể tích của khí, đường biểu diễn quá trình đẳng áp là đường thẳng xiên góc, kéo dài đi qua gốc toạ độ.

Câu 8: Trong hiện tượng nào sau đây cả ba thông số trạng thái của một lượng khí đều thay đổi?

        A. Không khí bị đun nóng trong một bình thép kín.

        B. Không khí bên trong quả bóng bàn bị bẹp được nhúng vào nước phồng lên như cũ.        

        C. Không khí trong một quả bóng bay bị em bé bóp bẹp.

        D. Không khí trong một quả bóng bay được đặt trong một căn phòng có nhiệt độ không đổi.

Hướng dẫn giải

        Không khí bên trong quả bóng bàn bị bẹp được nhúng vào nước phồng lên như cũ có cả ba thông số trạng thái đều thay đổi.

Câu 9: Một lượng khí có thể tích 200 cm3 ở nhiệt độ 16oC và áp suất 740 mmHg. Thể tích của lượng khí này ở điều kiện chuẩn là

        A. 18,4 cm3.        B. 1,84 m3.        C. 184 cm3.        D. 1,02 m3.

Hướng dẫn giải

        Ở điều kiện chuẩn, khí có áp suất , thể tích  và nhiệt độ .

        Dùng phương trình trạng thái ta có

Câu 10: Trường hợp nào trong hình sau đây xác định đúng chiều dòng điện cảm ứng trong khung dây dẫn?

                        A.                        B.                C.                D.

Hướng dẫn giải

Vẫn còn nội dung phía dưới, bạn hãy ấn nút để xem tiếp nhé...