Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Vật Lí - Đề 39 - File word có lời giải
5/16/2025 9:46:29 PM
haophamha ...
ĐỀ THI THỬ
CHUẨN CẤU TRÚC MINH HỌA
ĐỀ 39
(Đề thi có 04 trang)
KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025
MÔN: VẬT LÍ
Thời gian làm bài 50 phút; không kể thời gian phát đề
- Tải file word kèm ma trận và lời giải chi tiết ( 20k/Đề ) - Liên Hệ Zalo 0915347068
- Tải file word kèm ma trận và lời giải chi tiết ( 100k/50Đề ) - Liên Hệ Zalo 0915347068
Họ, tên thí sinh: ……………………………………………
Số báo danh: ……………………………………………….
Cho biết: ð = 3,14; T (K) = t (0C) + 273; R = 8,31 J/(mol.K); NA = 6,02.1023 hạt/mol.
PHẦN I.Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1. Khi ta nhấn và giữ nút của bình xịt côn trùng, hóa chất trong bình sẽ được phun ra liên tục như hình bên. Nguyên nhân của hiện tượng này là
A. áp suất khí quyển đẩy hóa chất ra ngoài.
B. lực hấp dẫn hút hóa chất ra ngoài.
C. áp suất của khí nén trong bình đẩy hóa chất ra ngoài.
D. sự chênh lệch nhiệt độ giữa bên trong và bên ngoài bình.
Câu 2. Một hệ gồm hai vật tiếp xúc với nhau, mỗi vật đều có nhiệt độ là 60 °C. Nhiệt độ của hệ khi đó là
A. 120 °C. B. 20 °C. C. 30 °C. D. 60 °C.
Sử dụng các thông tin sau cho câu 3 và câu 4: Đồ thị thực nghiệm ở hình bên dưới biểu diễn sự thay đổi của nhiệt độ theo thời gian trong quá trình chuyển thể của benzene. Cho biết ở 12°C, benzene ở thể lỏng.
Câu 3. Quá trình chuyển thể của benzene tương ứng với đồ thị thực nghiệm trên là quá trình nào?
A. Quá trình ngưng tụ. B. Quá trình ngưng kết.
C. Quá trình đông đặc. D. Quá trình nóng chảy.
Câu 4. Dựa vào đồ thị thực nghiệm biểu diễn sự thay đổi của nhiệt độ theo thời gian trong quá trình chuyển thể của benzene ở hình trên, cho biết nhận định nào sau đây là đúng?
A. Benzene là chất rắn vô định hình.
B. Nhiệt độ nóng chảy của benzene là 6 °C.
C. Sau thời điểm 2 phút 15 giây, benzen chỉ tồn tại ở thể rắn.
D. Khoảng thời gian diễn ra sự chuyển thể là 4 phút 7 giây.
Câu 5. Một ấm đun siêu tốc có phần thân ấm làm bằng thép không gỉ có khối lượng 0,4 kg, đang chứa 1,2 kg nước ở 25 °C. Biết nhiệt dung riêng của thép và nước lần lượt là 460 J/(kg.K) và 4 200 J/(kg.K). Biết công suất điện ghi trên ấm đun là 1 500 W. Coi rằng điện năng chuyển hóa hoàn toàn thành năng lượng nhiệt truyền cho ấm và nước. Thời gian để đun sôi lượng nước trong ấm xấp xỉ bằng
A. 4,4 phút. B. 4,2 phút. C. 6,5 phút. D. 4,0 phút.
Câu 6. Đâu là nhóm các thông số trạng thái đặc trưng cho một lượng khí lí tưởng xác định?
A. Áp suất, nhiệt độ tuyệt đối và thể tích.
B. Áp suất, nhiệt độ tuyệt đối và khối lượng.
C. Khối lượng, nhiệt độ tuyệt đối và thể tích.
D. Khối lượng, áp suất và thể tích.
Câu 7. Một quả bóng chuyền tiêu chuẩn khi thi đấu có thể tích khoảng 4,85 lít và yêu cầu đạt áp suất khoảng 1,3 atm. Sử dụng một cái bơm tay để bơm không khí vào bóng (xem là khí lí tưởng), mỗi lần bơm đưa vào khoảng 0,45 lít không khí ở áp suất 1 atm. Giả sử bơm chậm để nhiệt độ không khí không đổi và ban đầu trong bóng không có không khí. Hỏi cần bơm khoảng bao nhiêu lần để bóng đạt yêu cầu?
A. 50 lần. B. 16 lần. C. 14 lần. D. 10 lần.
Sử dụng các thông tin sau cho câu 8 và câu 9: Một mol khí lí tưởng đơn nguyên tử thực hiện quá trình biến đổi trạng thái có đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của áp suất p vào thể tích V như hình vẽ bên dưới. Biết Pa và . Nội năng của khí lí tưởng đơn nguyên tử được xác định bằng biểu thức .
Câu 8. Động năng tịnh tiến trung bình của các nguyên tử khí lí tưởng ở trạng thái (1) xấp xỉ bằng
A. J. B. J. C. J. D. J.
Câu 9. Trong quá trình biến đổi từ trạng thái (1) sang trạng thái (3), nội năng của khối khí lí tưởng
A. giảm 1500 J. B. tăng 1500 J. C. giảm 1000 J. D. tăng 1000 J.
Câu 10. Một bình kín chứa một khối khí lí tưởng ở nhiệt độ 27 °C và áp suất 4.105 Pa. Người ta cung cấp nhiệt cho khối khí, làm nhiệt độ của nó tăng thêm 150 °C. Những hình nào sau đây biểu diễn đúng sự biến đổi trạng thái của khối khí? Biết thể tích thực của bình kín là 3 lít.
A. Hình 1 và hình 4. B. Hình 2 và hình 4. C. Hình 1 và hình 3. D. Hình 3 và hình 4.
Câu 11. Một đoạn dây dẫn mang dòng điện một chiều được đặt trong từ trường đều. Khi góc hợp bởi vector cảm ứng từ với đoạn dây dẫn là α = 90° thì lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn đó có độ lớn bằng 0,4 N. Nếu chỉ giảm dần góc đến 30° thì độ lớn lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn đó sẽ
A. giảm dần đến 0. B. không đổi.
C. tăng lên đến 0,8 N. D. giảm dần đến 0,2 N.
Câu 12. Trong các phát biểu sau, những phát biểu nào là đúng?
Độ lớn từ thông qua một mạch kín càng lớn khi số lượng đường sức từ xuyên qua mạch kín này càng ít.
Đơn vị của từ thông là tesla (T).
Khi từ thông qua mặt phẳng giới hạn bởi một khung dây dẫn kín biến thiên theo thời gian thì trong khung dây xuất hiện dòng điện cảm ứng.
Trong hiện tượng cảm ứng điện từ, từ trường do dòng điện cảm ứng sinh ra có tác dụng chống lại sự biến thiên từ thông sinh ra nó.
Độ lớn suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung dây dẫn kín tăng khi tốc độ biến thiên từ thông qua diện tích mặt phẳng khung dây đó tăng.
A. (1), (2) và (5). B. (2), (3) và (4). C. (3), (4) và (5). D. (1), (3) và (4).
Câu 13. Khi cho một khung dây dẫn kín (không biến dạng) chuyển động tịnh tiến trong điện trường đều. Hình nào sau đây biểu diễn đúng về dòng điện cảm ứng ?
A. Hình 1. B. Hình 2. C. Hình 3. D. Hình 4.
Câu 14. Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về máy biến áp? Máy biến áp là thiết bị
A. biến đổi điện áp xoay chiều nhưng không làm thay đổi tần số dòng điện.
B. biến đổi điện áp xoay chiều cả về độ lớn và tần số của điện áp.
C. không tiêu thụ điện năng, chỉ làm thay đổi độ lớn của điện áp.
D. hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ có phần lõi sắt là nam châm vĩnh cửu.
Câu 15. Một khung dây dẫn hình chữ nhật gồm 200 vòng, có kích thước 40 cm × 60 cm, được đặt trong từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ bằng 0,2 T. Trục quay của khung dây nằm trong mặt phẳng khung dây và vuông góc với các đường sức từ. Khung dây quay đều với tốc độ 1200 vòng/phút. Chọn là thời điểm mặt phẳng khung dây vuông góc với vector cảm ứng từ. Biểu thức suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung dây dẫn đó là
A. (V). B. (V).
C. (V). D. (V).
Câu 16. Biết khối lượng của hạt nhân , proton và neutron lần lượt là 238,00028u, 1,0073u và 1,0087u. Lấy MeV. Nhận định nào sau đây là sai?
A. Bán kính hạt nhân xấp xỉ bằng 7,4 fm.
B. Độ hụt khối của hạt nhân bằng 1,94152u.
C. Năng lượng tối thiểu để tách hạt nhân thành các nucleon riêng rẽ xấp xỉ bằng 7,6 MeV.
D. Năng lượng tỏa ra khi các nucleon riêng rẽ kết hợp thành hạt nhân xấp xỉ bằng 1809 MeV.
Câu 17. Cho phản ứng hạt nhân . Khối lượng của các hạt , và lần lượt là 6,0135 amu, 2,0136 amu và 4,0015 amu. Lấy MeV/c2. Phản ứng hạt nhân này
A. thu vào 22,4 MeV. B. tỏa ra 22,4 MeV. C. thu vào 4,22 MeV. D. tỏa ra 4,22 MeV.
Câu 18. Bắn một hạt neutron có động năng vào hạt nhân đang đứng yên và gây ra phản ứng:
Sau phản ứng, hạt nhân và hạt nhân bay ra theo các hướng hợp với hướng tới của hạt neutron các góc lần lượt là ϕ và như hình vẽ bên dưới.
Lấy khối lượng các hạt nhân bằng số khối tính theo đơn vị amu. Bỏ qua bức xạ gamma. Biết phản ứng này thu năng lượng 1,87 MeV. Giá trị lớn nhất của gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 3,8 MeV. B. 4,6 MeV. C. 8,3 MeV. D. 6,4 MeV.
PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Một học sinh thực hiện thí nghiệm xác định nhiệt dung riêng của thanh đồng bằng phương pháp cân bằng nhiệt. Các dữ kiện được xác định sau:
∙ Thanh đồng có khối lượng g, được nung nóng đến nhiệt độ °C.
∙ Nước trong nhiệt lượng kế có khối lượng g và nhiệt độ ban đầu °C.
Vẫn còn nội dung phía dưới, bạn hãy ấn nút để xem tiếp nhé...
Sau khi thả thanh đồng vào nước, học sinh ghim nhiệt kế vào nước và quan sát. Khi giá trị của nhiệt kế không thay đổi nữa và hiển thị 28 °C.
Cho nhiệt dung riêng của nước là J/(kg.K). Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với nhiệt lượng kế và môi trường bên ngoài. Gọi (J/(kg.K)) và (°C) lần lượt là nhiệt dung riêng của đồng và nhiệt độ của hệ khi xảy ra cân bằng nhiệt.
a) Nhiệt lượng do thanh đồng tỏa ra bằng nhiệt lượng nước thu vào.
b) Công thức dùng để tính nhiệt dung riêng của đồng là .
c) Giá trị nhiệt dung riêng của đồng thu được trong thí nghiệm xấp xỉ bằng 233 J/(kg.K).
d) Nếu tính đến sự trao đổi nhiệt với nhiệt lượng kế và môi trường thì giá trị nhiệt dung riêng tính được của đồng sẽ nhỏ hơn so với giá trị thực tế.
Câu 2. Một xi lanh thẳng đứng có một đầu kín và một đầu hở, bên trong có chứa một lượng khí hydrogen (xem là khí lí tưởng). Xi lanh được đậy kín nhờ một pit tông nhẹ, phía trên pit tông có một cột chất lỏng như hình vẽ bên. Lượng khí hydrogen luôn được cung cấp nhiệt chậm để giãn nở đẩy pit tông di chuyển từ từ. Khi toàn bộ chất lỏng bị tràn ra ngoài thì nhiệt lượng mà lượng khí hydrogen đã nhận được là 119 J. Biết rằng, thể tích ban đầu của chất lỏng bằng một nửa thể tích của lượng khí hydrogen và bằng thể tích của phần không khí chiếm trong xi lanh. Áp suất của cột chất lỏng là với Pa là áp suất khí quyển. Bỏ qua mọi ma sát. Biết nội năng của n mol khí hydrogen ở nhiệt độ T (K) là . Độ lớn công mà khối khí lí tưởng thực hiện để biến đổi từ trạng thái A sang trạng thái B bằng diện tích hình phẳng giới hạn bởi đồ thị biểu diễn sự biến đổi của áp suất theo thể tích , trục hoành và hai đường thẳng và .
a) Trong quá trình pit tông bắt đầu di chuyển đến khi chất lỏng bắt đầu tràn ra ngoài, áp suất của lượng khí hydrogen không đổi. Sau đó, áp suất của lượng khí hydrogen giảm dần cho đến khi toàn bộ lượng chất lỏng bị tràn ra ngoài.
b) Thể tích ban đầu của lượng khí hydrogen là 0,36 lít.
c) Công mà lượng khí hydrogen đã thực hiện cho đến khi toàn bộ chất lỏng bị tràn ra ngoài có độ lớn bằng 19,5 J.
d) Từ khi bắt đầu cung cấp nhiệt đến khi toàn bộ chất lỏng bị tràn ra ngoài thì độ biến thiên nội năng của lượng khí hydrogen là 138,5 J.
Câu 3. Người ta chế tạo một máy ấp trứng gà bằng thùng xốp kín được bọc cách nhiệt, có một lỗ nhỏ gắn quạt. Bên trong thùng có một bóng đèn sợi đốt, dùng để cung cấp nhiệt cho khối khí trong thùng (xem là khí lí tưởng). Khi đèn sáng, quạt cũng được bật để giúp nhiệt độ trong thùng được tăng đều (khi đó có thể xem thùng là kín, không trao đổi chất với bên ngoài).
Biết nhiệt độ và khối khí khi đèn bắt đầu mở là 27 °C và 140 g. Khi đạt đến nhiệt độ yêu cầu, cảm biến nhiệt sẽ truyền tín hiệu cho bảng điều khiển để tắt đèn và quạt. Bỏ qua sự hấp thụ nhiệt của bóng đèn và thùng xốp. Biết nhiệt dung riêng của không khí là 1005 J/(kg.K).
Trên bóng đèn sợi đốt có ghi 220 V – 40 W. Biết điện áp giữa hai đầu bóng đèn này có đồ thị biểu diễn sự biến thiên của điện áp theo thời gian u(t) như hình vẽ bên dưới.
a) Tần số của dòng điện chạy qua bóng đèn là 50 Hz.
b) Biểu thức cường độ dòng điện tức thời chạy qua bóng đèn là (A).
c) Nhiệt lượng do dây tóc bóng đèn tỏa ra trong mỗi giây là 40 J/s.
d) Để nhiệt độ khối khí trong thùng xốp đạt 37 °C (khi thùng trống) thì thời gian đèn sợi đốt phát sáng xấp xỉ bằng 35 s.
Câu 4. Cho phản ứng hạt nhân . Khối lượng của các hạt nhân ; ; và hạt neutron lần lượt là ; ; và . Lấy MeV; J. Biết năng suất tỏa nhiệt của than đá là J/kg.
a) Năng lượng tỏa ra của phản ứng hạt nhân trên xấp xỉ bằng 17,6 MeV.
b) Số nguyên tử có trong 1 g khí helium xấp xỉ bằng nguyên tử.
c) Năng lượng tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn 1 kg than đá là J.
d) Cần đốt cháy hoàn toàn tấn than đá để có năng lượng tỏa ra tương đương năng lượng tỏa ra của phản ứng hạt nhân trên khi tổng hợp được 1g He.
PHẦN III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 1. Nhiệt độ của nước thích hợp để tắm cho trẻ sơ sinh là khoảng 36 °C.Để chuẩn bị được 30 lít nước ở nhiệt độ này, người ta sử dụng hai nguồn nước: một phần là nước đang sôi (100 °C) và phần còn lại là nước ở nhiệt độ 20 °C. Lấy khối lượng riêng của nước là 1 kg/lít; bỏ qua sự thay đổi khối lượng riêng của nước theo nhiệt độ và sự trao đổi nhiệt với môi trường. Khối lượng nước sôi cần dùng để pha 30 lít nước ở 36 °C bằng bao nhiêu kg?
Câu 2. Để mở nút một chai thủy tinh bị kẹt, một học sinh đã hơ nóng phần chứa không khí (xem là khí lí tưởng) trong chai. Ban đầu, không khí trong chai có áp suất bằng áp suất khí quyển 1,0.105 Pa và nhiệt độ là 27 °C. Biết rằng để nút chai bật ra, chênh lệch áp suất giữa không khí trong chai và bên ngoài phải đạt tối thiểu là 1,2.105 Pa. Bỏ qua sự thay đổi thể tích của chai và giả sử quá trình đun nóng xảy ra đủ chậm để áp suất bên trong luôn đồng đều. Học sinh cần làm nóng không khí trong chai đến nhiệt độ ít nhất bằng bao nhiêu °C để nút chai bật ra?
Câu 3. Một ống thủy tinh hình chữ U tiết diện đều có một đầu kín và một đầu hở. Ban đầu trong ống có chứa một lượng thủy ngân. Bề mặt thủy ngân ở hai nhánh ngang nhau và chiều dài cột không khí (xem là khí lí tưởng) trong nhánh kín là ℓ0 = 30 cm như hình vẽ bên. Áp suất khí quyển là p0 = 76 cmHg. Nếu đổ thêm thủy ngân vào đầu hở sao cho chiều dài cột không khí ở nhánh kín là ℓ = 25 cm và nhiệt độ của khối khí không thay đổi. Khi đó, chiều dài cột thủy ngân được đổ thêm vào ống là bao nhiêu cm?
Câu 4. Một đoạn dây dẫn mang dòng điện có chiều dài 30 cm được đặt vuông góc với các đường sức từ của từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ bằng 10 mT. Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn có độ lớn bằng 2,4 mN. Số electron di chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong mỗi giây là x.1018 electron. Biết điện tích của mỗi electron có độ lớn . Giá trị của x là bao nhiêu?
Câu 5. Biết là chất phóng xạ và tạo thành magnesium . Ban đầu, trong một mẫu chất phóng xạ chỉ chứa 4,8 g . Khối lượng tạo thành sau 15 giờ là 2,4 g. Sau 45 giờ tiếp theo, khối lượng tạo thành bằng bao nhiêu g? (Làm tròn kết quả đến chữ số hàng phần trăm)
Câu 6. Tháng 12 năm 2009, Việt Nam ký hợp đồng mua của Nga 6 tàu ngầm lớp Kilo gồm HQ – 182 Hà Nội, HQ – 183 TP Hồ Chí Minh, HQ – 184 Hải Phòng,… Trong đó, HQ – 182 Hà Nội có công suất của động cơ là 7500 kW chạy bằng diesel – điện. Giả sử động cơ này dùng năng lượng phân hạch của hạt nhân với hiệu suất 30% và trung bình mỗi hạt phân hạch tỏa ra năng lượng 200 MeV. Lấy khối lượng nguyên tử bằng số khối của nguyên tử đó tính theo đơn vị amu và J. Thời gian tiêu thụ hết 1 kg nguyên chất là x ngày. Giá trị của x là bao nhiêu? (Làm tròn kết quả đến hàng đơn vị)