Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 37 - File word có lời giải
5/16/2025 9:48:00 PM
haophamha ...

 

ĐỀ THI THỬ

CHUẨN CẤU TRÚC MINH HỌA

ĐỀ 37

(Đề thi có 04 trang)

KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025

MÔN: HÓA HỌC

Thời gian làm bài 50 phút; không kể thời gian phát đề

Họ, tên thí sinh: .....................................................................

Số  báo  danh: ..........................................................................

Cho biết nguyên tử khối: H = 1, C = 12, N = 14, O = 16, Na = 23, Mg = 24, Al = 27, S = 32, K = 39,              

 Ca = 40, Fe = 56, Cu = 64, Zn = 65, Ag = 108.

Câu 1: Khi uống rượu có lẫn methanol, methanol có trong rượu được chuyển hóa ở gan tạo thành formic acid gây ngộ độc cho cơ thể, làm suy giảm thị lực và có thể gây mù. Formic acid có công thức cấu tạo là

     A. CH3OH                        B.HCHO                 C. CH3COOH                 D. HCOOH

Câu 2: Chất béo là thức ăn quan trọng của con người, là nguồn cung cấp dinh dưỡng và năng lượng đáng kể cho cơ thể hoạt động. Ngoài ra, một lượng lớn chất béo được dùng trong công nghiệp để sản xuất

      A. xà phòng và glycerol.                                  B. glucose và ethanol.

      C. glucose và glycerol.                                 D. xà phòng và ethanol.

Câu 3: Kim loại M có thể điều chế được bằng cả ba phương pháp thủy luyện, nhiệt luyện, điện phân. Kim loại M là

A. Na.                         B. Al.                         C. Mg.                 D. Cu.

Câu 4.  Cho phát biểu sau:

(1) Cao su thiên nhiên có cấu trúc mạch không phân nhánh và là polymer đồng trùng hợp của isoprene

(2) Phản ứng lưu hóa cao su làm tăng tính đàn hồi, độ bền cơ học và khả năng chịu nhiệt của cao su

(3) Cao su buna-N được điều chế bằng phản ứng độ trùng ngưng giữa buta-1,3-diene và acrilonnitrine

(4) Cao su chloroprene là sản phẩm trùng hợp của chloropren

(5) Khi đốt cao su thiên nhiên, sản phẩm tạo ra hoàn toàn là CO2 và H2O

Số phát biểu đúng là:

        A. 2        B. 3        C. 4        D. 5

Câu 5.  Cho phức chất [Fe(H2O)6]2+. Phát biểu nào sau đây đúng ?

        A. H2O là phối tử trung tính.        

        B. Số oxi hóa của Fe trong phức là +3

        C. Phức chất có số oxi phối trí là 3

        D. Phức chất này không tan trong nước

Câu 6: Khi thủy phân pentapeptide X (Gly-Ala-Val-Ala-Gly) thì thu được tối đa bao nhiêu sản phẩm chứa Gly mà dung dịch của nó có phản ứng màu biuret?

    A. 5.                         B. 2.                         C. 3.                         D. 4.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây sai?

      A. Đốt dây thép (Fe, C) trong khí Cl2 khô không xảy ra ăn mòn điện hóa.

      B. Khi nối các thanh kẽm với vỏ tàu biển bằng thép thì vỏ tàu được bảo vệ.

      C. Dùng CO dư khử Al2O3 nung nóng thu được Al.

      D. Sodium hydrogencarbonate là chất lưỡng tính.

Câu 8.  Gia đình bạn An sử dụng nước giếng khoan để giặt quần áo. Mặc dù dùng nhiều bột giặt, nhưng quần áo sau khi giặt vẫn bị khô cứng và không sạch, lồng máy giặt xuất hiện nhiều cặn trắng. Nguyên nhân của hiện tượng trên là:

     A. Máy giặt bị hỏng nên không quay đủ vòng để làm sạch quần áo

     B. Nước giếng khoan thường chứa nhiều ion kim loại kiềm làm giảm hiệu quả của bột giặt        

     C. Nước giếng khoan có thể là nước cứng, chứa ion Ca²⁺ và Mg²⁺, làm giảm khả năng tạo bọt của bột giặt và tạo cặn.        

     D. Dùng quá nhiều bột giặt nên bám lại trên quần áo, gây khô cứng và cặn trắng

Câu 9: Lên men m gam tinh bột thành ethanol với hiệu suất 81%. Hấp thu toàn bộ khí CO2 sinh ra vào dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 108,35 gam kết tủa. Giá trị của m là

     A. 30.                         B. 40.                         C. 25.                         D. 55.

Câu 10: Phức chất nào sau đây tồn tại hai dạng hình học lập thể cis và trans?

    A. [Co(NH3​)6​]3+                B. [Pt(NH3)2Cl2]        C. [Fe(CN)6]4−                D. K4[Fe(CN)6],

Câu 11: Bảng dưới đây ghi lại hiện tượng phản ứng khi làm thí nghiệm với các chất X, Y, Z và T ở dạng dung dịch

Chất

X

Y

Z

T

Dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng nhẹ

Không có

kết tủa

Kết tủa Ag

Không có

kết tủa

Không có

kết tủa

Cu(OH)2, lắc nhẹ

Cu(OH)2

không tan

Cu(OH)2 

không tan

Dung dịch có màu xanh lam

Cu(OH)2

không tan

Nước brom

Có kết tủa

Không có

kết tủa

Không có

kết tủa

Không có

kết tủa

Các chất X, Y, Z, T lần lượt là

        A. Phenol, aldehyde formic, glycerol, ethanol.

        B. Aniline, glycerol, aldehyde formic, methyl fomate.

        C. Phenol, acetaldehyde, ethanol, aldehyde formic.

        D. Glycerol, ethylen alcohol, methanol, acetaldehyde.

Câu 12.  Cho các chất sau: (1) CH3-NH2; (2) (CH3)2NH; (3) C6H5NH2; (4) NH3; (5) CH3CH2CH2NH2. Thứ tự tăng dần tính base là

        A. (3) < (4) < (1) < (5) < (2)                                        B. (4) < (3) < (2) < (1) < (5)

        C. (3) < (4) < (2) < (1) < (5)                                        D. (3) < (4) < (1) < (2) < (5)

Câu 13.  Cho các cặp oxi hóa – khử và giá trị thế điện cực chuẩn tương ứng sau:

Cặp oxi hóa khử

X2+/X

Y2+/Y

Z2+/Z

T2+/T

E+/E

Thế điện cực chuẩn (V)

0,340

-2,356

-0,440

0,854

0,799

Dãy sắp xếp các ion theo thứ tự tính oxi hóa tăng dần là

A. Y2+, Z2+, X2+, E+, T2+.                                B. E+, T2+, Z2+, Y2+, X2+.

C. X2+, Y2+, Z2+, T2+, E+.                                D. Y2+, Z2+, T2+, E+, X2+.

Câu 14.  Lợi ích của việc tái chế kim loại đối với môi trường là:

        A. giảm nhiệt độ nóng chảy của kim loại        

        B. giảm lượng CO₂ phát thải so với sản xuất từ quặng

        C. kim loại tái chế cứng hơn kim loại nguyên sinh        

        D. không cần tiêu tốn năng lượng

Câu 15 Liên kết kim loại là liên kết hình thành do lực hút tĩnh điện giữa các electron….(1)…với các ion…(2)…kim loại ở các nút mạng. Các từ cần điền vào vị trí (1) và (2) lần lượt là

      A. Hóa trị, lưỡng cực                B. Hóa trị, âm                C. Tự do, âm                 D. Tự do, dương

Câu 16.  Hiện tượng phú dưỡng là hệ quả sau khi ao hồ, sông ngòi tiếp nhận quá nhiều các nguồn thải chứa các chất dinh dưỡng. Các chất dinh dưỡng đó có chứa những nguyên tố nào sau đây?

        A. P và S.                        B. N và P.                C. P và Cl                D. N và Cl

Câu 17.  Cho 100 ml dung dịch Ca(OH)₂ 0,1M vào 100 ml dung dịch Na₂CO₃ 0,1M, thu được dung dịch Y. Sục từ từ khí CO₂ dư vào dung dịch Y, hiện tượng xảy ra là:

   A. Không có hiện tượng gì do Ca(OH)₂ đã phản ứng hết với Na₂CO₃.

   B. Có kết tủa trắng xuất hiện, sau đó kết tủa tan dần.

   C. Có khí thoát ra, sau đó xuất hiện kết tủa trắng không tan.

   D. Có kết tủa trắng xuất hiện và không tan dù sục CO₂ đến dư.

Câu 18.  Cho dãy các hydrocarbon sau: propyne; ethylene; ethane; benzene; isoprene; 2-methylpropene; isobutane; styrene. Số hydrocarbon trong dãy có khả năng làm mất màu dung dịch bromine trong điều kiện thường là:

A. 3                        B. 2                        C. 4                                D. 5

PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 1.  Nitrocellulose là một loại dẫn xuất ester của cellulose có ứng dụng trong sản xuất chất nổ và vật liệu polymer. Một mẫu Nitrocellulose  có hàm lượng nitrogen là 12,5% về khối lượng. Biết mỗi mắt xích glucose trong cellulose có thể gắn tối đa ba nhóm nitrate.

Cho các phát biểu sau :

a. Nitrocellulose là một dẫn xuất của cellulose, được tạo thành khi các nhóm hydroxyl (–OH) trong phân tử cellulose phản ứng với nitric acid, thay thế bằng các nhóm nitrate (–ONO₂).

b. Với hàm lượng nitrogen là 12,5%, trung bình cứ một mắt xích glucose sẽ có khoảng 2 gốc nitrate.(cho phép làm tròn đáp án đến hàng đơn vị).

c. Nitrocellulose với hàm lượng nitrogen lớn hơn 12% thường được dùng trong sản xuất chất nổ không khói.

d. Phản ứng cháy của Nitrocellulose chủ yếu hấp thụ nhiệt từ môi trường xung quanh để duy trì quá trình cháy.

Câu 2.  Cho sơ đồ phản ứng sau theo đúng tỉ lệ mol:

(1) E + 3NaOH  X + 2Y + Z.                        (2) 2Y + H2SO4  Na2SO4 + 2T.

(3) 2X + H2SO4  Na2SO4 + 2G.

Biết E (CnH8On) là hợp chất hữu cơ no, mạch hở, phân tử chỉ chứa chức ester; T là carboxylic acid.

Cho các phát biểu sau:

a.  Chất E là triester của glycerol với các carboxylic acid.

b. Chất Z được dùng làm chất chống đông trong các hệ thống làm mát ô tô vì giúp hạ điểm đóng băng của nước

c. Chất X là hợp chất hữu cơ tạp chức.

d. a mol chất G tác dụng tối đa với 2a mol kim loại Na.

Câu 3. Thêm từ từ dung dịch KSCN vào dung dịch FeCl3 thì xảy ra các phản ứng sau:

             FeCl3Fe3+ + Cl-                                                                                  (1)

             Fe3+  + 6H2O[Fe(OH2)6]3+                                                                   (2)

                 [Fe(OH2)6]3+ (aq) + SCN- (aq)  X (aq) + H2O(l)     KC = 1,4.102     (3)

Cho biết X có màu đỏ máu.

Cho các phát biểu sau:

a. X là phức chất mà trong đó nguyên tử trung tâm là ion Fe3+.

b. Công thức của X là [Fe(OH2)5(SCN)]²⁺.

c. Khi thêm dư SCN⁻ thì sẽ tiếp tục hình thành phức [Fe(SCN)₆]³⁻ và làm dung dịch đậm màu hơn.

d. Nếu thêm HCl vào phản ứng (3) thì cân bằng chuyển dịch sang chiều nghịch làm màu đỏ sẽ nhạt đi.

Câu 4. Nước Javel là một hóa chất quen thuộc, thường dùng làm chất tẩy rửa và khử trùng. Quá trình sản xuất nước Javel (NaClO) trong công nghiệp bằng phương pháp điện phân dung dịch NaCl loãng không có màng ngăn để tạo ra hỗn hợp chứa NaClO.

Cho các phát biểu sau:

a. Phương trình điện phân NaCl không có màng ngăn là: .

b. Nước Javel chứa ion hypochlorite (ClO-) có tính oxi hóa mạnh, có tác dụng diệt khuẩn nhưng sẽ bị phân hủy khi tiếp xúc với ánh sáng và nhiệt độ cao.

c. Khí hydrogen sẽ thoát ra tại anode.

d. Trong xử lý nước sinh hoạt, người ta dùng nước Javel có chứa NaClO để khử trùng. Một nhà máy cần xử lý 500 m³ nước, trong đó chứa 0,002 mol H₂S/m³ do quá trình phân hủy các chất hữu cơ. Phản ứng khử trùng H₂S bằng NaClO được biểu diễn như sau: H2S + NaClO → H2SO4 + NaCl.

Biết rằng nước Javel được sử dụng có nồng độ NaClO là 10% theo khối lượng, khối lượng riêng là 1,21 g/mL và hiệu suất phản ứng là 85%.Cần 3,2 lít dung dịch Javel cần dùng để xử lý hết lượng H₂S có trong 500 m³ nước.

PHẦN III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.

Câu 1. Một học sinh tiến hành thí nghiệm như sau:

Bước 1: Nhỏ vài giọt aniline nguyên chất vào ống nghiệm chứa 5 mL nước cất, lắc đều.

Bước 2: Cho vài giọt dung dịch HCl vào ống nghiệm, quan sát hiện tượng.

Bước 3: Thêm tiếp từ từ dung dịch NaOH 1M cho đến dư, lắc đều và quan sát.

Xét các phát biểu sau:

(a) Aniline tan kém trong nước do phân tử có phần gốc phenyl làm giảm khả năng tạo liên kết hydrogen với nước.
(b) Khi thêm HCl, dung dịch trở nên trong suốt vì aniline chuyển thành muối tan C₆H₅NH₃Cl.
(c) Sau khi thêm dư NaOH, dung dịch vẫn trong suốt do base mạnh làm tăng độ phân cực của aniline.
(d) Phản ứng của aniline với HCl là phản ứng acid-base, nhưng mức độ xảy ra không hoàn toàn vì aniline là base rất yếu.

(e) So với NH₃, aniline có lực base yếu hơn do nhóm vòng benzen đẩy electron về phía nhóm NH2- làm tăng mật độ electron của N.

Có bao nhiêu phát biểu đúng ?

Câu 2.  Hợp chất ester X có công thức phân tử C5H11NO2, là một hợp chất hữu cơ, mạch hở. Khi đun nóng X với dung dịch NaOH dư, xảy ra phản ứng thủy phân hoàn toàn, thu được: muối của một amino acid có công thức là CH₂(NH₂)COONa, và một hợp chất hữu cơ Y không tham gia phản ứng tráng bạc.

Biết X không làm mất màu dung dịch Br₂ và không có phản ứng tráng bạc.

Có bao nhiêu công thức cấu tạo thỏa mãn của X ?

Câu 3. Để xử lý 250 kg hạt giống trước khi gieo trồng, người ta cần dùng 10 lít dung dịch CuSO₄ 0,025%, có khối lượng riêng 1,02 g/mL.Hỏi cần bao nhiêu kilogram CuSO₄·5H₂O để pha chế dung dịch CuSO₄ 0,025% đủ dùng cho việc xử lý 300 tấn hạt giống?

Câu 4. Để giảm lượng khí SO₂ gây ô nhiễm trong khí thải công nghiệp, người ta cho khí này phản ứng với dung dịch sữa vôi (Ca(OH)₂) hoặc với đá vôi (CaCO₃) theo các phương trình hóa học sau:

                SO2 + O2 + 2Ca(OH)2 → 2CaSO4 + H2O        (1)

                2SO2 + O2 + 2CaCO3 → 2CaSO4 + CO2        (2)

Một nhà máy xi măng thải ra trung bình mỗi ngày 1,8.105 m3 khí (đkc) (chứa 0,20% SO2 theo thể tích) và xử lí SO2 theo quá trình thứ 2 trong đó. Khối lượng (kg) thạch cao (CaSO4.2H2O) thu được sau phản ứng bằng bao nhiêu ? Hiệu suất tạo thạch cao là 80%, lượng SO2 xử lý được là 92%. (làm tròn đến phần nguyên)

Câu 5. Methane hydrate hay còn được gọi là “băng cháy” có công thức (CH4)x(H2O)y, là một dạng băng đặc biệt chứa khí methane hình thành sau dưới đáy biển sâu hoặc trong vùng băng vĩnh cửu. Thành phần chính của năng lượng băng cháy có 85-90% thể tích là khí methane. Khi đốt nó bốc cháy như than, do vậy methane hydrate có thể trở thành một nguồn năng lượng tiềm năng trong tương lai. Tuy nhiên việc khai thác methane hydrat gặp nhiều khó khăn vì khi giảm nhiệt độ và áp suất giảm thì sẽ bị phân hủy và giải phóng methane rất mạnh và có thể ảnh hưởng lớn đến môi trường. Giả sử khi đốt cháy hoàn toàn một mẩu methane hydrate trong bình kín với lượng dư oxygen. Sau khi làm nguội thu được 41,85gam nước và khi tác dụng với nước vôi trong dư thì tạo ra 30 gam kết tủa CaCO3. Giá trị x+y bằng bao nhiêu ?

Câu 6. Cho các phát biểu sau:

(a) Methyl metacrylate làm mất màu dung dịch KMnO4.

(b) Methyl fomate và saccharose có cùng công thức đơn giản nhất.

(c) Chỉ dùng quỳ tím có thể phân biệt ba dung dịch: valine, methylamine, glutamic acid.

(d) Adipic acid và glutamic acid tác dụng với dung dịch NaOH với tỉ lệ mol như nhau.

(e) Phenol và glucose đều tác dụng với Na và dung dịch NaOH.

(f) Tơ nitron dai, bền với nhiệt, giữ nhiệt tốt, thường được dùng để dệt vải, may quần áo ấm.

Có bao nhiêu phát biểu đúng ?

ĐÁP ÁN

PHẦN I (4,5 đ). Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn.

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

1

D

10

B

2

A

11

A

3

D

12

A

4

A

13

A

5

A

14

B

6

D

15

D

7

C

16

B

8

C

17

A

9

D

18

D

Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25 đ

PHẦN II (4 đ). Câu trắc nghiệm đúng sai. 

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

- Điểm tối đa của 01 câu hỏi là 1 điểm

- Thí sinh lựa chọn chính xác 01 ý trong 1 câu hỏi được 0,1 điểm

- Thí sinh lựa chọn chính xác 02 ý trong 1 câu hỏi được 0,25 điểm

- Thí sinh lựa chọn chính xác 03 ý trong 1 câu hỏi được 0,5 điểm

- Thí sinh lựa chọn chính xác 04 ý trong 1 câu hỏi được 1 điểm

Câu

Lệnh hỏi

Đáp án

(Đ/S)

Câu

Lệnh hỏi

Đáp án

(Đ/S)

1

a

Đ

3

a

S

b

S

b

Đ

c

Đ

c

S

d

S

d

Đ

2

a

S

4

a

Đ

b

Đ

b

Đ

c

Đ

c

S

d

Đ

d

S

PHẦN III (1,5 đ): Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. 

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

ĐA

2

2

4,78

1838

27

4

HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1: Khi uống rượu có lẫn methanol, methanol có trong rượu được chuyển hóa ở gan tạo thành formic acid gây ngộ độc cho cơ thể, làm suy giảm thị lực và có thể gây mù. Formic acid có công thức cấu tạo là

     A. CH3OH                        B.HCHO                 C. CH3COOH                 DHCOOH

Câu 2: Chất béo là thức ăn quan trọng của con người, là nguồn cung cấp dinh dưỡng và năng lượng đáng kể cho cơ thể hoạt động. Ngoài ra, một lượng lớn chất béo được dùng trong công nghiệp để sản xuất

      A. xà phòng và glycerol.                                  B. glucose và ethanol.

      C. glucose và glycerol.                                 D. xà phòng và ethanol.

Câu 3: Kim loại M có thể điều chế được bằng cả ba phương pháp thủy luyện, nhiệt luyện, điện phân. Kim loại M là

A. Na.                         B. Al.                         C. Mg.                 D. Cu.

Câu 4.  Cho phát biểu sau:

(1) Cao su thiên nhiên có cấu trúc mạch không phân nhánh và là polymer đồng trùng hợp của isoprene

(2) Phản ứng lưu hóa cao su làm tăng tính đàn hồi, độ bền cơ học và khả năng chịu nhiệt của cao su 

(3) Cao su buna-N được điều chế bằng phản ứng độ trùng ngưng giữa buta-1,3-diene và acrilonnitrine

(4) Cao su chloroprene là sản phẩm trùng hợp của chloropren

(5) Khi đốt cao su thiên nhiên, sản phẩm tạo ra hoàn toàn là CO2 và H2O

Số phát biểu đúng là:

        A. 2        B. 3        C. 4        D. 5

Câu 5.  Cho phức chất [Fe(H2O)6]2+. Phát biểu nào sau đây đúng ?

        A. H2O là phối tử trung tính.        

        B. Số oxi hóa của Fe trong phức là +3

        C. Phức chất có số oxi phối trí là 3

        D. Phức chất này không tan trong nước

Câu 6: Khi thủy phân pentapeptide X (Gly-Ala-Val-Ala-Gly) thì thu được tối đa bao nhiêu sản phẩm chứa Gly mà dung dịch của nó có phản ứng màu biuret?

    A. 5.                         B. 2.                         C. 3.                         D. 4.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây sai?

      A. Đốt dây thép (Fe, C) trong khí Cl2 khô không xảy ra ăn mòn điện hóa.

      B. Khi nối các thanh kẽm với vỏ tàu biển bằng thép thì vỏ tàu được bảo vệ.

      C. Dùng CO dư khử Al2O3 nung nóng thu được Al.

      D. Sodium hydrogencarbonate là chất lưỡng tính.

Câu 8.  Gia đình bạn An sử dụng nước giếng khoan để giặt quần áo. Mặc dù dùng nhiều bột giặt, nhưng quần áo sau khi giặt vẫn bị khô cứng và không sạch, lồng máy giặt xuất hiện nhiều cặn trắng. Nguyên nhân của hiện tượng trên là:

     A. Máy giặt bị hỏng nên không quay đủ vòng để làm sạch quần áo

     B. Nước giếng khoan thường chứa nhiều ion kim loại kiềm làm giảm hiệu quả của bột giặt        

     C. Nước giếng khoan có thể là nước cứng, chứa ion Ca²⁺ và Mg²⁺, làm giảm khả năng tạo bọt của bột giặt và tạo cặn.        

     D. Dùng quá nhiều bột giặt nên bám lại trên quần áo, gây khô cứng và cặn trắng

Câu 9: Lên men m gam tinh bột thành ethanol với hiệu suất 81%. Hấp thu toàn bộ khí CO2 sinh ra vào dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 108,35 gam kết tủa. Giá trị của m là

     A. 30.                         B. 40.                         C. 25.                         D. 55.

Câu 10: Phức chất nào sau đây tồn tại hai dạng hình học lập thể cis và trans?

    A. [Co(NH3​)6​]3+                B. [Pt(NH3)2Cl2]        C. [Fe(CN)6]4−                D. K4[Fe(CN)6],

Vẫn còn nội dung phía dưới, bạn hãy ấn nút để xem tiếp nhé...