Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 38 - File word có lời giải
5/16/2025 9:50:49 PM
haophamha ...

 

ĐỀ THI THỬ

CHUẨN CẤU TRÚC MINH HỌA

ĐỀ 38

(Đề thi có 04 trang)

KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025

MÔN: HÓA HỌC

Thời gian làm bài 50 phút; không kể thời gian phát đề

Họ, tên thí sinh: .....................................................................

Số  báo  danh: ..........................................................................

Cho biết nguyên tử khối: H = 1, C = 12, N = 14, O = 16, Na = 23, Mg = 24, Al = 27, S = 32, K = 39,              

 Ca = 40, Fe = 56, Cu = 64, Zn = 65, Ag = 108.

Câu 1. Hòa tan Al2O3 trong cryolite nóng chảy giúp giảm nhiệt độ của Al2O3 từ 2050oC xuống còn 900oC. Công thức của cryolite là

        A. Kal(SO4)2.12H2O        B.  3NaF.AlF3.        C. Al2O3.2H2O.        D. Al(NO3)3.6H2O.

Câu 2. Công thức tổng quát của phức chất (với nguyên tử trung tâm M và phối tử L) có dạng tứ diện và bát diện lần lượt là

        A. [ML2] và [ML4].        B. [ML4] và [ML6].        C. [ML6] và [ML2].        D. [ML6] và [ML4].

Câu 3. Cá là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và tốt cho cơ thể. Tuy nhiên nhiều người cảm thấy khó chịu vì cá thường có mùi tanh. Mùi tanh làm cá mất đi mùi vị và tính hấp dẫn của nó. Trong cá (đặc biệt là cá mè) có chứa một lượng hỗn hợp các amine (nhiều nhất là trimethylamine (CH3)3N) và một số chất khác. Phương pháp hóa học đơn giản để khử mùi tanh của cá trước khi nấu là

A. Rửa cá bằng các chất chua tự nhiên như giấm ăn, nước chanh…

B. Rửa cá với dung dịch nước vôi trong, sau đó rửa lại bằng nước sạch.

C. Rửa cá thật kĩ bằng nước sạch.

D. Rửa cá với các dung dịch acid mạnh như HCl, H2SO4…, sau đó rửa lại bằng nước sạch.

Câu 4. Sự phá huỷ kim loại do kim loại phản ứng với hơi nước hoặc chất khí ở nhiệt độ cao, gọi là

        A. sự khử kim loại.        B. sự ăn mòn điện hoá.

        C. sự ăn mòn hoá học.        D. sự lão hoá của kim loại.

Câu 5. Cho các phát biểu sau:

(a) Cellulose được sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất tơ visco.

(b) Vỏ bánh mì khi ăn sẽ ngọt hơn ruột bánh mì.

(c) Thành phần chủ yếu của khí biogas là ethane.

(d) Các loại dầu thực vật và dầu bôi trơn đều không tan trong nước nhưng tan trong các dung dịch acid.

(e) Có thể phân biệt len (lông cừu) và “len” (tơ nilon 6,6) bằng cách đốt một mẫu nhỏ.

Trong số các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu sai?

        A. 5.        B. 4.        C. 3        D. 2

Câu 6. Cho phản ứng hóa học: Zn + Cu(NO3)2  Zn(NO3)2 + Cu. Trong phản ứng trên xảy ra các quá trình là

        A. Sự khử Zn2+ và sự oxi hóa Cu.        B. Sự oxi hóa Zn và sự oxi hóa Cu.

        C. Sự oxi hóa Zn và sự khử Cu2+.        D. Sự khử Zn và sự oxi hóa Cu2+.

Câu 7. Khi mới cắt, miếng sodium có bề mặt sáng trắng của kim loại. Sau khi để một lát trong không khí thì bề mặt đó không còn sáng nữa mà bị xám lại. Chọn phát biểu sai ?

A. Miếng sodium sau khi cắt, bề mặt bị xám do ánh sáng mặt trời phản quang làm biến đổi màu sắc.

B. Sodium là kim loại có tính khử mạnh nên dễ bị oxi hoá trong không khí chuyển thành oxide dẫn đến màu sắc dễ bị thay đổi.

C. Sản phẩm thu được khi để sodium lâu trong không khí là Na2O và Na2O2.

D. Trong không khí ẩm, các oxide dễ tác dụng với nước tạo thành các hydroxide, sau đó kết hợp với khí carbonic trong không khí sẽ thành muối.

Câu 8. Trong pin điện hoá Zn – Cu, phản ứng hoá học nào xảy ra ở điện cực âm?

        A. Zn2+ + 2e  Zn.        B. Cu2+ + 2e  Cu.

        C. Zn  Zn2+ + 2e.        D. Cu  Cu2+ + 2e.

Câu 9.  Trong phương pháp phân tích nhiệt, một chất rắn khối lượng m1 được gia nhiệt, thu được chất rắn mới khối lượng m2 (khối lượng m2 thay đổi theo từng giai đoạn phản ứng) và chất khí hoặc hơi. Giản đồ phân tích nhiệt hình bên cho biết sự biến đổi khối lượng của calcium oxalate ngậm nước CaC2O4.H2O trong môi trường khí trơ theo nhiệt độ: trục tung biểu thị phần trăm khối lượng chất rắn còn lại so với khối lượng ban đầu (%); trục hoành biểu thị nhiệt độ nung.

Cho các phương trình hóa học (theo đúng tỷ lệ mol) ứng với ba giai đoạn phản ứng có kèm theo thay đổi khối lượng của các chất rắn như sau:

(1) CaC2O4.H2OX1(s) + Y1 (g)

(2) X1(s)  X2(s)  + Y2 (g)

(3) X2(s)   X3(s)  + Y3 (g)

Phân tử khối của Y3 bằng bao nhiêu?

A. 56.                         B. 100.                         C. 28.                                 D. 44.

Câu 10. Glutamic acid là một amino acid được sử dụng phổ biến làm gia vị (bột ngọt). Trong môi trường nước, ion của glutamic acid tồn tại dạng ion lưỡng cực.

Phát biểu nào sau đây sai?

A. Glutamic acid thuộc nhóm amineo acid có 2 nhóm carboxyl và 1 nhóm amine

B. Trong cơ thể người, glutamic acid tham gia truyền tín hiệu thần kinh

C. Khi cho glutamic acid tác dụng với NaOH dư, thu được muối có công thức C5H7NO4Na2

D. Glutamic acid không phản ứng được với alcohol.

Câu 11. Một người thợ sơn cần lựa chọn một dung môi dễ bay hơi và có độ phân cực kém pha vào sơn giúp sơn nhanh khô khi sử dụng. Chất nào sau đây phù hợp ?

        A. Glucose        B. Nước        C. Acetic acid        D. Isoamyl acetate.

Câu 12. Dưới đây là sơ đồ nguyên lí sản xuất sulfuric acid trong công nghiệp:

Phát biểu nào sau đây là sai ?

A. Phương trình hóa học của (1) là 3FeS2 + 8O2 Fe2O3 + 6SO2 

B. Các điều kiện phản ứng của (2) đều nhằm mục đích cải thiện tốc độ chuyển hóa của SO2.

C. Nếu thay pyrite bằng lưu huỳnh có thể làm giảm sự tạo thành chất thải rắn.

D. Có thể dùng dung dịch kiềm để hấp thụ khí thải từ quá trình sản xuất.

Câu 13. X được dùng làm chất bán dẫn trong kĩ thuật vô tuyến điện, chế tạo pin mặt trời. Nguyên tử của nguyên tố X có 3 lớp electron. Lớp ngoài cùng có 4 electron. Cấu hình electron của X là

        A. 1s22s22p63s23p4.        B. 1s22s22p63s23p2.        C. 1s22s22p63s23p3.        D. 1s22s22p63s23p5.

Câu 14. Sau khi thực hành hóa học, trong 1 số chất thải dạng dung dịch có chứa các ion Cu2+, Zn2+, Fe2+, Pb2+, Hg2+.. Dùng hóa chất nào sau đây có thể xử lí sơ bộ các chất thải trên?

        A. HNO3.        B. Ca(OH)2.        C. C2H5OH.        D. HCl.

Câu 15. Một hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ đơn chức. Cho X phản ứng vừa đủ với 500 ml dung dịch KOH 1M. Sau phản ứng, thu được hỗn hợp Y gồm hai muối của hai carboxylic acid và một alcohol. Cho toàn bộ lượng alcohol thu được ở trên tác dụng với Na (dư), sinh ra 3,7185 lít H2 (đkc). Hỗn hợp X gồm

        A. một ester và một alcohol.        B. hai ester.

        C. một acid và một alcohol.        D. một acid và một ester.

Câu 16. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Quặng bauxite là nguyên liệu để sản xuất nhôm trong công nghiệp.

B. Trong tự nhiên, các kim loại kiềm chỉ tồn tại ở dạng đơn chất.

C. Cho ure vào nước vôi trong thu được kết tủa trắng.

D. Điện phân dung dịch NaCl (có màng ngăn), thu được khí Cl2 ở anode.

Câu 17. Để sản xuất phân đạm ammonium sulfate trong công nghiệp người ta tiến hành quy trình từ nguyên liệu NH3, CO2 và CaSO4.2H2O như sau:

Giai đoạn 1: Hấp thụ khí NH3 vào bể chứa nước và sục khí CO2 ở áp suất cao, thu được dung dịch (NH4)2CO3 theo phương trình sau: 2NH3 + CO2 + H2 (NH4)2CO3.

Giai đoạn 2: Cho thạch cao CaSO4.2H2O vào dung dịch (NH4)2CO3 để thực hiện phản ứng hóa học

(NH4)2CO3 + CaSO4.2H2(NH4)2SO4 + CaCO3 + 2H2O.

Tách lấy phần dung dịch, làm bay hơi nước thu được tinh thể (NH4)2SO4.

Biết hiệu suất của giai đoạn (1), (2) lần lượt là 80% và 90%. Muốn điều chế được 2,64 tấn (NH4)2SO4 thì cần dùng ít nhất x tấn NH3; y tấn CO2 và z tấn CaSO4.2H2O (kết quả làm tròn đến chữ số thập phân thứ 2).

Giá trị x, y, z lần lượt là

        A. 0,94; 1,22; 3,82.        B. 0,76; 0,98; 3,44.        C. 0,76; 0,98; 3,82.        D. 0,94; 1,22: 3,44.

Câu 18. Cho các chất sau: Cl₂, HCl, H₂O, NH₃, CH₄. Trong điều kiện thường, lục Van der Waals trong phân tử nào là yếu nhất?

        A. H2O        B. NH3        C. CH4        D. HCl

PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 1. Lidocaine (công thức phân tử C14H22N2O) là một hợp chất hữu cơ được sử dụng phổ biến làm thuốc

gây tê cục bộ trong y học, đặc biệt trong nha khoa và tiểu phẫu. Lidocaine là một amine bậc hai thuộc nhóm

amide. Khi cho tác dụng với NaOH, có thể xảy ra phản ứng thủy phân liên kết amide trong môi trường base.

Cho các phát biểu sau :

a. Khi đun nóng Lidocaine với dung dịch NaOH dư, phản ứng xảy ra ở nhóm amide và thu được muối  sodium và amine.

b. Phản ứng giữa lidocaine (một base hữu cơ) và acid hydrochloric (HCl) là phản ứng acid–base, trong đó

nhóm amine bậc ba (-N(CH₂CH₃)₂) trong phân tử lidocaine nhận một proton từ HCl để tạo thành muối

lidocaine hydroclorid, tan tốt hơn trong nước và dễ hấp thu trong y học.

c. Nếu cho 0,5 mol Lidocaine tác dụng với acid HCl thì khối lượng muối thu được là hơn 137 gam.

d. Tổng số liên kết π trong phân tử Lidocaine là 6, bao gồm 3 liên kết π vòng benzene và 1 liên kết π từ nhóm

C=O, 2 liên kiết π trong nhóm amine.

Câu 2.  Khi bị ợ nóng, bệnh nhận thường được khuyên dùng thuốc kháng acid chứa aluminum hydroxide Al(OH)3 như thuốc Maalox, Giviscon. Tuy nhiên, nếu dùng lâu dài thuốc này có thể gây tác dụng phụ như táo bón, nên thường được phối hợp với Mg(OH)2 (có tác dụng nhuận tràng nhẹ) để cân bằng. So với sử dụng thuốc có chứa NaHCO3 thì phản ứng của thuốc có Al(OH)3 không sinh khí. Cơ chế của thuốc là trung hòa lượng acid dư trong dạ dày.

Phản ứng trung hòa được biểu diễn như sau:  Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O

Cho các phát biểu sau:

a. So với NaHCO3, Al(OH)3 phản ứng chậm và không gây ra hiện tượng sủi bọt

b. Dùng quá nhiều thuốc có chứa Al(OH)3 có thể gây táo bón

c. Mg(OH)2, Al(OH)3 đều là base yếu, có thể trung hòa acid trong dạ dày

d. Thuốc kháng acid “sữa magie” chứa thành phần Mg(OH)2.Khi tác dụng với acid HCl trong dịch dạ dày thì xảy ra phương trình hóa học (dạng ion thu gọn) như sau: H+ + OH- → H2O

Câu 3. Một hộ gia đình sử dụng hệ thống lọc nước RO tại vòi để loại bỏ tạp chất và làm mềm nước trước khi sử dụng. Để bảo vệ màng lọc RO khỏi bị đóng cặn bởi các ion Ca²⁺ và Mg²⁺ trong nước cứng, một cột chứa hạt nhựa trao đổi ion cationite dạng R–SO₃Na được lắp đặt phía trước màng lọc.

PTHH xảy ra như sau:         2R–SO₃Na + Ca²⁺ → (R–SO₃)₂Ca + 2Na⁺

                                   

Cho các phát biểu sau:

a. Một cột lọc nước chứa 250 g hạt cationite R–SO₃Na có khả năng trao đổi tối đa 0,04 mol ion Ca²⁺ cho mỗi 1g hạt. Nếu nguồn nước chứa 160 mg/L ion Ca²⁺, thể tích nước tối đa (L) mà cột có thể làm mềm hoàn toàn là 625 L.

b. Phản ứng trao đổi ion giữa cationite R–SO₃Na và ion Ca²⁺ trong nước có phương trình:

2R–SO₃Na + Ca²⁺ → (R–SO₃)₂Ca + 2Na⁺

Cho thấy 1 mol Ca²⁺ trao đổi với 2 mol Na⁺ và giải phóng Na⁺ vào nước, góp phần làm tăng độ dẫn điện của nước đầu ra.

c. Khi sử dụng cationite dạng R–H thay vì R–SO₃Na để làm mềm nước, pH nước đầu ra có xu hướng giảm do ion H⁺ được giải phóng vào nước trong quá trình trao đổi.

d. Một gia đình dùng 600 L nước/ngày, chứa trung bình 120 mg/L Ca²⁺ và 24 mg/L Mg²⁺. Cột lọc chứa 360 g R–SO₃Na, có khả năng trao đổi tổng cộng 0,05 mol ion hóa trị II trên mỗi 1 g hạt. Cột lọc này có thể sử dụng tối đa trong 10 ngày trước khi bão hòa.

Câu 4. Trong quá trình sản xuất sulfuric acid, sulfur dioxide được chuyển thành sulfur trioxide ở nhiệt độ 400-500 0C theo phản ứng: 2SO2 (g) + O2 (g)  2SO3 (g), 

Sau khi hệ đạt trạng thái cân bằng, một số yếu tố được thay đổi, kể cả thêm chất xúc tác, dẫn đến sự chuyển dịch trạng thái cân bằng như đồ thị sau:

Cho các phát biểu sau:

a. Biểu thức hằng số Kc của phản ứng 

b. Hệ đạt trạng thái cân bằng trong các khoảng thời gian: 15-20 phút, 25-30 phút, 35-40 phút.

c. Tại thời điểm 18 phút, hệ đạt trạng thái cân bằng, có 

d. Tại thời điểm 20 phút đã thực hiện tăng áp suất bằng cách giảm thể tích của hệ đi 1,67 lần, nên cân bằng chuyển dịch về phía thuận.

Số phát biểu đúng là

PHẦN III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.

Câu 1. Cho các chất: methylamine, ethylamine, glycine, aniline, dimethylamine, trimethylamine, alanine. Có bao nhiêu chất tồn tại trạng thái khí ở điều kiện 25oC, 1atm ?

Câu 2: Resveratrol là một hợp chất hữu cơ tự nhiên có trong nhiều loại thực vật, nổi bật nhất là trong vỏ nho và rượu vang đỏ. Nó được biết đến với tác dụng chống oxy hóa và các lợi ích sức khỏe khác.

                                                  

Cho các phát biểu sau:

(a) Resveratrol thuộc loại alcohol thơm.

(b) Số liên kết đôi trong phân tử resveratrol là 3, tạo thành một hệ thống nối tiếp các liên kết π đặc trưng cho cấu trúc phenol. Tổng số liên kết π trong resveratrol là 7.

(c) Resveratrol có tính chất dễ bị oxi hóa khi tiếp xúc với không khí, do nhóm hydroxyl có tính khử mạnh.

(d) Khi nhỏ vài giọt dung dịch FeCl₃ vào dung dịch resveratrol, dung dịch có thể chuyển màu tím do tạo phức với ion sắt(III).

(e) Một trong các phương pháp điều chế resveratrol là từ nho qua quá trình lên men, giúp tạo ra hợp chất này trong rượu vang.

(f) Tất cả các nhóm –OH trong resveratrol đều có tính base và có thể nhận proton trong dung dịch acid mạnh.

Có bao nhiêu phát biểu sai ?

Câu 3. Kết quả phân tích nguyên tố của một α-amino acid X như sau: %C = 46,06% ;%N = 13,59%; %H = 8,74%,(về khối lượng); còn lại là oxygen. Bằng phổ khối lượng(MS), xác định được phân tử khối của X bằng 103. Có bao nhiêu công thức cấu tạo của X thỏa mãn điều kiện trên?

Câu 4. Thực hiện phản ứng lên men giấm 230 ml dung dịch ethanol 10o, thu được dung dịch T. Cho 3,25 gam Zn vào T, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 991,6 mL khí (đkc). Biết khối lượng riêng của ethanol và nước lần lượt là 0,80 g/mL và 1,00 g/ml. Nồng độ phần trăm của acetic acid trong dung dịch T là bao nhiêu? Biết hiệu suất của quá trình lên men giấm là 78% (làm tròn đến chữ số hàng chục)

Câu 5. Ethanol (C₂H₅OH) là một loại nhiên liệu sinh học được sử dụng phổ biến. Khi cháy hoàn toàn, ethanol tạo ra CO₂ và H₂O. Ngoài ra, trong một số quá trình công nghiệp, CO có thể bị oxi hóa thành CO₂. Cho hai phản ứng sau:

(1) C₂H₅OH(l) + 3O₂(g) → 2CO₂(g) + 3H₂O(l)

(2) CO(g) + 1/2O₂(g) → CO₂(g)
Cho bảng số liệu nhiệt động học chuẩn ở 298 K:

Hợp chất

C₂H₅OH(l)

CO(g)

CO₂(g)

H₂O(l)

  (kJ/mol)

-277,0

-110,5

-393,5

-285,8

S° (J/mol·K)

160,7

197,6

213,6

69,9

Tổng giá trị ΔG1 + ΔG2 của hai phản ứng trên là bao nhiêu ? Biết công thức tính ΔG = ΔH- TΔS (kJ/mol) (làm tròn đến số nguyên )

Câu 6. khí thải sinh ra khi đốt than chứa chủ yếu là CO2, SO2 và bụi than. Để giảm thiểu ô nhiễm không khí và hạn chế ảnh hưởng đến môi trường sống, khí thải được xử lý tuần tự qua ba giai đoạn sau:

- Giai đoạn 1: Loại bụi bằng phương pháp lọc tĩnh điện.

- Giai đoạn 2: Hấp thụ SO2 bằng dòng dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được kết tủa X.

- Giai đoạn 3: Hấp thụ CO2 bằng dung dịch nước vôi trong dư, thu được kết tủa Y.

Cho biết trong điều kiện thí nghiệm thì các phản ứng chỉ tạo muối trung hòa và kết tủa tạo ra trong mỗi giai đoạn là sản phẩm duy nhất.

Cho các phát biểu sau:

a. Chất rắn X là CaSO₄, vì SO₂ là oxide của sulfide ở mức oxi hóa +4.

b. Phản ứng tạo chất Y minh họa cho tính chất của CO₂ là acid yếu.

c. Nếu dẫn dư CO₂ vào dung dịch tạo Y, lượng kết tủa Y tăng lên.

d. Cả hai chất X và Y đều là các chất ít tan hoặc không tan trong nước.

e. Việc xử lý khí thải như trên giúp giảm hiệu ứng nhà kính và mưa acid.

f. Một nhà máy mỗi giờ thải ra 1500 m³ khí CO₂ (ở đkc). Để xử lý hoàn toàn lượng CO₂ này bằng nước vôi trong dư, lượng kết tủa CaCO₃ tạo thành là 5,8 kg. Biết hiệu suất hấp thụ là 80%.

Có bao nhiêu phát biểu đúng ?

HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1. Hòa tan Al2O3 trong cryolite nóng chảy giúp giảm nhiệt độ của Al2O3 từ 2050oC xuống còn 900oC. Công thức của cryolite là

        A. Kal(SO4)2.12H2O        B.  3NaF.AlF3.        C. Al2O3.2H2O.        D. Al(NO3)3.6H2O.

Câu 2. Công thức tổng quát của phức chất (với nguyên tử trung tâm M và phối tử L) có dạng tứ diện và bát diện lần lượt là

        A. [ML2] và [ML4].        B. [ML4] và [ML6].        C. [ML6] và [ML2].        D. [ML6] và [ML4].

Câu 3. Cá là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và tốt cho cơ thể. Tuy nhiên nhiều người cảm thấy khó chịu vì cá thường có mùi tanh. Mùi tanh làm cá mất đi mùi vị và tính hấp dẫn của nó. Trong cá (đặc biệt là cá mè) có chứa một lượng hỗn hợp các amine (nhiều nhất là trimethylamine (CH3)3N) và một số chất khác. Phương pháp hóa học đơn giản để khử mùi tanh của cá trước khi nấu là

A. Rửa cá bằng các chất chua tự nhiên như giấm ăn, nước chanh…

B. Rửa cá với dung dịch nước vôi trong, sau đó rửa lại bằng nước sạch.

C. Rửa cá thật kĩ bằng nước sạch.

D. Rửa cá với các dung dịch acid mạnh như HCl, H2SO4…, sau đó rửa lại bằng nước sạch.

Câu 4. Sự phá huỷ kim loại do kim loại phản ứng với hơi nước hoặc chất khí ở nhiệt độ cao, gọi là

        A. sự khử kim loại.        B. sự ăn mòn điện hoá.

        C. sự ăn mòn hoá học.        D. sự lão hoá của kim loại.

Câu 5. Cho các phát biểu sau:

(a) Cellulose được sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất tơ visco.

(b) Vỏ bánh mì khi ăn sẽ ngọt hơn ruột bánh mì.

(c) Thành phần chủ yếu của khí biogas là ethane.

(d) Các loại dầu thực vật và dầu bôi trơn đều không tan trong nước nhưng tan trong các dung dịch acid.

(e) Có thể phân biệt len (lông cừu) và “len” (tơ nilon 6,6) bằng cách đốt một mẫu nhỏ.

Trong số các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu sai?

        A. 5.        B. 4.        C3        D. 2

Hướng dẫn giải

 

∙        Len lông cừu: Khi cháy, len có mùi giống như tóc cháy (vì bản chất nó là protein). Tro sau khi đốt có thể dễ dàng nghiền vụn bằng tay và không tạo thành cục cứng.

∙        Tơ nylon 6,6: Khi cháy, nylon có mùi hóa học hoặc nhựa cháy. Nó không tạo tro mà tạo thành một chất lỏng có thể cứng lại khi nguội.

Ngoài ra, len lông cừu thường tự tắt khi ngọn lửa bị loại bỏ, trong khi nylon có thể tiếp tục cháy. Để kiểm tra, có thể đốt trong môi trường an toàn và có thông gió tốt.

Câu 6. Cho phản ứng hóa học: Zn + Cu(NO3)2  Zn(NO3)2 + Cu. Trong phản ứng trên xảy ra các quá trình là

        A. Sự khử Zn2+ và sự oxi hóa Cu.        B. Sự oxi hóa Zn và sự oxi hóa Cu.

        C. Sự oxi hóa Zn và sự khử Cu2+.        D. Sự khử Zn và sự oxi hóa Cu2+.

Câu 7. Khi mới cắt, miếng sodium có bề mặt sáng trắng của kim loại. Sau khi để một lát trong không khí thì bề mặt đó không còn sáng nữa mà bị xám lại. Chọn phát biểu sai ?

A. Miếng sodium sau khi cắt, bề mặt bị xám do ánh sáng mặt trời phản quang làm biến đổi màu sắc.

B. Sodium là kim loại có tính khử mạnh nên dễ bị oxi hoá trong không khí chuyển thành oxide dẫn đến màu sắc dễ bị thay đổi.

C. Sản phẩm thu được khi để sodium lâu trong không khí là Na2O và Na2O2.

D. Trong không khí ẩm, các oxide dễ tác dụng với nước tạo thành các hydroxide, sau đó kết hợp với khí carbonic trong không khí sẽ thành muối.

Câu 8. Trong pin điện hoá Zn – Cu, phản ứng hoá học nào xảy ra ở điện cực âm?

        A. Zn2+ + 2e  Zn.        B. Cu2+ + 2e  Cu.

        C. Zn  Zn2+ + 2e.        D. Cu  Cu2+ + 2e.

Câu 9.  Trong phương pháp phân tích nhiệt, một chất rắn khối lượng m1 được gia nhiệt, thu được chất rắn mới khối lượng m2 (khối lượng m2 thay đổi theo từng giai đoạn phản ứng) và chất khí hoặc hơi. Giản đồ phân tích nhiệt hình bên cho biết sự biến đổi khối lượng của calcium oxalate ngậm nước CaC2O4.H2O trong môi trường khí trơ theo nhiệt độ: trục tung biểu thị phần trăm khối lượng chất rắn còn lại so với khối lượng ban đầu (%); trục hoành biểu thị nhiệt độ nung.

Cho các phương trình hóa học (theo đúng tỷ lệ mol) ứng với ba giai đoạn phản ứng có kèm theo thay đổi khối lượng của các chất rắn như sau:

(1) CaC2O4.H2OX1(s) + Y1 (g)

(2) X1(s)  X2(s)  + Y2 (g)

(3) X2(s)   X3(s)  + Y3 (g)

Phân tử khối của Y3 bằng bao nhiêu?

A. 56.                         B. 100.                         C. 28.                                 D. 44.

Hướng dẫn giải

Xét 1 mol CaC2O4.H2O ban đầu.

Tại 200 0C: khối lượng rắn giảm còn 87,7% so với ban đầu.

Khối lượng bị mất là : mất đi 1 phân tử H2O

Phương trình phản ứng tại 200 0C: CaC2O4.H2OCaC2O4 + H2O

Tại 510 0C: khối lượng rắn giảm còn 68,5%

Khối lượng bị mất là  

Do vậy phân tử bị tách ra ở 510 0C là: : mất 1 phân tử CO.

Phương trình phản ứng tại 510 0C: CaC2O4CaCO3 + CO

Tại 780 0C: khối lượng rắn giảm còn 38,4%

Khối lượng bị mất là  

Do vậy phân tử bị tách ra ở 780 0C là: : mất 1 phân tử CO2.

Phương trình phản ứng tại 780 0C: CaCO3 CaO + CO2

Câu 10. Glutamic acid là một amino acid được sử dụng phổ biến làm gia vị (bột ngọt). Trong môi trường nước, ion của glutamic acid tồn tại dạng ion lưỡng cực.

Phát biểu nào sau đây sai?

A. Glutamic acid thuộc nhóm amineo acid có 2 nhóm carboxyl và 1 nhóm amine

B. Trong cơ thể người, glutamic acid tham gia truyền tín hiệu thần kinh

Vẫn còn nội dung phía dưới, bạn hãy ấn nút để xem tiếp nhé...